Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3
A. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
B. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
D. NH3 + HCl → NH4Cl
Câu 2: Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch phenolphtalein, dung dịch chuyển sang màu hồng. Nhỏ tiếp dung dịch HCl đến dư vào dung dịch X. Dung dịch X có màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Không màu
D. Tím
Câu 3: Nhiệt phân AgNO3 thu được
A. Ag2O, NO2
B. Ag2O, NO2, O2
C. Ag, NO2, O2
D. Ag2O, O2
Câu 4: Tính OXH của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. Ca + C → CaC2
B. C + H2O → CO + H2
C. H2SO4 + C → CO2 + SO2 + H2O
D. C + CuO → 2Cu + CO2
Câu 5: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 đun nóng nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch có màu trong suốt và mùi khai thoát ra
B. Có kết tủa trắng và mùi khai thoát ra
C. Không có hiện tượng gì
D. Có kết tủa trắng
Câu 6: HNO3 thể hiện tính OXH khi tác dụng với
A. FeCl3
B. Fe2O3
C. Fe(OH)3
D. Fe(NO3)2
Câu 7: Sấm chớp trong khí quyển sinh ra chất nào sau đây?
A. CO
B. H2O
C. NO
D. NO2
Câu 8: Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3 vì
A. Tạo khí màu nâu
B. Tạo dung dịch màu vàng
C. Tạo kết tủa màu vàng
D. Tạo khí không màu hóa nâu trong không khí
Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng quan sát được là
A. Có kết tủa trắng keo, sau tan ra
B. Không có hiện tượng gì
C. Có kết tủa trắng, sau tan ra
D. Có kết tủa màu trắng xuất hiện, không tan trong NH3 dư
Câu 10: Có thể dùng bình làm bằng kim loại nào sau đây để đựng HNO3 đặc nguội
A. Đồng, bạc
B. Sắt, nhôm
C. Đồng, nhôm
D. Sắt, kẽm
Câu 11: Muối được sử dụng cho bánh quy xốp là muối
A. NH4NO3
B. NH4HCO3
C. Na2CO3
D. NaHCO3
Câu 12: Khí nito tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:
A. Nito có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực
B. Nguyên tử nito có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nito
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp e chưa tham gia liên kết
D. Trong phân tử N2 có chứa liên kết 3 rất bền
Câu 13: Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta thường dựa vào phản ứng nào sau đây?
A. SiO2 + NaOH → Na2SiO3 + H2O
B. SiO2 + Mg → 2MgO + Si
C. SiO2 + 4HF → SiF4 + H2O
D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
Câu 14: Để bảo quản P trắng trong phòng thí nghiệm người ta ngâm trong
A. Nước
B. Dầu hỏa
C. HNO3
D. Benzen
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, nito tinh khiết được điều chế từ
A. Không khí
B. NH3 và O2
C. NH4NO2
D. Zn và HNO3
Câu 16: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính là?
