Đề bài
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về nhôm?
A. Nhôm dẫn điện tốt nên dùng làm dây dẫn.
B. Nhôm khó nóng chảy nên dùng làm dụng cụ đun nấu.
C. Nhôm dễ dát mỏng, không độc nên dùng làm giấy gói kẹo, thuốc lá.
D. Nhôm có khối lượng riêng nhỏ nên dùng để chế tạo.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây chứng minh Al là kim loại có tính khử mạnh hơn so với các kim loại trung bình (Fe, Ni, Pb,...)?
Câu 3. Phản ứng điều chế nhôm trong công nghiệp là
Câu 4. Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất nhôm. Lí do nào sau đây không liên quan đến vai trò của criolit?
A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng lượng.
B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.
C. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa.
D. Giúp loại bỏ tạp chất trong nhôm.
Câu 5. Để điều chế Al(OH)3 trong phòng thí nghiệm, dùng cách nào sau đây hiệu quả nhất?
A. Đổ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 cho tới dư.
B. Đổ từ dung dịch NaAlO2 vào dung dịch NaOH cho tới dư.
C. Nhỏ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.
D. Rót từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 tới dư.
Câu 6. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được là
A. ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.
B. có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2 dư,
C. dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng gì xảy ra.
D. lúc đầu dung dịch vẫn trong suốt, sau đó khi CO2 dư mới có kết tủa trắng.
Câu 7. Hóa chất thích hợp để trực tiếp phân biệt ba chất rắn Al, Mg, Al2O3 là
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch CuCl2
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch HNO3 loãng.
Câu 8. Chất X có đặc điểm:
+ Tan trong dung dịch HCl và NaOH.
+ Không tan trong dung dịch Fe2(SO4)3.
+ Khôn bị nhiệt phân.
X là chất nào dưới đây?
A.Al.B.Al(OH)3. B.Al2O3.D.Al(NO3)3.
Câu 9. Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỷ lệ số mol là 1:2. Cho hỗn hợp này vào nước. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và còn lại chất rắn. Khối lượng chất rắn còn lại là
A. 5,6 gam.
B. 2,7 gam.
C. 5,4 gam.
D. 10,8 gam.
Câu 10. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 16 gam Fe2O3. Nghiền nhỏ sản phẩm rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được thể tích khí (đktc) là
A. 4,48 lít.
B. 7,84 lít.
C. 6,72 lít.
D. 10,08 lít.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn B.
Làm dụng cụ đun nấu vì dẫn nhiệt tốt và ít bị gỉ.
Câu 2. Chọn D.
Phản ứng cho thấy Al phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.
C sai: các kim loại trung bình tạo hiđroxit lưỡng tính cũng có thể tan trong dung dịch kiềm (Pb, Sn,... ).
Câu 3. Chọn D.
Al chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit:
Al2O3→2Al+32O22C+O2→2CO
Câu 4. Chọn D.
Al2O3 đã được tinh chế kỹ trước khi điện phân.
Câu 5. Chọn D.
A, C sai: Al(OH)3 mới sinh ra tan trong HCl hoặc NaOH dư.
B sai: Không tạo ra Al(OH)3.
Câu 6. Chọn B.
NaAlO2+CO2+H2O→NaHCO3+Al(OH)3↓
Câu 7. Chọn C.
Al: tan, cho bọt khí
2Al+2NaOH+2H2O→2NaAlO2+3H2
Mg: không tan
Al2O3 tan, không cho khí. Al2O3+2NaOH→2NaAlO2+H2O
Câu 8. Chọn B.
Al tan trong dung dịch Fe2(SO4)3
Al(NO3)3tantrongH2O→ tan trong mọi dung dịch dung môi nước; bị nhiệt phân sinh ra Al2O3,NO2,O2.
Al(OH)3 bị nhiệt phân tạo ra Al2O3.
Câu 9. Chọn C.
2Na+2H2O→2NaOH+H2aaa2mol2NaOH+2Al+2H2O→2NaAlO2+3H2aa1,5amol
Nhôm dư a mol; tổng H2 sinh ra 2a mol
→a=0,4:2=0,2mol→ khối lượng chất rắn: 5,4 gam.
Câu 10. Chọn B
2Al+Fe2O3→Al2O3+2Fe
0,3 0,1 mol
Fe2O3 dư 0,1 mol
2Al+6HCl→2AlCl3+3H20,10,15molFe+2HCl→FeCl2+H20,20,2mol→nH2=0,35mol(7,84lit).