Tiết 22:
BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
-Hiểu được khái niệm và phân loại được chi tiết máy; biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy:
+Giải thích được khái niệm chi tiết máy
+Phân loại được chi tiết máy.
+Trình bày được khái niệm mối ghép, mô tả được các loại mối ghép.
+Vận dụng được vào thực tế để xác định các loại mối ghép trên sản phẩm cơ khí.
-Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy
b. Kĩ năng :
- Phân biệt được một số chi tiết, mối ghép trên sản phẩm cơ khí.
c. Thái độ :
- Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a.Giáo viên:
- Cụm trục trước xe đạp, bộ ròng rọc.
b.Học sinh:
-Sưu tầm một số chi tiết máy đơn giản.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết máy là gì? |
||
- GV: Nêu những ví dụ thực tế về các máy đơn giảnđể giúp HS tìm hiểu về chi tiết máy. - GV: Cho HS quan sát cụm trục trước xe đạp, bộ ròng rọc.Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi + Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử ? + Nêu công dụng của các phần tử trên ? + Các phần tử trên có đặc điểm gì chung ? ( Không thể tách rời được và có nhiệm vụ nhất định trong máy ) + Thế nào là chi tiết máy ? -YC HSnhận xét bổ sung. - GV:Nhận xét, chốt lại và đa ra KN/ SGK + YC HS quan sát H24.2và cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao? - GV: Đa ra dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy SGK. - GV : tổng hợp ý kiến của HS và kết luận - GV: Yê cầu HS trả lời câu hỏi: + Chi tiết máy được chia làm mấy loại, nêu công dụng từng loại? -Nhận xét chuẩn hoá kiến thức |
- HS : Quan sát H.24.1/ SGK . -Quan sát mẫu vật -Ttrả lời câu hỏi - HS nhận xét bổ sung. -Ghi vở. - HS : Quan sát H24.2/ SGK - HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi -Ghi vở. - HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi -Ghi vở. |
I. Khái niệm về chi tiết máy 1. Chi tiết máy là gì ? - Là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy . *Dấu hiệu nhận biêt: Có cấu tạo hoàn chỉnh không thể tháo rời. 2. Phân loại chi tiết máy - Chi tiết máy đợc chia làm 2 nhóm +Chi tiết có công dụng chung +Chi tiết có công dụng riêng |
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết máy phải được lắp ghép với nhau NTN ? |
||
- GV: Đưa ra mô hình ròng rọc + Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 7 phút + Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi mục II / SGK - GV: Gọi nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm + Tập hợp ý kiến của HS và đưa đến nhận xét: + Các chi tiết được ghép với nhau bằng đinh tán và bằng trục quay. -Nhận xét chuẩn hóa KT - GV: Các mối ghép trên có đặc điểm gì giống và khác nhau ? - GV: Từ câu trả lời của HS đi đến kết luận về phân loại kiểu lắp ghép. + Chiếc xe đạp của em có những kiểu mối ghép nào ? Hãy kể tên một số mối ghép đó ? -Nhận xét chuẩn hoá KT |
-HS quan sát - HS : Nhóm trởng phân công Mỗi cá nhân hoạt động độc lập Thảo luận chung trong nhóm Tổ trởng tổng hợp, thư ký ghi PHT + Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày -Nhận xét chéo -Ghi vở - HS: Ttrả lời - HS: Suy nghĩ trả lời -Nghe, hệ thống KT. |
II. Chi tiết máy phải được lắp ghép với nhau như thế nào ? - Các chi tiết máy được ghép với nhau theo hai kiểu : Ghép cố định và ghép động a) Mối ghép cố định b) Mối ghép độngSGK/ 84 |
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học . -YC 1,2 HS đọc ghi nhớ ?Nêu khái niệm chi tiết, kể tên công dụng các mối ghép. - Gv: Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. |
-Lắng nghe -Thực hiện theo YC của GV -HS1 trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. |
d. Hướng dẫn về nhà :
- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi
- Trả lời theo câu hỏi cuối bài học
- Đọc phần có thể em chưa biết SGK
- Chuẩn bị trước bài “ Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được ”
-Mỗi nhóm HS chuẩn bị :
+ Một số mối ghép cố định và mối ghép không tháo được.