Đề bài
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (9 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm) Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
a. Si + NaOH + H2O →
b. CaCO3 →
c. Al + C →
d. SiO2 + HF →
Câu 2. (1,5 điểm) Phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học sau (trình bày cách nhận biết hiện tượng, không ghi phương trình phản ứng)
Na2SiO3, Na2CO3, KCl, NaNO3, BaCl2
Câu 3: (1,5 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa khi thực hiện thí nghiệm sau: cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2
2. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân ankan C4H10
Câu 4: β-alanin là một loại axit amin được các vận động viên sử dụng như một loại thực phẩm chức năng nhờ tác dụng nâng cao hiệu suất tập luyện, giảm các triệu chứng mệt mỏi, tăng sực chịu đựng trong các bài tập với cường độ cao. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam β-alanin thu được 6,72 lít CO2 (đktc); 1,4 gam N2 và 6,3 gam H2O.
a, Xác định công thức đơn giản nhất của β-alanin
b. Tìm công thức phân tử của β-alanin, biết khi hóa hơi 4,45 gam β-alanin thu được thể tích hơi thể tích của 1,6 gam khí O2 (ở cùng điều kiện nhệt độ và áp suất)
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí CO2 (đktc) vào 350 ml dung dịch NaOH 0,5M (có khối lượng riêng d = 1,2 g/ml) thu được dung dịch X
a. Xác định khối lượng các sản phẩm tạo thành
b. Tình nồng độ % các chất có trong dung dịch X
II. PHẦN RIÊNG (1 điểm)
Câu 6A: Dành cho các lớp 11CT, 11CL, 11CH, 11Ctin, 11A1, 11A2, 11B1, 11B2
Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X (CxHy) bằng lượng không khí (vừa đủ) ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 202/27. Xác định công thức phân tử của X, biết không khí gồm 20% O2, và 80% N2 theo thể tích
Câu 6B: Dành cho các lớp 11CV, 11CA, 11A3.1, 11A4.1, 11A5.1, 11A5.1, 11A7.1, 11AT.1. 11D1, 11D2, 11D3, 11DT
Cho một luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp MgO, CuO (tỉ lệ khối lượng là 1 : 1) có tổng khối lương 32 gam. Nung nóng X một thời gian để phản ứng xảy ta hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Tính khối lượng của hỗn hợp chất rắn Y
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Cu = 64
Học sinh không sử dụng tài liệu gì, kể cả Bảng tuần hoàn
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (9 ĐIỂM)
Câu 1:
a. Si + NaOH + H2O → Na2SiO3 + H2
b. CaCO3 → CaO + CO2
c. Al + C → Al4C3
d. SiO2 + HF → SiF4 + H2O
Câu 2:
B1: Cho HCl lần lượt vào 5 ống nghiệm.
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa Na2SiO3
+ Ống nghiệm xuất hiện khí bay ra Na2CO3
+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì: NaNO3, KCl, BaCl2
B2: Cho lần lượt 3 ống nghiệm còn lại tác dụng với AgNO3
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa sau phản ứng: KCl, BaCl2
+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì: NaNO3
B3: Cho lần lượt 2 ống nghiệm còn lại tác dụng với Na2CO3.
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2
+ Dung dịch không có hiện tượng gì KCl
Câu 3:
1. Khi cho Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2 thì sau phản ứng thu được kết tủa trắng
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O
2. Công thức cấu tạo của các đồng phân ankan C4H10 là:
CH3–CH2- CH2- CH3
CH3-CH(CH3)-CH3
Câu 4:
a. n CO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
n N2 = 1,4 : 28 = 0,05 mol
n H2O = 6,3 : 18 = 0,35 mol
m O = 8,9 – m C – m N – m O
= 8,9 – 0,3 . 12 – 0,05 . 2 . 14 – 0,35 . 2 = 3,2 gam
n O = 3,2 : 16 = 0,2 mol
=> n C : n N : n H : n O = 0,3 : 0,1 : 0,7 : 0,2 = 3 : 1 : 7 : 2
=> CTĐGN của β-alanin là: C3H7NO2
b. n O2 = n β-alanin = 1,6 : 32 = 0,05 mol
=> M β-alanin = 4,45 : 0,05 = 89
Mặt khác CTPT của β-alanin là (C3H7NO2)n
=> n = 1
CTPT của β-alanin là C3H7NO2
Câu 5:
n CO2 = 2,8 : 22,4 = 0,125 mol
n NaOH = 0,5 . 0,35 = 0,175 mol
Ta có T = n NaOH : n CO2 = 0,175 : 0,125 = 1,4
=> Sau phản ứng sinh ra 2 muối NaHCO3 và Na2CO3
Ta có phương trình:
NaOH + CO2 → NaHCO3
x x x
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2y y y
Ta có hệ phương trình:
x + y = 0,125
x + 2y = 0,175
=> x = 0,075 ; y = 0,05
=> m NaHCO3 = 0,075 . 84 = 6,3 gam
m Na2CO3 = 0,05 . 106 = 5,3 gam
b. m dung dịch sau phản ứng
= m CO2 + m dung dịch NaOH = 0,125 . 44 + 350 . 1,2 = 425,5 gam
C% NaHCO3 = 6,3 : 425,5 . 100% = 1,48%
C% Na2CO3 = 5,3 : 425,5 . 100% = 1%
II. PHẦN RIÊNG
Câu 6A:
Ta có phương trình phản ứng
CxHy + (x + y/4) O2 → x CO2 + y/2 H2O
Theo đề bài, phản ứng là vưa đủ
=> n N2 = 4 n O2 phản ứng = 4x + y (mol)
Ta có tỉ khối của Y so với H2 = 202/27
Gỉa sử ta xét 1 mol CxHy
=> Sau khi đốt X , thành phần khí thu được sau phản ứng là: CO2 : x mol; H2O : y/2 mol; N2: 4x + y mol
Ta có phương trình:
44x + 9y + (28.4 x) + 28y = 202/27 . 4 . (x + y/2 + 4x +y)
=> x =
Câu 6B:
Gọi n MgO, n CuO là x mol
=> 40x + 80x = 32
=> x = 0,2 mol
Sau khi phản ứng với CO,chất rắn thu được gồm có: MgO : 0,2 mol ; Cu: 0,2 mol
=> m Y = 0,2 . 40 + 0,2 . 64 = 20,8 gam