Đề bài
Câu 1 : Chất nào sau đây là ancol etylic?
A. CH3OH.
B. CH3COOH.
C. HCHO.
D. C2H5OH.
Câu 2 : Trong các chất dưới đây chất nào là metan?
A. C6H6.
B. CH4.
C. C2H4.
D. C2H3.
Câu 3 : Trong phân tử buten có phần trăm khối lượng C bằng bao nhiêu?
A. 82,76%.
B. 88,88%.
C. 85,71%.
D. 83,33%.
Câu 4 : Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam nước. Mặt khác hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Phần trăm về số mol của C4H6 trong T là
A. 9,091%.
B. 16,67%.
C. 8,333%.
D. 22,22%.
Câu 5 : Một ancol no, đơn chức, mạch hở có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. CH2=CHCH2OH.
B. C6H5CH2OH.
C. C2H5OH.
D. CH3OH.
Câu 6 : Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là
A. HCOOH.
B. HOOC-COOH.
C. CH3-CH(OH)-COOH.
D. CH3-COOH.
Câu 7 : Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 ancol có số mol bằng nhau thu được hỗn hợp CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. X gồm
A. C3H7OH và C3H6(OH)2.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. CH3OH và C2H5OH.
D. C2H5OH và C2H4(OH)2.
Câu 8 : Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ thể tích tương ứng 2:3) đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, cho Y đi qua dung dịch Br2 dư thu được 896 ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình đựng dung dịch Br2. Tỉ khối Z so với H2 bằng 4,5. Biết các khí đo ở đktc, khối lượng bình Brom tăng thêm là:
A. 0,8 gam.
B. 0,4 gam.
C. 0,6 gam.
D. 1,6 gam.
Câu 9 : Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được các hỗn hợp ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol mỗi ete có giá trị nào sau đây?
A. 0,2 mol.
B. 0,4 mol.
C. 0,1 mol.
D. 0,3 mol.
Câu 10 : Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. KOH.
C. NaHCO3.
D. CH3COOH.
Câu 11 : Lạm dụng rượu bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân, gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của việc sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?
A. Ung thư vòm họng.
B. Ung thư phổi.
C. Ung thư vú.
D. Ung thư gan.
Câu 12 : Phenol có công thức là
A. C6H5OH.
B. C4H5OH.
C. C3H5OH.
D. C2H5OH.
Câu 13 : Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a gam CO2. Giá trị a là:
A. 2,2.
B. 4,4.
C. 8,8.
D. 6,6.
Câu 14 : Số đồng phân cấu tạo là ankađien ứng với công thức C5H8 là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 15 : Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2.
B. KOH.
C. CuO.
D. Na.
Câu 16 : Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu 46o là (biết hiệu suất cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml).
A. 5,4 kg.
B. 6,0 kg.
C. 5,0 kg.
D. 4,5 kg.
Câu 17 : Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?
A. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
B. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.
C. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
D. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.
Câu 18 : Gốc hiđrocacbon nào gọi là gốc etyl?
A. CH3-.
B. C6H5-.
C. C2H5-.
D. CH2=CH-.
Câu 19 : Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOH.
B. CH3CHO.
C. CH3NH2.
D. C2H5OH.
Câu 20 : Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 3-metylbutan-1-ol.
B. 2-metylbutan-2-ol.
C. 2-metylbutan-1-ol.
D. 3-metylbutan-2-ol.
Câu 21 : Khi thực hiện phản ứng vôi tôi xút với RCOONa người ta thu được butan. R là
A. C4H9.
B. C3H7.
C. C3H8.
D. C4H8.
Câu 22 : Cho 15,2 gam hỗn hợp glixerol và ancol đơn chức X và Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng H2 do glixerol sinh ra. X có công thức là
A. C2H5OH.
B. C3H5OH.
C. C3H7OH.
D. C4H9OH.
Câu 23 : Tìm chất có phần trăm khối lượng cacbon bằng 85,71%.
