Tiết 24:
BÀI 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
-Biết được đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp:
+Trình bày được khái niệm mối ghép bằng ren.
+Mô tả được mối ghép bằng ren.
+Trình bày được đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng của mối ghép bằng ren.
+Trình bày được khái niệm mối ghép bằng then chốt.
+Mô tả được cấu tạo mối ghép bằng then, chốt
b. Kĩ năng :
- Phân biệt được một số mối ghép tháo được trên một sản phẩm cơ khí.
-Tháo được một số mối ghép bằng ren, then, chốt đơn giản.
c. Thái độ :
- Yêu thích học tập và tìm hiểu mối ghép tháo được .
- Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a.Giáo viên:
-Tranh phóng to hình SGK của bài 26.
- Mối ghép ren, mối ghép then, chốt.
b.Học sinh:
-Sưu tầm một số mối ghép tháo được.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ:
?kể tên một số mối ghép không tháo được, ứng dụng của chúng trong kĩ thuật
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren |
||
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp H26.1/ SGK và trả lời câu hỏi. + Mối ghép bằng ren gồm mấy loại chính ? Đó là những loại nào ? - GV: Ta đã biết các loại mối ghép bằng ren .Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm HĐ với cùng nhiệm vụ : Nêu cấu tạo của 3 mối ghép trên , trình bày vào PHT của nhóm . -YC các tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - GV: Tổng hợp ý kiến của HSvà kết luận . + 3 mối ghép ren trên có điểm gì giống và khác nhau ? + Nêu trình tự quá trình ghép ren của 3 mối ghép ren trên ? -Nhận xét chuẩn hoá kiến thức - GV: Hướng dẫn HS cách tháo và lắp ghép . + Nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của từng mối ghép , các nguyên nhân làm chờn ren , hư ren , ... + Nêu cách bảo quản mối ghép ren , những điều cần chú ý khi tháo lắp mối ghép ren ? -Nhận xét, kết luận |
-Quan sát - HS: hoạt động nhóm trong 6 phút trả lời câu hỏi của GV - HS : Nhóm trưởng phân công -Mỗi cá nhân hoạt động độc lập -Thảo luận chung trong nhóm Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT - HS : các nhóm báo cáo kết quả trênbảng bằng PHT -Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm -Ghi vở -1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung -Ghi vở -Thực hiện theo hướng dẫn của GV -1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung -Ghi vở |
I. Mối ghép bằng ren a. Cấu tạo mối ghép : + Mối ghép bu lông gồm : Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông. + Mối ghép vít cấy :Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy. + Mối ghép đinh vít : Chi tiết ghép, đinh vít . -Giống nhau: -Khác nhau: *Trình tự tháo lắp: b) Đặc điểm và ứng dụng *Đặc điểm: SGK *Ứng dụng: SGK |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt |
||
- GV: Cho HS quan sát H26.2/ SGK và mẫu vật HS đã chuẩn bị để trả lời câu hỏi. + Mối ghép then và chốt gồm những chi tiết nào ? + Nêu hình dáng của then và chốt ? + Hoàn thành các câu về cấu tạo của then và chốt ? + Nêu sự khác biệt của cách lắp then và chốt ? - GV: Chốt lại kiến thức + Mối ghép then và chốt có đặc điểm gì? + Nêu ưu, nhược điểm của mối ghép then và chốt ? ?Nêu đặc điểm và ứng dụng. -Nhận xét, kết luận |
- HS:quan sát H26.2/ SGK và mẫu vật HS đã chuẩn bị để trả lời -1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung -Ghi vở. -1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung -Ghi vở |
II. Mối ghép bằng then và chốt a. Cấu tạo của mối ghép - Mối ghép bằng then gồm : Trục , bánh đai, then. Then được đặt trong rãnh then của 2 chi tiết được ghép. - Mối ghép bằng chốt gồm : Đùi xe , trục giữa , chốt trụ. Chốt là chi tiết hình trụ được đặt trong lỗ xuyên ngang qua 2 chi tiết được ghép. b. Đặc điểm và ứng dụng SGK/ 91 *Đặc điểm: SGK *Ứng dụng: SGK |
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học . ?Nêu cấu tạo mối ghép ren, then và chốt; nêu đặc điểm ứng dụngcủa chúng -Nhận xét chuẩn hoá kiến thức. |
-Lắng nghe -1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung |
d. Hướng dẫn tự học ở nhà :
- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi.Trả lời theo câu hỏi cuối bài học
- Chuẩn bị trước bài 27 “ Mối ghép động ”