Đề bài
Câu 1: Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là
A. CnH2n+1NH2.
B. CnH2n+3N.
C. CnH2n+kNk.
D. CnH2n+2+kNk.
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. H2N-[CH2]6-NH2.
B. CH3-(CH3)CH-NH2.
C. CH3-NH-CH3.
D. C6H5NH2.
Câu 3: Alanin là tên gọi của amino axit
A.CH3CH(NH2)COOH.
B. H2N[CH2]2COOH.
C. CH3CH(NH2)CH2COOH.
D. H2NCH2COOH
Câu 4: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.
B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.
D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.
B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.
D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.
Câu 6: Peptit X có cấu tạo như sau:
Ký hiệu của X là
A. Ala-Ala-Val.
B. Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly.
D. Gly-Val-Ala.
Câu 7: Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào sau đây?
A. Rửa bằng xà phòng.
B. Rửa bằng nước
C. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước.
D. Rửa bằng dung dịch dấm ăn , sau đó rửa lại bằng nước
Câu 8: Cho các dãy chuyển hóa: :
Glyxin .\(\xrightarrow{+NaOH}A\xrightarrow{+HCl}X\). và Glyxin\(\xrightarrow{+HCl}B\xrightarrow{+NaOH}Y\). X, Y lần lượt là
A. NaOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.
B. HOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.
C. NaOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.
D. HOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.
Câu 9: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:
A. X, Y, Z, T.
B. X, Y, T.
C. X, Y, Z.
D. Y, Z, T
Câu 10: Cho anbumin (lòng trắng trứng) vào một ống nghiệm, thêm vào đó một ít Cu(OH)2. Hiện tượng quan sát được là dung dịch chuyển từ
A. không màu thành màu vàng.
B. không màu thành màu tím.
C. không màu thành màu đỏ.
D. không màu thành màu đen.
Câu 11: Đipeptit phản ứng với NaOH đặc, đun nóng theo phương trình sau:
H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + NaOH (dư) → Y + H2O. Y là
A. natri aminoaxetat.
B. natri axetat.
C. metylamin.
D. amoniac.
Câu 12: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2.
Dãy thứ tự pH tăng dần từ trái sang phải là:
A. (2), (1), (3).
B. (3), (1), (2).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (1).
Câu 13: Thành phần phần trăm về khối lượng của nitơ trong hợp chất CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 14: Cho 0,1 mol α-amino axit tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH tạo 16,8 gam muối. Mặt khác, 0,1 mol tác dụng vừa đủ với dung dịch có 0,2 mol HCl. Công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.
B. H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
D. H2N[CH2]3CH(NH2)-COOH.
Câu 15: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch . Cho NaOH dư vào dung dịch . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,70.
B. 0,50.
C. 0,65.
D. 0,55.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?
A. Sự đông tụ xảy ra khi luộc trứng, lên men sữa chua, làm fomat, nấu riêu cua .
B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protein rất ít tan trong nước lạnh và dễ tan khi nước nóng.
D. Phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala bằng Cu(OH)2.
Câu 17: Biết 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,01 mol HCl hoặc 0,02 mol NaOH. Công thức của X có dạng
A. H2NRCOOH.
B. (H2N)2R(COOH)2.
C. H2NR(COOH)2.
D. (H2N)2R(COOH).
Câu 18: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120.
B. 60.
C. 30.
D. 45.
Câu 19: E là este của glyxin với 1 ancol no, đơn chức, mạch hở. Phần trăm khối lượng oxi trong E là 27,35%. Cho 16,38 gam E tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với
A. 20,55.
B. 20,00.
C. 20,78.
D. 21,35
Câu 20: Cho 1 mol amino axit phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 =. Công thức phân tử của là
A. C5H9O4N.
B. C4H10O2N2.
C. C5H11O2N.
D. C4H8O4N2.
Câu 21 :Bậc của amin tương ứng với
A. bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
B. số nguyên tử hiđro trong nhóm amin.
C. số nguyên tử hiđro trong NH3 được thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
D. số nguyên tử N trong nhóm amin.
Câu 22 : Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amino axit không đúng?