A. C2H6.
B. C3H6.
C. C4H6.
D. CH4.
Câu 24 : Trong phân tử etilen có số nguyên tử H là
A. 8.
B. 6.
C. 2.
D. 4.
Câu 25 : Chất có công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên gọi là
A. 2,2,3-trimetylbutan.
B. 2,2-đimetylpentan.
C. 2,3-đimetylpentan.
D. 2,2,3-trimetylpentan.
Câu 26 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,04 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam nước. Giá trị m là
A. 2,34.
B. 2,70.
C. 5,40.
D. 8,40.
Câu 27 : Một ankin chứa 15 nguyên tử cacbon. Công thức phân tử của ankin đó là
A. C15H32.
B. C15H30.
C. C15H28.
D. C15H24.
Câu 28 : Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. C5H8 và C4H10.
B. CH4 và C2H6.
C. C2H6 và C3H8.
D. C4H10 và C5H12.
Câu 29 : Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na2CO3.
B. Br2.
C. Cu(OH)2.
D. MgCl2.
Câu 30 : Cho dãy các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-điol, pentan-1,3-điol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 31 : Phản ứng hóa học đặc trưng của ankan là
A. phản ứng cộng.
B. phản ứng thế.
C. phản ứng tách.
D. phản ứng trùng hợp.
Câu 32 : Chất nào sau đây là ancol bậc 2?
A. (CH3)3COH.
B. HOCH2CH2OH.
C. (CH3)2CHCH2OH.
D. (CH3)2CHOH.
Câu 33 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam nước. Giá trị m là
A. 5,40.
B. 8,40.
C. 2,70.
D. 2,34.
Câu 34 : Tên gọi khác của ankan là
A. Olefin.
B. Aren.
C. Điolefin.
D. Parafin.
Câu 35 : Có bao nhiêu đồng phân ancol có công thức phân tử là C4H10O?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 36 : Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam nước thì thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là
A. 4,48 lít.
B. 2,80 lít.
C. 5,60 lít.
D. 3,92 lít.
Câu 37 : Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton?
A. propan-1-ol.
B. propan-2-ol.
C. 2-metylpropan-1-ol.
D. butan-1-ol.
Câu 38 : Tên đúng của chất CH3-CH2-CH2-CHO là gì?
A. Butanal.
B. Propanal.
C. Propan-1-al.
D. Butan-1-al.
Câu 39 : Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là
A. propan-2-ol.
B. propan-1-ol.
C. pentan-1-ol.
D. pentan-2-ol.
Câu 40 : Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị m là
A. 2,682 gam.
B. 2,235 gam.
C. 1,788 gam.
D. 2,384 gam.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
1.D | 2.B | 3.C | 4.A | 5.C | 6.D | 7.D | 8.A | 9.B | 10.B |
11.D | 12.A | 13.C | 14.C | 15.B | 16.D | 17.D | 18.C | 19.B | 20.B |
21.A | 22.C | 23.B | 24.D | 25.C | 26.C | 27.C | 28.C | 29.D | 30.A |
31.B | 32.D | 33.A | 34.D | 35.C | 36.D | 37.B | 38.A | 39.B | 40.D |
Câu 1
Phương pháp:
Lý thuyết về ancol.
Cách giải:
A: CH3OH ⟹ metanol / ancol metylic.
B: CH3COOH ⟹ axit axetic.
C: HCHO ⟹ fomanđehit / anđehit fomic.
D: C2H5OH ⟹ etanol / ancol etylic.
Chọn D.
Câu 2
Phương pháp:
Lý thuyết về ankan.
Cách giải:
A: C6H6 ⟹ benzen.
B: CH4 ⟹ metan.
C: C2H4 ⟹ CH2=CH2: etilen.
D: C2H3 ⟹ CH2=CH-: nhóm vinyl.
Chọn B.
Câu 3
Phương pháp:
Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất theo công thức:
\(\% {m_X} = \frac{{n.{M_X}}}{{{M_{hc}}}}.100\% \) (với n là số nguyên tử X trong hợp chất)
Cách giải:
CTPT của buten là C4H8.
⟹ %mC = \(\frac{{4.12}}{{4.12 + 8}}.100\% \) = 85,71%.
Chọn C.
Câu 4
Phương pháp:
- Phản ứng nung C4H10:
Gọi số mol C4H10 ở các phản ứng (1), (2), (3), (4) lần lượt là x, y, z, t (mol).
