Đề bài
Câu 1. Cho các thông tin về kim loại kiềm:
a) Thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn
b) Dễ nóng chảy, mềm.
c) Nhẹ
d) Dẫn điện tốt.
e) Không có ánh kim.
g) Có màu khác nhau.
Các thông tin đúng là
A. a, b, c, d.
B. a, d, e
C. b, c, e, g.
D. a, c, g.
Câu 2. Cách phân biệt các kim loại kiềm hoặc các hợp chất cùng loại của các kim loại kiềm là đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn và quan sát màu sắc của ngọn lửa. Trường hợp nào sau đây phù hợp giữa màu ngọn lửa và nguyên tố kim loại kiềm?
A. Kali – màu vàng. B. Liti – màu tím.
C. Natri – màu đỏ.
D. Rubiđi – tím hồng.
Câu 3. Cho từng mẩu nhỏ Na tới dư vào dung dịch chứa HCl và MgCl2. Số phản ứng hóa học diễn ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng kim loại kiềm để
A. làm khô khí N2
B. nhận biết dung dịch HCl và NaCl
C. điều chế bazơ tan
D. điều chế Mg bằng phản ứng với dung dịch MgCl2
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các kim loại kiềm?
A. Cần bảo quản bằng cách ngâm chìm trong nước.
B. Có thể cắt bằng dao.
C. Tạo kết tủa khi thả vào dung dịch CuSO4
D. Tác dụng với O2 không khí ở nhiệt độ thường.
Câu 6. Dãy phản ứng nào sau đây có thể thực hiện được?
A.NaNO3→NaOH→NaHCO3→NaClB.NaCl→NaHCO3→Na2CO3→Na2OC.Na2O→Na2CO3→CaCO3→CaOD.Na2SO4→NaOH→Na2O→NaNO3
Câu 7. Ứng dụng nào sau đây của mỗi hợp chất của kim loại kiềm phù hợp với phản ứng tương ứng?
A. Thuốc sung đen: 2KClO3+3S→2KCl+3SO2
B. Nấu thủy tinh: Na2CO3+SiO2→Na2SiO3+H2O
C. Bột nở thực phẩm: NaHCO3+HCl→NaCl+CO2+H2O
D. Nấu xà phòng: NaOH+C17H33COOH→C17H33COOH+H2O
Câu 8. Thể tich NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 2 lít CO2 ở 27,3∘C và 1,232 atm là
A. 50 ml.
B.. 100 ml.
C. 75 ml.
D. 150 ml.
Câu 9. Điện phân nóng chảy muối halogenua của một kim loại kiềm thì thu được 62,79 gam kim loại ở catot và 18,032 lít khí bay ra ở anot (đktc). Kim loại kiềm là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D.. Cs.
Câu 10. Đun nóng 119 gam hỗn hợp K2CO3 và KHCO3 cho đến khi khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn còn lại 103,5 gam. Khối lượng K2CO3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 69 gam.
B. 103,5 gam.
C. 94 gam.
D. 33,8 gam.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn A.
Câu 2. Chọn D.
Kali – màu tím; Liti – màu đỏ; Natri – màu vàng.
Câu 3. Chọn C.
2Na+2HCl→2NaCl+H22Na+2H2O→2NaOH+H22NaOH+MgCl2→Mg(OH)2+2NaCl
Câu 4. Chọn C.
M+H2O→MOH+H2
A sai: Khí N2 sẽ bị lẫn H2 sinh ra từ phản ứng của M với H2O.
B sai: Hiện tượng giống nhau.
D sai: Kim loại kiềm phản ứng với nước trước
Câu 5. Chọn A.
Câu 6. Chọn C.
Các biến đổi không thực được là:
NaNO3→NaOH;Na2CO3→Na2O;NaOH→Na2O
Câu 7. Chọn B.
A sai: 2KNO3+3C+S→K2S+N2+3CO2
C sai: 2NaHCO3→Na2CO3+CO2+H2O
D sai: 3NaOH+(C17H33COO)3C3H5→3C17H33COONa+C3H5(OH)3
Câu 8. Chọn A.
NaOH cần dùng ít nhất khi phản ứng tạo muối axit.
CO2+NaOH→NaHCO30,10,1mol
Câu 9. Chọn C.
2MX→2M+X21,61mol0,805molM=62,791,61=39(g/mol).
Câu 10. Chọn A.
2KHCO3→K2CO3+H2O+CO2⏟2.100g62g?g(119−103,5)g⇒mKHCO3=2.100.(119−103,5)62=50g⇒mK2CO3=119−50=69g