A. Dễ bay hơi.
B. Điều kiện thường tồn tại trạng thái tinh thể rắn.
C. Dễ tan trong nước.
D. Tinh thể không màu có vị hơi ngọt.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
B. Tất cả các loại amino axit đều có thể cấu thành peptit.
C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bằng số gốc -amino axit.
D. Trong phân tử peptit mạch hở có chứa n gốc -amino axit thì số liên kết peptit bằng (n-1).
Câu 24: Trong cơ thể protein chuyển hóa thành
A. amino axit.
B. glucozơ.
C. axit béo.
D. axit hữu cơ.
Câu 25: Trật tự tăng dần độ mạnh tính bazơ của dãy nào dưới dây không đúng?
A. C6H5NH2, NH3, CH3NHCH3.
B.CH3CH2NH2, CH3NHCH3.
C. NH3, CH3NH2, CH3CH2NH2
D.NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
B. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh.
Câu 27: Cho hợp chất H2N–CH2–COOH lần lượt tác dụng với: CH3OH (dư)/HCl, dung dịch NaOH dư, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 28:Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit được các dipeptit và tripeptit sau: Gly-Ala, Glu-Phe,
Gly-Ala-Val, Ala-Val-Glu. Trình tự đúng của các amino axit trong pentapeptit trên là
A. Gly-Ala-Val-Glu-Phe.
B. Gly-Ala-Glu-Phe-Val.
C. Ala-Val-Glu-Gly-Phe.
D. Val-Glu-Phe-Gly-Val.
Câu 29: Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ thì xuất hiện
A. dung dịch màu vàng.
B. kết tủa màu xanh.
C. dung dịch màu tím.
D. dung dịch xanh lam.
Câu 30: Cho 3 dung dịch riêng biệt X, Y, Z lần lượt vào 3 ống nghiệm có chứa sẵn Cu(OH)2 được đánh số (1), (2), (3). Lắc đều 3 ống nghiệm và quan sát thì thấy: Ống (1) xuất hiện màu tím, ống 2 tạo dung dịch trong suốt màu xanh nhạt, ống 3 tạo dung dịch trong suốt xanh lam. X, Y, Z chứa các chất tương ứng là:
A. Hồ tinh bột, axit fomic, mantozơ.
B. Protein, andehit axetic, saccarozơ.
C. Anbumin, axit propionic, glyxin.
D. Lòng trắng trứng, axit axetic, glucozơ.
Lời giải chi tiết
Đáp án
1.D | 4. A | 7. D | 10. B | 13. D | 16. C | 19. B | 22. A | 25. A | 28. A |
2.C | 5. B | 8. D | 11. A | 14. B | 17. C | 20. A | 23. D | 26. A | 29. C |
3.A | 6. B | 9. B | 12. A | 15. C | 18. B | 21. C | 24. A | 27. C | 30. D |
Hướng dẫn giải chi tiết:
Câu 1:
Công thức tổng quát của amin no, mạch hở: CnH2n+2+kNk
Đáp án D
Câu 2:
Amin bậc 2: CH3-NH-CH3
Đáp án C
Câu 3:
Đáp án A
Câu 4:
Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.