PTHH:
C4H10 → CH4 + C3H6 (1)
x → x x
C4H10 → C2H6 + C2H4 (2)
y → y y
C4H10 → C4H8 + H2 (3)
z → z z
C4H10 → C4H6 + 2H2 (4)
t → t 2t
- Khi cho T + Br2:
nBr2 = nC3H6 + nC2H4 + nC4H8 + 2nC4H6 ⟹ phương trình (*)
- Đốt T cũng như đốt C4H10 (do lượng nguyên tố giống nhau): ⟹ nC4H10 = nH2O - nCO2 ⟹ phương trình (**)
Từ (*) và (**) ⟹ nC4H6 = t ⟹ nhỗn hợp T ⟹ %nC4H6.
Cách giải:
- Phản ứng nung C4H10:
Gọi số mol C4H10 ở các phản ứng (1), (2), (3), (4) lần lượt là x, y, z, t (mol).
PTHH:
C4H10 → CH4 + C3H6 (1)
x → x x
C4H10 → C2H6 + C2H4 (2)
y → y y
C4H10 → C4H8 + H2 (3)
z → z z
C4H10 → C4H6 + 2H2 (4)
t → t 2t
- Khi cho T + Br2:
nBr2 = nC3H6 + nC2H4 + nC4H8 + 2nC4H6 = x + y + z + 2t = 0,12 mol (*)
- Đốt T cũng như đốt C4H10 (do lượng nguyên tố giống nhau): Theo đề nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,5 mol ⟹ nC4H10 = 0,5 - 0,4 = 0,1 mol
⟹ x + y + z + t = 0,1 (**)
Từ (*) và (**) ⟹ nC4H6 = t = 0,02 mol
⟹ nhỗn hợp T = 2x + 2y + 2z + 3t = 2.(x + y + z + t) + t = 0,22 mol
%nC4H6 = (0,02/0,22).100% = 9,091%.
Chọn A.
Câu 5
Phương pháp:
CTTQ của ancol no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+2O (n ≥ 1).
Lập biểu thức về %mH ⟹ giá trị của n ⟹ Công thức của ancol.
Cách giải:
CTTQ của ancol no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+2O (n ≥ 1).
Ta có: \(\% {m_H} = \frac{{2n + 2}}{{14n + 18}}.100\% {\rm{\;}} = 13,04\% {\rm{\;}} \to n = 2\)
⟹ CTCT của ancol là C2H5OH.
Chọn C.
Câu 6
Phương pháp:
Lý thuyết về axit cacboxylic.
Cách giải:
- Axit CH3COOH (axit axetic) có trong giấm ăn.
- Axit HCOOH (axit fomic) có trong nọc kiến.
- Axit HOOC-COOH (axit oxalic) có trong nhiều loài thực vật như rau muối, me chua đất, …
- Axit CH3-CH(OH)-COOH (axit lactic) có trong sữa chua.
Chọn D.
Câu 7
Phương pháp:
Tự chọn số mol CO2 và H2O dựa theo tỉ lệ đề bài.
Dựa vào đáp án ta thấy 2 ancol đều no ⟹ nancol = nH2O - nCO2.
⟹ Ctb = nCO2/nancol.
Từ dữ kiện ancol có số mol bằng nhau ⟹ CTCT các ancol.
Cách giải:
Giả sử nCO2 = 2 mol; nH2O = 3 mol.
Dựa vào đáp án ta thấy 2 ancol đều no ⟹ nancol = nH2O - nCO2 = 3 - 2 = 1 mol.
⟹ Ctb = nCO2/nancol = 2/1 = 2.
Vì 2 ancol có số mol bằng nhau ⟹ C2H5OH và C2H4(OH)2.
Chọn D.
Câu 8
Phương pháp:
Từ tỉ lệ mol và tổng số mol của C2H2 và H2 tính được số mol mỗi chất.
Khối lượng bình brom tăng bằng khối lượng hiđrocacbon không no bị hấp thụ vào dd Br2.
BTKL: mX = mY = mbình Br2 tăng + mZ ⟹ mbình Br2 tăng.
