Đề bài
Câu 1 : Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaCl.
B. HCl.
C. HClO.
D. NaClO3.
Câu 2 : Dung dịch có giá trị pH = 7 sẽ làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ.
B. chuyển sang màu xanh.
C. quỳ không đổi màu.
D. không xác định được.
Câu 3 : Phương trình ion rút gọn
2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O
Biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?
A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.
B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
C. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O
D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
Câu 4 : Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại được trong một dung dịch?
A. NaOH và ZnCl2.
B. HCl và NaOH.
C. FeCl2 và KOH.
D. NaOH và KCl.
Câu 5 : Phản ứng nào sau đây là không là phản ứng trao đổi trong dung dịch?
A. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + NaCl.
B. HCl + KOH → KCl + H2O.
C. H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S↑.
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
Câu 6 : Phản ứng nào sau đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)2 ?
A. FeCl3 + NaOH.
B. FeO + NaOH.
C. FeCl2 + Ba(OH)2.
D. FeCl2 + KMnO4 + H2SO4.
Câu 7 : Cho các phát biểu sau:
(a) Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
(b) Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn có khả năng phân li ra ion H+.
(c) Theo Bronstet : Axit là chất nhận proton (tức H+) còn bazơ là chất nhường proton (H+).
(d) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8 : Dung dịch của một axit ở 250C có
A. [H+] = 1,0.10-7M
B. [H+] > 1,0.10-7M
C. [H+] < 1,0.10-7M
D. [H+].[OH-] > 1,0.10-14
Câu 9 : Trong các chất bên dưới, chất có môi trường trung tính là:
A. HClO3.
B. Ba(OH)2.
C. (NH4)2SO4.
D. BaCl2.
Câu 10 : Những ion nào sau đây cùng có mặt trong một dung dịch?
A. Mg2+, Na+, Cl-, OH-.
B. Cu2+, Fe2+, Cl-, OH-.
C. K+, Na+, Cu2+, Cl–.
D. Mg2+, Ag+, Cl-, OH-.
Câu 11 : Ion dùng để nhận biết ra muối NaF, NaCl, NaBr, NaI, Na3PO4 là:
A. Cu2+.
B. Fe2+.
C. Ag+.
D. H+.
Câu 12 : Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. CH3COOH, CH3COO-, H+.
B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
D. H+, CH3COO-.
Câu 13 : Dãy các chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HCl, KCl, LiOH, H2S.
B. NaClO, HCl, CuCl2, Ba(OH)2.
C. HClO, HClO2, Na2SO4, NaOH.
D. KBr, KClO, HClO, KOH.
Câu 14 : Một dung dịch có giá trị [OH-] = 0,01M. Kết luận đúng là
A. pH của dung dịch = 1.
B. pH của dung dịch = 2.
C. [H+] = 0,01M.
D. [H+] = 10-12 M.
Câu 15 : Dung dịch X có chứa 0,1 mol Na và x mol ClO-. Giá trị của x là:
A. 0,01.
B. 0,1.
C. 0,02.
D. 0,2.
Câu 16 : Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dd HCl?
A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.
B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
C. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Sn(OH)2.
D. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2.
Câu 17 : Phương trình ion rút gọn phản ứng giữa CH3COONa và H2SO4 là:
A. CH3COO- + H+ → CH3COOH.
B. 2Na+ + SO4 2- → Na2SO4.
C. CH3COO- + H+ → CO2 + H2O.
D. 2Na+ + H2SO4 → Na2SO4 + H2.
Câu 18 : Muối nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaHCO3.
B. Na2HPO3.
C. NaHSO4.
D. NaH2PO4.
Câu 19 : Dung dịch X chứa 100 ml H2SO4 0,01M. Dung dịch X có giá trị pH là:
A. 1
B. 2
C. 1,7
D. 1,96
Câu 20 : Cho dãy các chất: NH4NO3, (NH4)2SO4, NaCl, Mg(NO3)2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 cho kết tủa là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 21 : Dãy chất nào sau đây có môi trường bazơ (pH>7) ?