Đáp án A
Câu 5:
Đáp án B
Câu 6:
Đáp án B
Câu 7:
Đáp án D
Câu 8:
NH2-CH2-COOH + NaOH NH2-CH2-COONa + H2O
NH2-CH2-COONa + HCl NH3Cl-CH2-COOH (X) + NaCl
NH2-CH2-COOH + HCl NH3Cl-CH2-COOH
NH3Cl-CH2-COOH + 2 NaOH NH2-CH2-COONa + NaCl + H2O
Đáp án D
Câu 9:
Đáp án B
Câu 10:
Đáp án B
Câu 11:
Đáp án A
Câu 12:
Đáp án A
Câu 13:
M CxHyN = 14 : 23,73% = 59
=> 12x + y + 14 = 59
=> 12x + y = 45
=> x = 3, y = 9
Chất đang xét là C3H9N
Các đồng phân bậc 1 là:
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
Đáp án D
Câu 14:
0,1 mol α-amino axit tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH và 0,2 mol HCl
=> α-amino axit tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 1 và với HCl theo tỉ lệ 1: 2
=> α-amino axit có chứa 1 nhóm COOH và 2 nhóm NH2
1 mol (NH2)2RCOOH => 1 mol (NH2)2RCOONa thì khối lượng mol tăng lên 23 – 1 = 22
0,1 mol (NH2)2RCOOH => 0,1 mol (NH2)2RCOONa thì khối lượng tăng lên là: 2,2 gam
=> 0,1 mol (NH2)2RCOOH có khối lượng là: 16,8 – 2,2 = 14,6
=> Khối lượng mol của (NH2)2RCOOH là: 14,6 : 0,1 = 146 (gam/mol)
Vậy chất cần tìm là lysin
Đáp án B
Câu 15:
n H2NC3H5(COOH)2 = 0,15 mol
n HCl = 0,175 . 2 = 0,35 mol
Ta có:
n NaOH = 2 . n H2NC3H5(COOH)2 = 0,15 . 2 = 0,3 mol (1)
n NaOH = n HCl = 0,35 mol (2)
=> Từ (1) và (2) => n NaOH phản ứng = 0,3 + 0,35 = 0,65 mol
Đáp án C
Câu 16:
Đáp án C
Câu 17:
Đáp án C
Câu 18:
Gọi CTCT của α- aminoaxit là CnH2n+1NO2
=> Tri peptit có công thức là: C3nH6n-1N3O4
Ta có phương trình đốt cháy:
C3nH6n-1N3O4 => 3n CO2 + (3n – ½ ) n H2O
=> Số mol H2O ít hơn số mol CO2 là : ½ n Y = 0,05 mol
Gọi số mol của CO2 là: a => n H2O = a – 0,05 (mol)
Ta có phương trình:
44a + (a – 0,05) . 18 = 54,9
=> a = 0,9 => n = 3
=> X có CTPT là: C6H12N2O3
Ta có khi đốt X => 0,6 mol CO2
n CaCO3 = n CO2 = 0,6 mol
=> m CaCO3 = 0,6 . 100 = 60 gam
Đáp án B
Câu 19
M E = 32 : 27,35% = 117
E có công thức phân tử là: NH2 –CH2-COOR
=> M R = 43
=> CTPT của E là: NH2 – CH2 - COOC3H5
n E = 16,38 : 117 = 0,14 mol
n NaOH phản ứng = n E = 0,14 mol
Thành phần chất rắn thu được sau phản ứng là:
NH2-CH2-COONa : 0,14 mol
NaOH dư: 0,3 – 0,14 = 0,16 mol
=> Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
0,14 . 97 + 0,16 . 40 = 19,98 gam
Đáp án B
Câu 20
Giả sử 1 mol amino axit có chứa x mol NH2 và y mol COOH
=> 1 mol amino axit phản ứng với x mol HCl => Y
=> Khối lượng mol của Y tăng lên 36,5x gam
=> 1 mol amino axit phản ứng với y mol NaOH => X
=> Khối lượng mol của Z tăng lên 22y gam
Theo đề bài => 22y – 36,5x = 7,5
=> y = 2 ; x =1
Amino axit có chứa 2 nhóm COOH và 1 mol NH2
Đáp án A
Câu 21:
Bậc của amin tương ứng với số nguyên tử hiđro trong NH3 được thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
Đáp án C
Câu 22:
Đáp án A
Câu 23:
A sai, phân tử dipeptit có chứa 1 liên kết peptit
B sai, tất cả các loại α amino axit đều có thể cấu thành peptit.
C. sai
Đáp án D
Câu 24:
Đáp án A
Câu 25:
Đáp án A
Câu 26:
Đáp án A
Câu 27:
Đáp án C
Câu 28:
Đáp án A
Câu 29:
Đáp án C
Câu 30:
Đáp án D