Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 1 - Chương VII - Hóa học 11

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Xét phan ứng giữa benzen với dẫn xuất hiđrocacbon:

Sản phẩm có thể thu được từ phản ứng trên là chất nào sau đây?

A.Monoankylbenzen

B.Điankylbenzen

C.Triankylbenzen.

D.Cả A, B và C đều đúng

Câu 2. Cho các phản ứng clo hóa một đồng đẳng của benzen:

Sản phẩm chính của phản ứng trên là chất nào sau đây?

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (Z) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ khối lượng 4,9 : 1. Tỉ khối hơi của (Z) đối với không khí là 2,96. Công thức phân tử của (Z) là:

A.C2H2. B.C6H12.

C.C6H6. D.C5H12.

Câu 4. Oxi hóa hết một lượng hiđrocacbon (X) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ khối lượng là 22 : 4,5. Biết (X) không làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của (X) là:

A.CH3 – CH3

B.C6H6.

C.CH2=CH2.

D.\(CH \equiv CH\)

Câu 5. Để tách benzen ra khỏi nước, có thể dùng phương pháp nào sau đây?

A.Chiết. B.Chưng cất.

C.Lọc. D.Kết tinh.

Câu 6. Khi trime hóa axetilen ở \(600^\circ C\), có xúc tác là than hoạt tính thì sản phẩm nào sau đây được tạo thành?

A.\(CH \equiv C - CH = C{H_2}\).

B.C6H6.

C.CH3 – CH3

D. \({\left( {CH = CH} \right)_n}\)

Câu 7. Khi cho naphtalen phản ứng với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc, nóng thì sản phẩm thu được là chất nào sau đây?

Câu 8. Đun nóng bát sứ đựng naphtalen có úp phễu một thời gian, sau đó để nguội. Khi mở phễu ra thấy trong phễu có các tinh thể hình kim loại bám xung quanh. Điều này chứng tỏ naphtalen có tính chất nào sau đây?

A.Naphtalen dễ bay hơi.

B.Naphtalen có tính thăng hoa.

C.Naphtalen là hợp chất có mùi thơm.

D.Naphtalen khó cháy.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Thực hiện phản ứng thế giữa 19,5 gam benzen với brom lỏng có bột sắt làm xúc tác thì thu được 32,6 gam brombenzen. Hãy tính hiệu suất của phản ứng trên.

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hiđrocacbon Y là đồng đẳng của của benzen thu được 4,42 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Xác định công thức 1 phân tử của Y.

Câu 11. Cho 100ml benzen (D = 0,879 g/ml) tác dụng với brom lỏng (D = 3,1 g/ml) và bột sắt để điều chế brombenzen. Tính thể tích brom cần dùng.

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

B

C

B

Câu

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9.

Cách 1. Dựa vào tính chất phản ứng:

Ta có: \({n_{{C_6}{H_6}}} = \dfrac{{19,5}}{{78}} = 0,25\left( {mol} \right)\)

Từ (1) \( \Rightarrow {m_{{C_6}{H_5}Br}} = 0,25 \times 157 = 39,25\left( {gam} \right)\)

Khối lượng brom benzen thực tế thu được là: 32,6 gam

Hiệu suất phản ứng:

\(H = \dfrac{{32,6}}{{39,25}} \times 100\% = 83\% .\)

Cách 2. Dựa vào sản phẩm:

Ta có: \({n_{{C_6}{H_5}Br}} = \dfrac{{32,6}}{{157}} = 0,208\left( {mol} \right)\)

Từ (2) \( \Rightarrow {n_{{C_6}{H_6}}}\)phản ứng = 0,208 (mol)

\( \Rightarrow {m_{{C_6}{H_6}}}\)phản ứng \(=0,208 \times 78 = 16,2\left( {gam} \right)\)

Mà \({m_{{C_6}{H_6}}}\)ban đầu = 19,5 (gam)

Vậy hiệu suất phản ứng:

\(H = \dfrac{{16,2}}{{19,5}} \times 100\% = 93\% \)

Câu 10.

Gọi công thức của hiđrocacbon Y là đồng đẳng của benzen là: \({C_n}{H_{2n - 6}}{\rm{ }}\left( {n \ge 6} \right).\)

Theo đề bài, ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}{m_{\left( {C{O_2} + {H_2}O} \right)}} = 0,01n \times 44 + 0,01\left( {n - 3} \right) \times 18 = 4,42\\{\rm{ }} \Leftrightarrow 44n + 18n - 54 = 442 \Rightarrow n = 8\end{array}\)

Vậy công thức phân tử của X là: C8H10.

Câu 11.

Ta có:

\({n_{{C_6}{H_6}}} = \dfrac{{0,879}}{{78}} \times 100 = 1,127\left( {mol} \right) \)

\(= B{r_2}\)cần dùng .

\( \Rightarrow {V_{B{r_2}}}\)cần dùng \( = \dfrac{{1,127 \times 160}}{{3,1}} = 58,168\left( {ml} \right).\)