A. Na2CO3, NaOH, NH4NO3, Na2S.
B. Na2CO3, NH4NO3, KOH, Ba(OH)2.
C. Na2CO3, Na2S, NaClO, NaOH.
D. LiOH, NaOH, Ba(OH)2, HNO3.
Câu 22 : Dung dịch X có chứa a mol Ba2+, b mol Mg2+, c mol NO3- và d mol Cl-. Biểu thức quan hệ giữa a, b, c, d là:
A. 2a + b = c + d
B. a + b = c + d
C. 2a + 2b = c + d
D. a + 2b = c + d
Câu 23 : Dung dịch H2SO4 và HNO3 là axit mạnh còn HNO2 là axit yếu có cùng nồng độ 0,01 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Nồng độ ion H+ trong mỗi dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần là:
A. [H+] HNO3 < [H+] H2SO4 < [H+] HNO2
B. [H+] HNO2 < [H+] HNO3 < [H+] H2SO4
C. [H+] HNO2 < [H+] H2SO4 < [H+] HNO3
D. [H+] H2NO3 < [H+] HNO3 < [H+] HNO2
Câu 24 : Để nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất dd HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2 ta dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím.
B. BaCl2.
C. AgNO3.
D. Na2SO4.
Câu 25 : Cần lấy bao nhiêu gam Ba(OH)2 rắn cho vào 100 ml nước để được dung dịch có pH = 12?
A. 1,71 gam.
B. 0,0855 gam.
C. 0,855 gam.
D. 8,55 gam.
Câu 26 : Trộn dung dịch X chứa NaOH 0,1M, Ba(OH)2 0,2M với dung dịch Y chứa HCl 0,2M, H2SO4 0,1M theo tỉ lệ nào về thể tích để dung dịch thu được có pH = 13?
A. VX : VY = 5 : 4.
B. VX : VY = 4 : 5.
C. VX : VY = 5 : 3.
D. VX : VY = 3 : 5.
Câu 27 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 đặc (đủ) sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat và khí NO2. Giá trị của a là:
A. 0,12.
B. 0,06.
C. 0,03.
D. 0,45.
Câu 28 : Để trung hòa 200ml dung dịch A chứa HCl 0,15M và H2SO4 0,05M cần dùng V lít dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
A. 0,25 lít và 4,66 gam.
B. 0,125 lít và 2,33 gam.
C. 0,125 lít và 2,9125 gam.
D. 1,25 lít và 2,33 gam.
Câu 29 : Dung dịch A chứa: 0,1 mol M2+, 0,2 mol Al3+, 0,3 mol SO42- và còn lại là Cl-. Khi cô cạn dung dịch A thu được 47,7 gam rắn. Vậy M là
A. Mg.
B. Fe.
C. Cu.
D. Al.
Câu 30 : Hỗn hợp X gồm Na và Ba có tỉ lệ mol 1 : 1. Hòa tan m gam X vào nước được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,97 gam.
B. 39,4 gam.
C. 19,7 gam.
D. 3,94 gam.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Đáp án
1.C | 11.C | 21.C |
2.C | 12.C | 22.C |
3.D | 13.B | 23.B |
4.D | 14.D | 24.A |
5.D | 15.B | 25.B |
6.C | 16.A | 26.A |
7.C | 17.A | 27.B |
8.B | 18.B | 28.B |
9.D | 19.C | 29.C |
10.C | 20.B | 30.C |
Câu 1
HClO là một chất điện li yếu: HClO H+ + ClO-
Đáp án C
Câu 2
Dung dịch pH = 7 không làm đổi màu quỳ tím.
Đáp án C
Câu 3
A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
=> PT ion rút gọn: H+ + HCO3- → H2O + CO2
B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O
=> PT ion rút gọn: H+ + HCO3- → H2O + CO2
C. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O
=> PT ion rút gọn:
2H+ + CO32- + Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ + H2O + CO2↑
D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
=> PT ion rút gọn: 2H+ + CO32- → H2O + CO2
Đáp án D
Câu 4
NaOH không phản ứng với KCl nên có thể tồn tại trong cùng một dung dịch. Các cặp chất khác phản ứng với nhau theo các PTHH:
2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2 + 2NaCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl
Đáp án D
Câu 5
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là phản ứng giữa các ion để tạo kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ không phải là phản ứng giữa các ion nên không là phản ứng trao đổi ion.