Cách giải:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{C_2}{H_2}:x}\\{{H_2}:y}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1}\\{\frac{x}{y} = \frac{2}{3}}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,04}\\{y = 0,06}\end{array}} \right.\)
\(X\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{C_2}{H_2}:0,04}\\{{H_2}:0,06}\end{array}} \right.\mathop \to \limits^{Ni,{t^o}} Y\mathop \to \limits^{ + B{r_2}} Z\left( {{n_Z} = 0,04;{M_Z} = 9} \right)\)
Khối lượng bình brom tăng bằng khối lượng hiđrocacbon không no bị hấp thụ vào dd Br2.
BTKL: mX = mY = mbình Br2 tăng + mZ
⟹ 0,04.26 + 0,06.2 = mbình Br2 tăng + 0,04.9
⟹ mbình Br2 tăng = 0,8 gam
Chọn A.
Câu 9
Phương pháp:
Phản ứng ete hóa:
2A-OH → A-O-A + H2O
2B-OH → B-O-B + H2O
A-OH + B-OH → A-O-B + H2O
⟹ Trong phản ứng ete hóa thì: nete = nH2O = ½ nancol.
Cách giải:
Phản ứng ete hóa 2 ancol khác nhau:
2A-OH → A-O-A + H2O
2B-OH → B-O-B + H2O
A-OH + B-OH → A-O-B + H2O
BTKL: mH2O = mancol - mete = 132,8 - 111,2 = 21,6 gam ⟹ nH2O = 1,2 mol.
Theo các PTHH: nete = nH2O = 1,2 mol.
Sau phản ứng thu được 3 ete và các ete này có số mol bằng nhau ⟹ nmỗi ete = 1,2/3 = 0,4 mol.
Chọn B.
Câu 10
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học phenol.
Cách giải:
- HCl, NaHCO3, CH3COOH không tác dụng với C6H5OH.
- KOH phản ứng với phenol theo PTHH: C6H5OH + KOH → C6H5OK + H2O.
Chọn B.
Câu 11
Phương pháp:
Dựa vào tác hại của rượu bia.
Cách giải:
Những người sử dụng nhiều rượu bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.
Chọn D.
Câu 12
Phương pháp:
Lý thuyết về phenol.
Cách giải:
Công thức phenol là C6H5OH.
Chọn A.
Câu 13
Phương pháp:
Từ CTCT của các chất ⟹ Số nguyên tử C bằng số nhóm OH.
Phản ứng giữa ancol với Na có thể viết gọn: OH + Na → ONa + ½ H2
⟹ nOH = 2nH2
⟹ nCO2
Cách giải:
Ancol metylic: CH3OH
Ancol etylen glicol: C2H4(OH)2
⟹ Số nguyên tử C bằng số nhóm OH.
Phản ứng giữa ancol với Na có thể viết gọn: OH + Na → ONa + ½ H2
⟹ nOH = 2nH2 = 0,2 mol = nCO2
⟹ a = 0,2.44 = 8,8 gam.
Chọn C.
Câu 14
Phương pháp:
Lý thuyết về ankađien.
Cách giải:
Các đồng phân cấu tạo là ankađien ứng với công thức C5H8:
(1) CH2=C=CH-CH2-CH3
(2) CH2=CH-CH=CH-CH3
(3) CH2=CH-CH2-CH=CH2
(4) CH2=C=C(CH3)-CH3
(5) CH2=CH-C(CH3)=CH2
⟹ 5 đồng phân cấu tạo.
Chọn C.
Câu 15
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của ancol.
Cách giải:
A: C2H5OH + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2CO2 + 3H2O.
B: C2H5OH không tác dụng KOH
C: CH3CH2OH + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3CHO + Cu + H2O.
D: C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0,5H2.
Chọn B.