A. N2
B. O2
C. H2
D. CO2
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện nếu có
NH4Cl → NH3 → NO → NO2 → HNO3
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Tính nồng độ mol các chất thu được trong dung dịch X
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 12,3 gam hỗn hợp gồm Cu và Al vào 252 dung dịch HNO3 25%. Sau phản ứng kết thúc thì thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b. Tính thể tích tối thiểu dung dịch NaOH 25% ( d = 1,28g/ml) cần cho vào dung dịch Y để thu được lượng kết tủa lớn nhất, lượng kết tủa nhỏ nhất.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. D | 3. C | 5. B | 7.C | 9.D | 11.B | 13.C | 15.C |
2. C | 4. A | 6. D | 8.C | 10.B | 12.D | 14.B | 16.D |
Câu 1:
Ở phương án D NH3 thể hiện tính bazo yếu
Đáp án D
Câu 2:
Ban đầu, NH3 có môi trường bazo yếu => làm phenol phtalein chuyển sang màu hồng
Khi cho thêm HCl dư vào, xảy ra phản ứng
NH3 + HCl → NH4Cl
Dung dịch chuyển từ màu hồng => không màu
Đáp án C
Câu 3:
Ta có phương trình:
AgNO3 → Ag + NO2 + 1/2O2
Đáp án C
Câu 4:
C thể hiện tính OXH khi tác dụng với kim loại mạnh
Đáp án A
Câu 5:
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
=> Sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng và có khí mùi khai thoát ra
Đáp án A
Câu 6:
HNO3 tác dụng với hợp chất có chứa ion kim loại có chứa số oxh trung gian
Đáp án D
Câu 8:
Đáp án C
Câu 9:
Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4NO3
=> Sau phản ứng thu được kết tủa trắng, nhưng không tan trong NH3
Đáp án D
Câu 10:
Fe, Al bị thụ động trong HNO3 đặc nguội
Đáp án B
Câu 11:
Muối được dùng cho bánh quy xốp là muối NH4HCO3
Đáp án B
Câu 12:
Khí nito tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do trong phân tử N2 có chứa liên kết 3 rất bền
Đáp án D
Câu 13:
Do SiO2 có khả năng tan được trong HF nên SiO2 + 4HF → SiF4 + H2O là phản ứng khắc chữ lên thủy tinh
Đáp án C
Câu 14:
Đáp án B
Câu 15:
NH4NO2 → N2 + 2H2O
Đáp án C
Câu 16:
Đáp án D
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1:
NH4Cl → NH3 + HCl
2NH3 + 5/2 O2 → 2NO + 3H2O
NO + O2 → NO2
NO2 + O2 + H2O → 2HNO3
Bài 2:
n CO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
n NaOH = 0,2 mol
Ta có n NaOH : n CO2 = 0,2 : 0,15 = 4/3
=> Sau phản ứng thu được 2 muối NaHCO3, Na2CO3
Ta có phương trình phản ứng
NaOH + CO2 → NaHCO3
x x x
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2y y y
Ta có hệ phương trình:
x + y = 0,15
x + 2y = 0,2
=> x = 0,05 ; y = 0,1
CM NaHCO3 = 0,05 : 0,2 = 0,25M
CM Na2CO3 = 0,1 : 0,2 = 0,5M
Bài 3:
Gọi n Cu, n Al lần lượt là x, y (mol)
=> 64x + 27y = 12,3 (I)
Sau phản ứng kết thúc, thu được 4,48 lít khí NO
=> 2x + 3y = 0,2 . 3 (II)
Từ (I) và (II) => x = 0,15 mol ; y = 0,1 mol
%m Cu = 0,15 . 64 : 12,3 . 100% = 78,05%
%m Al = 21,95%
b, n HNO3 đã dùng = 252 . 25% : 63 = 1 mol
n HNO3 phản ứng = 4n NO = 0,2 . 4 = 0,8 mol
=> NO3- còn lại trong dung dịch = n HNO3 đã dùng – 2 n NO = 1 – 0,2 = 0,8 mol
Để thu được kết tủa lớn nhất:
Dung dịch sau phản ứng gồm có: NO3- 0,8 mol; Na+: 0,8 mol;
=> Lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: Cu(OH)2 : 0,15 mol; Al(OH)3 : 0,1 mol
n NaOH = 0,8 mol
=> m NaOH = 0,8 . 40 = 32 gam
=> m dung dịch NaOH = 32 : 25% = 128 gam
V dung dịch = 128 : 1,28 = 100 ml
Để thu được kết tủa nhỏ nhất
Dung dịch sau phản ứng gồm có: AlO2-: 0,1 mol; NO3-: 0,8 mol
=> n Na+ : 0,9 mol
=> m NaOH = 0,9 . 40 = 36 gam
m dung dịch NaOH = 36 : 25% = 144 gam
V dung dịch = 144 : 1,28 = 112,5 ml.