Đáp án D
Câu 6
FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 ↓ + BaCl2
Đáp án C
Câu 7
(a) (b) (d) đúng
(c) sai vì axit là chất cho proton
Đáp án C
Câu 8
Dung dịch axit có pH < 7. Dựa vào công thức tính pH = -log[H+] để suy ra nồng độ của H+ trong một dung dịch axit.
Ta có: [H+] = 10-pH
Dung dịch axit có pH < 7 => [H+] > 1,0.10-7M
Đáp án B
Câu 9
Phương pháp:
- Bazo có pH>7
- Axit có pH<7
- Muối:
+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo yếu => MT axit (pH < 7)
+ Muối tạo bởi axit yếu và bazo manh => MT kiềm (pH > 7)
+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo manh => MT trung tính (pH = 7)
Hướng dẫn giải:
A. HClO3 có MT axit
B. Ba(OH)2 có MT bazo
C. (NH4)2SO4 tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh H2SO4 => MT axit
D. BaCl2 tạo bởi bazo mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh HCl => MT trung tính
Đáp án D
Câu 10
Những ion không phản ứng với nhau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
Loại A vì Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
Loại B vì Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓
Loại D vì Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
Ag+ + Cl- → AgCl↓
Đáp án C
Câu 11
- Dùng Ag+:
+ Không có kết tủa => NaF (vì AgF tan)
+ Kết tủa trắng => NaCl
+ Kết tủa vàng nhạt => NaBr
+ Kết tủa vàng đậm => NaI, Na3PO4
- Cho AgI và Ag3PO4 ra ánh sáng thì AgI phân hủy thành Ag2O (đen) còn Ag3PO4 vẫn màu vàng.
Đáp án C
Câu 12
Viết phương trình điện li của CH3COOH từ đó xác định thành phần của dung dịch (bỏ qua sự phân li của H2O).
Phương trình phân li của CH3COOH: CH3COOH CH3COO- + H+
Vậy dung dịch CH3COOH nếu bỏ qua sự phân li của nước gồm có:
CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
Đáp án C
Câu 13
- Định nghĩa: Chất điện li mạnh là các chất khi hòa tan trong nước thì phần tan điện li hoàn toàn thành ion.
- Các chất điện li mạnh gồm: axit mạnh, bazo mạnh, hầu hết các muối.
A loại H2S
C loại HClO, HClO2
D loại HClO
Đáp án B
Câu 14
pOH = -log[OH-] = -log(0,01) = 2 => pH = 14 - 2 = 12
=> [H+] = 10-12 M
Vậy phát biểu D đúng.
Đáp án D
Câu 15
Bảo toàn điện tích: n(+) = n(-) => nNa+ = nClO- => x = 0,1 mol
Đáp án B
Câu 16
Các chất có tính lưỡng tính vừa phản ứng được với axit và bazo.
Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 là các hidroxit lưỡng tính nên vừa phản ứng được với NaOH và HCl.
Đáp án A
Câu 17
Dựa vào cách chuyển đổi từ phương trình phân tử thành phương trình ion rút gọn.
Phương trình phân tử: 2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
Phương trình ion đầy đủ: 2CH3COO- + 2Na+ + 2H++ SO42- → 2CH3COOH + 2Na++ SO42-
Phương trình ion rút gọn: CH3COO- + H+→ CH3COOH
Đáp án A
Câu 18
Muối trung hòa là muối không chứa H hoặc chứa H nhưng không có khả năng phân li ra H+.
Na2HPO3 có nguyên tử H nhưng không có khả năng phân li ra H+ nên là muối trung hòa.