Câu 16
Phương pháp:
Tính VC2H5OH nguyên chất = Vdd rượu.(Đr/100)
Tính mC2H5OH = D.V ⟹ nC2H5OH
Sơ đồ: C6H10O5 → 2C2H5OH; từ số mol C2H5OH suy ra số mol C6H10O5 (LT)
Suy ra mC6H10O5(TT) = mC6H10O5(LT).100/H
Cách giải:
Từ 5 lít rượu 46o ⟹ VC2H5OH nguyên chất = 5000.46/100 = 2300 ml
mC2H5OH = D.V = 0,8.2300 = 1840 gam ⟹ nC2H5OH = 40 mol
Sơ đồ: C6H10O5 → 2C2H5OH
20 ← 40 (mol)
⟹ mC6H10O5(LT) = 20.162 = 3240 gam
⟹ mC6H10O5(TT) = 3240.(100/72) = 4500 gam = 4,5 kg.
Chọn D.
Câu 17
Phương pháp:
Dãy đồng đẳng của ankan có công thức chung CnH2n+2 (n ≥ 1).
Cách giải:
Dãy đồng đẳng của ankan có công thức chung CnH2n+2 (n ≥ 1).
⟹ Dãy đồng đẳng metan là: CH4, C2H6, C4H10, C5H12.
Chọn D.
Câu 18
Phương pháp:
Dựa vào cách gọi tên gốc ankyl.
Cách giải:
CH3-: gốc metyl.
C6H5-: gốc phenyl.
C2H5-: gốc etyl.
CH2=CH-: gốc vinyl.
Chọn C.
Câu 19
Phương pháp:
Các chất có tham gia phản ứng tráng bạc phải có chứa nhóm chức CHO.
Cách giải:
CH3CHO + 2AgNO3 + H2O +3NH3 → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3.
Chọn B.
Câu 20
Phương pháp:
- Xác định CTCT của anken.
- Viết phản ứng cộng anken với H2O tuân theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop để xác định xác phẩm chính.
Quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop:
Trong phản ứng cộng axit hoặc nước (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C của anken, H (phần tử mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn).
Cách giải:
Anken 2-metylbut-2-en có CTCT là CH3-C(CH3)=CH-CH3.
CH3-C(CH3)=CH-CH3 + HOH → CH3-C(OH)(CH3)-CH2-CH3 (spc)
(2-metylbutan-2-ol)
CH3-C(CH3)=CH-CH3 + HOH → CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3 (spp)
(3-metylbutan-2-ol)
Chọn B.
Câu 21
Phương pháp:
Dựa vào nguyên tắc phản ứng điều chế ankan theo phản ứng vôi tôi xút.
Cách giải:
RCOONa + NaOH \(\xrightarrow{CaO,{{t}^{o}}}\) RH + Na2CO3.
RH là C4H10 ⟹ R là C4H9.
Chọn A.
Câu 22
Phương pháp:
Gọi CT ancol đơn chức là ROH.
Gọi nC3H5(OH)3 là x mol; nROH là y mol.
Dựa vào phương trình phản ứng tính được nH2 và lượng H2do X sinh ra bằng 1/3 lượng H2 do glixerol sinh ra.
⟹nC3H5(OH)3, nROH⟹ xác định ROH.
Cách giải:
Gọi CT ancol đơn chức là ROH.
Đặt nC3H5(OH)3 = x mol; nROH = y mol.
PTHH:
C3H5(OH)3 + 3Na → C3H5(ONa)3 + 1,5H2
x → 1,5x (mol)
ROH + Na → RONa + 0,5H2
y → 0,5y (mol)
⟹ 1,5x + 0,5y = 0,2 (1)
Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng H2 do glixerol sinh ra ⟹ 0,5y = 1/3.1,5x (2)
Từ (1) (2) ⟹ x = y = 0,1 mol
⟹ nC3H5(OH)3 = nROH = 0,1 mol.
⟹ mROH = mhh - mC3H5(OH)3 = 15,2 - 0,1.92 = 6 gam
⟹ MROH = 6/0,1 = 60 ⟹ R = 43 (-C3H7).
Chọn C.
Câu 23
Phương pháp:
Tính %mC ở từng đáp án: %mC = (mC/mCxHy).100%
Cách giải:
Xét từng đáp án:
A: \(%{{m}_{C}}=\frac{2.12}{2.12+6}.100%\text{ }\!\!~\!\!\text{ }=80%\)
B: \(\% {m_C} = \frac{{3.12}}{{3.12 + 6}}.100\% {\rm{\;}} = 85,71\% \)
C: \(\% {m_C} = \frac{{4.12}}{{4.12 + 6}}.100\% {\rm{\;}} = 88,89\% \)
D: \(\% {m_C} = \frac{{12}}{{12 + 4}}.100\% {\rm{\;}} = 75\% \)
Chọn B.
