Tiết 25:
BÀI 27: MỐI GHÉP ĐỘNG
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
-Hiểu được khái niệm về mối ghép động; biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép động:
+Giải thích được khái nệm về mối ghép động, lấy được ví dụ.
+Trình bày được các loại khớp động.
+Trình bày được khái niệm khớp quay.
+Mô tả được khớp tịnh tiến.
+Mô tả được khớp quay.
-Trình bày được các ứng dụng của khớp tịnh tiến và khớp quay trong kĩ thuật.
b. Kĩ năng :
- Phân biệt được một số động trên một sản phẩm cơ khí.
c. Thái độ :
- Yêu thích học tập và tìm hiểu mối ghép động .
- Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a.Giáo viên:
-Cơ cấu tay quay thanh lắc, pít tông, sống trượt, vòng bi, ghế xếp.
b.Học sinh:
-Cơ cấu 4 khâu bản lề, vòng bi.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ:
?kể tên một số mối ghép tháo được, ứng dụng của chúng trong kĩ thuật
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động |
||
-YC HS quan sát H27.1/ SGK kết hợp với mô hình ghếxếp và trả lời câu hỏi + Ghế xếp gồm mấy chi tiết ? được ghép với nhau NTN ? + Khi gập ghế vào và mở ghế ra , tại các mối ghép A,B,C,D các chi tiết chuyển động với nhau NTN ? - GV: Chốt lại và đưa ra kết luận. - GV: Đưa ra 1 số khớp động đã chuẩn bị, cho HS quan sátvà đặt câu hỏi . + Nêu công dụng của khớp động? - GV: Chốt lại và phân loại gồm khớp tịnh tiến , khớp quay, khớp cầu . |
- HS: Quan sát H27.1/ SGK kết hợp với mô hình ghếxếp và trả lời - HS: Nắm thông tin. -Ghi vở. - HS: Quan. -HS1 trả lời HS2 nhận xét bổ xung. -Ghi vở |
I. Thế nào là mối ghép động ? - Những mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động. - Công dụng của khớp động là ghép các chi tiết thành cơ cấu, chúng gồm : khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu . |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khớp động |
||
- GV: Cho HS quan sát H27.2/ SGK và các mô hình đã chuẩn bị , để trả lời câu hỏi . + Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến trên có hình dáng NTN ? - GV: Cho khớp chuyển động từ từ , cho HSquan sát kĩ và trả lời câu hỏi . + Trong khớp tịnh tiến , các điểm trên vật chuyển động NTN ? -Nhận xét chuẩn hoá kiến thức + Khi 2 chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì ? Hiện tượng này có lợi hay có hại ? Khắc phục chúng NTN ? + Khớp tịnh tiến có ứng dụng gì ? -Nhận xét chuẩn hoá kiến thức + Em hãy quan sát trong lớp, đồ vật và dụng cụ nào có cấu tạo khớp tịnh tiến ? Kể tên một số loại khớp tịnh tiến đã biết ? - GV: Cho HS quan sát H27.4/ SGK/ 94 + Khớp quay gồm bao nhiêu chi tiết ? + Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì ? - GV : Cho HS quan sát ổ trục xe đạp , sau đó tháo khớp quay , yêu cầu HS trả lời . + Trục xe đạp gồm mấy chi tiết ? Mô tả cấu tạo ? + Để giảm ma sát cho khớp quay , trong kĩ thuật người ta có giải pháp gì ? - GV: Chốt lại nêu cấu tạo của khớp quay? + Khớp quay có ứng dụng NTN ? + Em hãy quan sát xung quanh xem có vật dụng, dụng cụ nào ứng dụng khớp quay ? ?Chỉ ra một số khớp quay trong chiếc xe đạp ? Các khớp ở giá gương xe máy , cần ăng ten có được coi là khớp quay không ? - GV: Tổng hợp ý kiến của HSvà kết luận . |
- HS: quan sát H27.2/ SGK và các mô hình đã chuẩn bị , để trả lời + HS tự điền vào vở ghi các câu chưa hoàn chỉnh theo Y/ c SGK . -Quan sát -HS1 trả lời HS2 nhận xét bổ xung. -Ghi vở -HS1 trả lời HS2 nhận xét bổ xung. -Ghi vở -HS1 trả lời HS2 nhận xét bổ xung. - HS:quan sát kĩ và trả lời câu hỏi. - HS: quan sát ổ trục xe đạp , sau đó tháo khớp quay trả lời . - HS : Thảo luận chung trong nhóm - HS : các nhóm báo cáo kết quả . -Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm -Ghi vở. |
II. Các khớp động 1) Khớp tịnh tiến : a) Cấu tạo : - Mối ghép pít-tông- xi lanh có mặt tiếp xúc là hình trụ - Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là một phần hình lăng trụ. b) Đặc điểm : SGK/ 94 c) ứng dụng : SGK/ 94 2) Khớp quay: a) Cấu tạo :SGK/ 94 b) ứng dụng: SGK/ 95 Bi, ổ trục, ... Các khớp ở giá gương xe máy , cần ăng tenlà khớp quay |
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học . ?Nêu cấu tạo các khớp động, đặc điểm ứng dụngcủa chúng -Nhận xét chuẩn hoá kiến thức. |
-Lắng nghe -1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung |
d. Hướng dẫn tự học ở nhà :
- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi
- Trả lời theo câu hỏi cuối bài học
- Chuẩn bị trước bài “ TH : Ghép nối chi tiết ”
- MỗiHS chuẩn bị mẫu báo cáo TH/ SGK/ 97, giẻ lau, dầu, mỡ, xà phòng
- Nhận xét giờ học.