Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Sau khi làm thí nghiệm với anilin cần rửa dụng cụ
A. bằng dung dịch NaOH rồi tráng nước.
B. bằng dung dịch \(N{H_3}\) rồi tráng nước.
C. bằng xà phòng rồi tráng nước.
D. bằng dung dịch HCl rồi tráng nước.
Câu 2. Cho quỳ tím vào dung dịch mỗi hợp chất dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ?
\(\begin{array}{l}1.{H_2}N - C{H_2} - COOH\\2.ClN{H_3}C{H_2}COOH\\3.{H_2}N - C{H_2} - COONa\\4.{H_2}N{\left[ {C{H_2}} \right]_2}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH\\5.HOOC - {\left[ {C{H_2}} \right]_2}CH\left( {N{H_2}} \right) - COOH\end{array}\)
A. 2.
B. 2, 3.
C. 2, 5.
D. 3, 5.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Protit là có cấu trúc rất phức tạp.
B. Protit có trong cơ thể mọi sinh vật.
C. Cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được protit từ những amino axit.
D. Protit bền với nhiệt, với axit và với kiềm.
Câu 4. Loại polime nào sau đây khác hẳn các polime còn lại về nguồn gốc?
A. Tơ tằm.
B. Cao su thiên nhiên.
C. Xenlulozơ.
D. Phenol – fomanđehit.
Câu 5. Công thức cấu tạo các monome tương ứng với các polime: poli(vinyl clorua); poli(metyl acrylat); polistiren lần lượt là
\(\begin{array}{l}A.C{H_3}C{H_2}Cl,C{H_3}COO{C_2}{H_3},{C_6}{H_5}CH = C{H_2}.\\B.{C_2}{H_3}Cl,C{H_2} = CH\left( {C{H_3}} \right)COOC{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}.\\C.{C_2}{H_3}Cl,C{H_2} = CHCOOC{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}.\\D.{C_2}{H_3}COOH,C{H_3}COO{C_2}{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}.\end{array}\)
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của cao su buna – S?
A. Là hợp chất cao phân tử.
B. Có tính đàn hồi.
C. Là hiđrocacbon.
D. Chứa nguyên tố lưu huỳnh.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu 1. (2 điểm)
1. Giải thích tại sao:
a) Quần áo bằng sợi nilon – 6,6 không nên giặt bằng bột giặt có độ kiềm cao.
b) Khi chế biến món ăn từ cá, có thể khử mùi tanh bằng cách chế biến cùng các gia vị, rau, củ có vị chua như: me, dọc, cà chua,...
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) Trùng ngưng axit amino axetic
b) \({C_6}{H_5}N{H_2} + HCl \to \)
c) \(C{H_3}N{H_2} + HN{O_2} \to \)
d) \(C{H_3}CHN{H_2}COOH + C{H_3}OH \to \)
Câu 2. (2 điểm)
Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết, hãy điều chế: Phenol, nhựa novolac (phenol – fomanđehit), axit axetic, poli(vinyl axetat).
Câu 3. (3 điểm)
1. Capron là một polime tổng hợp, được điều chế từ monome là Caprolactam \(({C_6}{H_{11}}ON)\). Một loại capron có khối lượng phân tử là 14916 đvC. Viết phương rình phản ứng tạo ra tơ capron và tính số đơn vị mắt xích có trong phân tử này. Nếu ứng dụng của capron.
2. Hỗn hợp A gồm hai amino axit no mạch hở, có trong tự nhiên, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol HCl (có dư), được dung dịch D. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch D cần dùng dung dịch chứa 0,65 mol NaOH. Tìm công thức cấu tạo hai chất trong hỗn hợp A.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn D.
Vì anilin tan dễ dàng trong dung dịch HCl theo phương trình:
\({C_6}{H_5}N{H_2} + HCl \to {C_6}{H_5}N{H_3}Cl\)
Câu 2. Chọn C.
Quỳ hóa đỏ khi số nhóm COOH nhiều hơn số nhóm \(N{H_2}\).
Câu 3. Chọn D.
Protit dễ bị biến tính bởi nhiệt độ, bị phân hủy trong dung dịch axit hoặc kiềm.
Câu 4. Chọn D.
Phenol – fomanđehit là polime tổng hợp.
Câu 5. Chọn C.
Câu 6. Chọn D.
Cao su buna – S là sản phẩm đồng trùng hợp butađien–1,3 và stiren. Không phải cao su lưu hóa.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
1. a) Tơ nilon–6,6 thuộc loại poliamit, dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
b) Mùi tanh của cá là do amin (ví dụ \({(C{H_3})_3}N\)) các gia vị có vị chua có tác dụng trung hòa các amin nên khử được mùi tanh.
2.
Câu 2. (2 điểm)
Câu 3.
\(n = \dfrac{{14916}}{{113}} = 132\)
Thuộc loại tơ poliamit, dùng làm vải may mặc, bện dây,...
2. Gọi chung 2 amino axit là \({H_2}N\overline R COOH\)
\( \to \) hỗn hợp có \({H_2}NC{H_2}COOH(M = 75);\)\(\,{H_2}N{C_2}{H_4}COOH(M = 89).\)
Vì hai amino axit có trong tự nhiên nên phải là các \(\alpha - \)amino axit.
\( \to \) Đó là \({H_2}NC{H_2}COOH;\)\(\,C{H_3}CH(N{H_2})COOH.\)