Câu 24
Phương pháp:
Lý thuyết anken.
Cách giải:
Công thức phân tử etilen là C2H4 có chứa 4 nguyên tử H.
Chọn D.
Câu 25
Phương pháp:
Tên thay thế ankan = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + ankan ứng với mạch chính
Lưu ý:
- Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất và có nhiều nhánh nhất.
- Đánh số mạch chính từ phía gần nhánh hơn (hoặc tổng số chỉ vị trí nhánh nhỏ nhất).
- Gọi tên mạch nhánh theo thứ tự vần chữ cái.
- Giữa số chỉ vị trí và tên nhánh phân cách nhau bằng dấu "-".
Cách giải:
\(\mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 1 \right)} {H_3} - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 2 \right)} H\left( {C{H_3}} \right) - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 3 \right)} H\left( {C{H_3}} \right) - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 4 \right)} {H_2} - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 5 \right)} {H_3}\)
⟹ Tên gọi: 2,3-đimetylpentan.
Chọn C.
Câu 26
Phương pháp:
- Số nguyên tử C trung bình: Ctb = nCO2/nhỗn hợp ancol = 2,4
Mà ancol không no có 1 liên kết đôi C=C phải có từ 3C trở lên ⟹ Ancol đa chức phải có số C < 2,4
⟹ Ancol đa chức là C2H4(OH)2.
- Hỗn hợp gồm 1 ancol no và 1 ancol không no có 1 liên kết C=C thì:
nancol no = nH2O - nCO2.
⟹ nH2O ⟹ giá trị của m.
Cách giải:
nhỗn hợp ancol = 0,06 + 0,04 = 0,1 mol
- Số nguyên tử C trung bình: Ctb = nCO2/nhỗn hợp ancol = 0,24/0,1 = 2,4
Mà ancol không no có 1 liên kết đôi C=C phải có từ 3C trở lên ⟹ Ancol đa chức phải có số C < 2,4
⟹ Ancol đa chức là C2H4(OH)2.
- Hỗn hợp gồm 1 ancol no và 1 ancol không no có 1 liên kết C=C
⟹ nancol no = nH2O - nCO2
⟹ 0,06 = nH2O - 0,24
⟹ nH2O = 0,3 mol
⟹ m = mH2O = 0,3.18 = 5,4 gam.
Chọn C.
Câu 27
Phương pháp:
CTTQ của ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2).
Cách giải:
CTTQ của ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2).
Với n = 15 ⟹ CTPT ankin là C15H28.
Chọn C.
Câu 28
Phương pháp:
Khi đốt cháy ankan: nankan = nH2O - nCO2.
Tính số nguyên tử C trung bình: Ctb = nCO2/nankan.
Từ dữ kiện ankan là đồng đẳng kế tiếp ⟹ CTPT của 2 ankan.
Cách giải:
Ta có: nCO2 = 7,84/22,4 = 0,35 mol; nH2O = 9/18 = 0,5 mol.
Khi đốt ankan: nankan = nH2O - nCO2 = 0,5 - 0,35 = 0,15 mol.
⟹ Ctb = nCO2/nankan = 0,35/0,15 = 2,3.
Vì hai ankan là đồng đẳng kế tiếp nên là C2H6 và C3H8.
Chọn C.
Câu 29
Phương pháp:
- Dựa vào tính chất hóa học của axit tác dụng với kim loại, oxit kim loại, muối. Ngoài ra axit hữu cơ có tham gia phản ứng este hóa.
- Dựa vào cấu tạo của axit để xác định tính chất khác.
Cách giải:
- Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không tác dụng với MgCl2.
- Axit acrylic (CH2=CH-COOH) tác dụng với Na2CO3, Br2, Cu(OH)2.
CH2=CH-COOH + Na2CO3 → CH2=CH-COONa + CO2 + H2O
CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH
2CH2=CH-COOH + Cu(OH)2 → (CH2=CH-COO)2Cu + 2H2O
Chọn D.
