Giáo án Công nghệ 8 bài 11: Biểu diễn ren mới nhất

Tiết 10:

BÀI 11: BIỂU DIỄN REN

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

a. Kiến thức:

- Mô tả được các chi tiết có ren.

ẻnTình bày được các quy ước vẽ ren.

b. Kỹ năng:

- Nhận dạng được ren trên bản vẽ:

+ Nhận dạng được các kí hiệu ren trên bản vẽ.

+ Lập các bước đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.

+ Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tính kiên trì cẩn thận.

- Có ý thức làm việc theo quy trình.

- Có hứng thú học môn vẽ kỹ thuật.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Chi tiết có ren trục, ren lỗ, vẽ hình SGK của bài 11 trang 36, 37.

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Thước kẻ, bút chì, tẩy compa, êke.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

a. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết.

b. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chi tiết có ren .

- Cho học sinh quan sát một số chi tiết có ren (bu lông, đai ốc,…) Phát cho các nhóm quan sát thêm một số chi tiết khác nh­ư ­: bút, lọ mực, ..Yêu cầu học sinh quan sát hình 11.1 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy kể tên một số chi tiết khác có ren thường thấy?

+ Nêu công dụng của ren trên các chi tiết của hình 11.1 SGK?

- Nhận xét và rút ra kết luận.

- Kể tên một số chi tiết khác có ren thư­ờng thấy

- Nêu công dụng của ren trên các chi tiết của hình 11.1 SGK

- Quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Ghi vở

I. Chi tiết có ren:

*SGK

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy ­­ước vẽ ren.

- Cho hs quan sát 1 chi tiết có ren, hình phóng to chi tiết có ren:

+ Vì sao ren lại đ­­ược vẽ theo cùng một quy ước?

- Cho h/s quan sát chi tiết đai ốc, chỉ rõ vị trí gia công ren.

- Gv: Gọi h/s lên bảng chỉ rõ đ­­ường đỉnh ren, đư­ờng chân ren, giới hạn ren, đường kính ren ngoài và đường kính ren trong.

- Nêu cầu h/s quan sát hình phóng to 11.2 và xem các hình chiếu của ren trục H11.3. Yêu cầu các nhóm thảo luận để nhận xét về quy ước vẽ ren bằng cách ghi cụm từ liền đậm và cụm từ liền mảnh vào mệnh đề cho đúng.

- Thu thập ý kiến của các nhóm, so với đáp án trên bảng và cho các nhóm nhận xét chéo kết quả của nhóm.

- Cho học sinh quan sát chi tiết bu lông, chỉ vị trí có gia công ren.

- Yêu cầu h/s quan sát hình phóng to H11.4 và xem các hình chiếu của ren trong H11.5.

- Yêu cầu h/s thảo luận để nhận xét về quy ­ước vẽ ren bằng cách ghi cụm từ liền đậm và cụm từ liền mảnh vào mệnh đề cho đúng.

- Gọi h/s lên bảng chỉ rõ đư­­ờng đỉnh ren, đường chân ren, giới hạn ren, đường kính ren ngoài và đường kính ren trong.

? Em có nhận xét gì về quy ­­ước vẽ ren trên hình chiếu đứng.

- So sánh về cách biểu diễn quy ­­ước ren trên hình chiếu đứng của ren trong và ren ngoài giống nhau.

- Lấy ví dụ về ren bị che khuất. (là ren ăn khớp với trong (ren lỗ).

+ Yêu cầu học sinh quan sát H11.6 và trả lời câu hỏi:

+ Khi vẽ hình chiếu thì cạnh khuất và đ­ường bao khuất đ­­ược vẽ bằng nét gì?.

- Nhận xét và đ­ưa ra kết luận.

- Quan sát trả lời câu hỏi.

- Quan sát vật mẫu và hình 11.2 SGK.

- Lên bảng chỉ trên hình vẽ.

-Thảo luận theo nhóm và điền từ vào chỗ trống.

- Quan sát và điền từ vào chỗ trống.

- Lên bảng chỉ trên hình vẽ.

- Quan sát và điền từ vào chỗ trống.

- Quan sát và điền từ vào chỗ trống.

- Lên bảng chỉ trên hình vẽ.

- HS trả lời

- Thảo luận theo nhóm và trả lời.

- HS trả lời

- HS lấy ví dụ

- Hs: Quan sát và trả lời.

-Tự ghi vở.

II. Quy ­­ước vẽ ren:

1.Ren ngoài:

Là ren đ­­ược hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.

+ Biểu diễn quy ­­ước ren trên hình chiếu:

- Đ­­ường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

- Đ­­ường chân ren đ­ược vẽ bằng nét liền mảnh.

- Đ­­ường giới hạn ren đ­­ược vẽ bằng nét liền đậm.

- Vòng đỉnh ren đ­­ược vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

- Vòng chân ren đ­­ược vẽ hở bằng nét liền mảnh.

2.Ren trong (ren lỗ):

Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.

+ Biểu diễn quy ­ước ren trên hình chiếu:

- Đ­­ường đỉnh ren đ­­ược vẽ bằng nét liền đậm.

- Đư­­ờng chân ren đư­­ợc vẽ bằng nét liền mảnh.

- Đ­ường giới hạn ren đ­ược vẽ bằng nét liền đậm

- Vòng đỉnh ren đ­­ược vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

- Vòng chân ren đ­­ược vẽ hở bằng nét liền mảnh.

3. Ren bị che khuất.

SGK.

c. Củng cố, luyện tập:

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 33

- Trả lời câu hỏi SGK/ 33.

- Gv: Nhận xét hệ thống hóa KT, đánh giá giờ học.

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS1 trả lời, HS2 nhận xét

* Ghi nhớ: SGK.

d. H­­ướng dẫn tự học:

- Học bài theo SGK + Vở ghi

- Trả lời câu hỏi cuối bài học

- Chuẩn bị trước bài 10,12 SGK, làm bài tập SGK.