Đáp án B
Câu 19
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,01M → 0,02M
pH = -log[H+] = -log(0,02) = 1,7
Đáp án C
Câu 20
PTHH:
- 2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O
- (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
- NaCl không phản ứng với Ba(OH)2
- Mg(NO3)2 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2↓ + Ba(NO3)2
- 2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
2Al(OH)3↓ + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Vậy có 2 chất tác dụng được với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 cho kết tủa là: (NH4)2SO4; Mg(NO3)2
Đáp án B
Câu 21
A, B loại NH4NO3 vì được tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh (HNO3) nên có MT axit
D loại HNO3
Đáp án C
Câu 22
Bảo toàn điện tích: n(+) = n(-) => 2nBa2+ + 2nMg2+ = nNO3- + nCl- => 2a + 2b = c + d
Đáp án C
Câu 23
*H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,01M → 0,02M
*HNO3 → H+ + NO3-
0,01M → 0,01M
*HNO2 <=> H+ + NO2-
0,01M => [H+] < 0,01M (do HNO2 là chất điện li yếu)
Đáp án B
Câu 24
- Dùng quỳ tím:
+ Quỳ tím chuyển xanh: Ba(OH)2
+ Quỳ tím chuyển đỏ : HCl, H2SO4
+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl
- Cho Ba(OH)2 tác dụng với lần lượt 2 dung dịch ở nhóm quỳ chuyển đỏ:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4
+ Không hiện tượng: HCl
Đáp án A
Câu 25
pH = 12 => pOH = 14 - 12 = 2
=> [OH-] = 10-pOH = 0,01M => nOH- = 0,01.0,1 = 0,001 mol
Do Ba(OH)2 là chất điện li hoàn toàn nên ta có:
=> nBa(OH)2 = 0,5.nOH- = 0,5.0,001 = 0,0005 mol
=> mBa(OH)2 = 0,0005.171 = 0,0855g
Đáp án B
Câu 26
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1VX + 2.0,2VX = 0,5VX (mol)
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2VY + 2.0,1VY = 0,4VY (mol)
Ta thấy: pH = 13 > 7 => OH- dư, H+ hết
=> pOH = 14 - 13 = 1 => [OH-] = 10-1 = 0,1M
H+ + OH- → H2O
Bđ: 0,4VY 0,5VX
Pư: 0,4VY → 0,4VY
Sau: 0 0,5VX - 0,4VY
=>
=> 0,5VX - 0,4VY = 0,1VX + 0,1VY
=> 0,4VX = 0,5VY
=> VX : VY = 5 : 4
Đáp án A
Câu 27
Dung dịch sau phản ứng gồm Fe3+ ; Cu2+ ; SO42-
Bảo toàn điện tích:
=> 3.0,12 + 2.2a = 2.(2.0,12 + a) => a = 0,06 mol
Đáp án B
Câu 28
- Phản ứng trung hòa vừa đủ nên ta có: nH+ = nOH-
=> nHCl + 2nH2SO4 = nNaOH + 2nBa(OH)2
=> 0,2.(0,15 + 0,05.2) = V.(0,2 + 0,1.2)
=> V = 0,125 lít
- Phản ứng tạo kết tủa: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Ta có: nBa2+ = 0,0125 mol > nSO4 2- = 0,01 mol
=> Ba2+ dư => nBaSO4 = nSO42- = 0,01 mol
=> mBaSO4 = 0,01.233 = 2,33 gam
Đáp án B
Câu 29
Bảo toàn điện tích: => nCl- = 0,2 mol
Ta có: m rắn = ∑mion
=> 0,1M + 0,2.27 + 0,3.96 + 0,2.35,5 = 47,7
=> M = 64
Vậy M là Cu
Đáp án C
Câu 30
Đặt số mol mỗi kim loại là x (mol).
Na + H2O → NaOH + ½ H2
x → x → 0,5x
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
x → x → x
=> nH2 = 0,5x + x = 0,15 => x = 0,1 mol
=> nOH- = x + 2x = 0,3 mol
*Hấp thụ 0,2 mol CO2 vào {0,3 mol OH-; 0,1 mol Ba2+; Na+}:
Ta thấy: nOH- : nCO2 = 0,3 : 0,2 = 1,5
=> Phản ứng tạo CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
CO2 + OH- → HCO3-
+ nCO2 = nCO32- + nHCO3- => a + b = 0,2 (1)
+ nOH- = 2nCO32- + nHCO3- => 2a + b = 0,3 (2)
Giải hệ (1) và (2) được a = b = 0,1
Ta thấy: nBa2+ (0,1 mol) = nCO32- (0,1 mol)
=> nBaCO3 = 0,1 mol => mBaCO3 = 0,1.197 = 19,7g
Đáp án C