Câu 30
Phương pháp:
Một số chất phản ứng với Cu(OH)2 nhiệt độ thường:
+ Chất có nhiều nhóm OH liền kề
+ Có nhóm COOH
Cách giải:
Các chất tác dụng Cu(OH)2 là: etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-điol (3 chất).
2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O.
2C6H12(OH)3 + Cu(OH)2 → [C6H12(OH)O]2Cu + 2H2O.
Chọn A.
Câu 31
Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của ankan.
Cách giải: Phản ứng hóa học đặc trưng của ankan là phản ứng thế.
Chọn B.
Câu 32
Phương pháp:
Bậc ancol = Bậc của nguyên tử C mà nhóm OH gắn vào.
⟹ Bậc ancol = 3 - số Hcủa C chứa OH.
Cách giải:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{A:{\rm{ }}{{\left( {C{H_3}} \right)}_3}\mathop C\limits^{III} OH}\\{B:{\rm{ }}HO\mathop C\limits^I {H_2}\mathop C\limits^I {H_2}OH}\\{C:{\rm{ }}{{\left( {C{H_3}} \right)}_2}CH\mathop C\limits^I {H_2}OH}\\{D:{\rm{ }}{{\left( {C{H_3}} \right)}_2}\mathop C\limits^{II} HOH}\end{array}\)
Chọn D.
Câu 33
Phương pháp:
- Số nguyên tử C trung bình: Ctb = nCO2/nhỗn hợp ancol = 2,3
Mà ancol không no có 1 liên kết đôi C=C phải có từ 3C trở lên ⟹ Ancol đa chức phải có số C < 2,3
⟹ Ancol đa chức là C2H4(OH)2.
- Hỗn hợp gồm 1 ancol no và 1 ancol không no có 1 liên kết C=C thì:
nancol no = nH2O - nCO2.
⟹ nH2O ⟹ giá trị của m.
Cách giải:
nhỗn hợp ancol = 0,07 + 0,03 = 0,1 mol
- Số nguyên tử C trung bình: Ctb = nCO2/nhỗn hợp ancol = 0,23/0,1 = 2,3
Mà ancol không no có 1 liên kết đôi C=C phải có từ 3C trở lên ⟹ Ancol đa chức phải có số C < 2,3
⟹ Ancol đa chức là C2H4(OH)2.
- Hỗn hợp gồm 1 ancol no và 1 ancol không no có 1 liên kết C=C
⟹ nancol no = nH2O - nCO2
⟹ 0,07 = nH2O - 0,23
⟹ nH2O = 0,3 mol
⟹ m = mH2O = 0,3.18 = 5,4 gam.
Chọn A.
Câu 34
Phương pháp: Lý thuyết ankan.
Cách giải: Tên gọi khác của ankan là parafin.
Chọn D.
Câu 35
Phương pháp:
Cách 1: Viết các đồng phân ancol ứng với CTPT C4H10O.
Cách 2: Sử dụng công thức tính nhanh số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở: 2n-2 (n < 6).
Cách giải:
Cách 1: Viết các đồng phân ancol ứng với CTPT C4H10O:
CH3-CH2-CH2-CH2-OH
CH3-CH2-CH(OH)-CH3
CH3-CH(CH3)-CH2-OH
CH3-C(OH)(CH3)-CH3
Cách 2: Số đồng phân ancol = 2n-2 = 24-2 = 4.
Chọn C.
Câu 36
Phương pháp: Áp dụng bảo toàn nguyên tố O để tính lượng O2 đã phản ứng.
Cách giải:
Ta có nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,15 mol.
BTNT "O": 2nO2 pư = 2nCO2 + nH2O
⟹ nO2 pư = (2.0,1 + 0,15)/2 = 0,175 mol
⟹ VO2 = 0,175.22,4 = 3,92 lít.
Chọn D.
Câu 37
Phương pháp:
Lý thuyết về phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol:
+ Ancol bậc I bị oxi hóa tạo thành anđehit.
+ Ancol bậc II bị oxi hóa tạo thành xeton.
+ Ancol bậc III không bị oxi hóa.
Cách giải:
A: CH3-CH2-CH2-OH + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3-CH2-CHO + Cu + H2O
B: CH3-CH(OH)-CH3 + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3-CO-CH3 + Cu + H2O
C: CH3-CH(CH3)-CH2-OH + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3-CH(CH3)-CHO + Cu + H2O
D: CH3-CH2-CH2-CH2-OH + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3-CH2-CH2-CHO + Cu + H2O
Chọn B.
Câu 38
Phương pháp:
Dựa vào quy tắc gọi tên anđehit:
Bước 1: Xác định mạch chính dài nhất (có chứa nhóm CHO và có nhiều nhánh nhất).
Bước 2: Đánh số thứ tự từ đầu CHO.
Bước 3: Sắp xếp và gọi tên nhánh theo thứ tự bảng chữ cái (đối với nhóm chức có nhiều nhóm thì thêm tiền tố chỉ số lượng phía trước: 2 - đi, 3 - tri, 4 - tetra, ….)
Bước 4: Tên thay thế anđehit = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên hiđrocacbon no tương ứng + al.
Cách giải:
\(\mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 4 \right)} {H_3} - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 3 \right)} {H_2} - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 2 \right)} {H_2} - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 1 \right)} HO\) ⟹ Tên gọi: Butanal.
Chọn A.
Chú ý khi giải: Ta luôn đánh số bắt đầu từ nhóm CHO nên không cần phải chỉ vị trí của nhóm CHO.
Câu 39
Phương pháp:
Dựa vào quy tắc gọi tên ancol:
Bước 1: Xác định mạch chính là mạch C dài nhất (có chứa nhóm OH và có nhiều nhánh nhất).
Bước 2: Đánh số thứ tự từ đầu gần nhóm OH sao cho tổng số vị trị nhánh nhỏ nhất.
Bước 3: Sắp xếp và gọi tên nhánh theo thứ tự bảng chữ cái (đối với nhóm chức có nhiều nhóm thì thêm tiền tố chỉ số lượng ở phía trước: 2 - đi, 3 - tri, 4 - tetra, …)
Bước 4: Tên thay thế ancol = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên hiđrocacbon no tương ứng + số chỉ vị trí nhóm OH + ol.
Cách giải:
\(\mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 3 \right)} {H_3} - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 2 \right)} {H_2} - \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{\left( 1 \right)} {H_2} - OH\)
⟹ Tên gọi: propan-1-ol.
Chọn B.
Câu 40
Phương pháp:
- Hỗn hợp chứa: C2H6O2, C2H6O, C3H8O, C6H14.
Mà C2H6O2 và C6H14 có số mol bằng nhau nên CTTB của 2 chất này là: (C2H6O2 + C6H14)/2 = C4H10O.
Vậy ta có thể coi hỗn hợp gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2n+2O.
- Tính được số mol CO2 và H2O bằng cách lập hệ:
+) nH2O - nCO2 = nhỗn hợp ancol (1)
+) BTNT "O": nO(ancol) + nO(O2) = nO(CO2) + nO(H2O) (2)
- BTKL phản ứng cháy tính được khối lượng của hỗn hợp X.
Cách giải:
Hỗn hợp chứa: C2H6O2, C2H6O, C3H8O, C6H14.
Mà C2H6O2 và C6H14 có số mol bằng nhau nên CTTB của 2 chất này là: (C2H6O2 + C6H14)/2 = C4H10O.
Vậy ta có thể coi hỗn hợp gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2n+2O.
CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + 0,5H2
0,036 ← 0,018 (mol)
Đặt nCO2 = x; nH2O = y (mol)
+) nH2O - nCO2 = nhỗn hợp ancol ⟹ y - x = 0,036 (1)
+) BTNT "O": nO(ancol) + nO(O2) = nO(CO2) + nO(H2O) ⟹ 0,036 + 0,186.2 = 2x + y (2)
Từ (1) (2) ⟹ x = 0,124; y = 0,16.
BTKL phản ứng cháy: mX + mO2 = mCO2 + mH2O
⟹ m + 0,186.32 = 0,124.44 + 0,16.18
⟹ m = 2,384 gam.
Chọn D.