Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc và một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến.
=> Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.
Nhà Đường sau khi thành lập đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ việc
Các biện pháp tăng cường bộ máy cai trị của chính quyền nhà Đường:
- Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
- Cử người thân tín cai quản các địa phương, tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.
- Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
Nhà Đường có mở thêm các khoa thi để tuyển chọn quan lại nhưng không xóa bỏ chế độ tuyển chọn quan lại.
Công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần mang ý nghĩa gì quan trọng?
Trước thời Tần, cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc diễn ra, đây là các cuộc thôn tính và xâu xé lẫn nhau giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang. Cho đến thế ki IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chia cắt lãnh thổ. Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đều xuất phát từ nguyên nhân nào?
Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng giống như các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó ở cuối mỗi triều đại hầu hết đều rơi vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân cực khổ => mâu thuẫn xã hội gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân. Xét từng triều đại phong kiến Trung Quốc có thể minh chứng cho điều này:
- Triều Tần: Do các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của => mâu thuẫn giai cấp gay gắt => Nông dân khắp nơi vùng dậy, các thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau => nhà Hán sụp đổ rồi Lý Uyên lập ra nhà Đường.
- Triều Đường: Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do to thuế nặng nề, sưu dịch liên miên, nạn đói thường xuyên diễn ra = > Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra. Đến sau đó, cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1368 lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).
- Triều Minh: cũng rơi và khủng hoảng như hai triều đại trước => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra, trong đó cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
- Triều Thanh: giữa lúc triều Thanh sụp đổ như vậy, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh.
Ý nào sau đây không phải nguyên nhân đưa đến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?
Kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát tiển được ở nước này do:
- Quan hệ sản xuất phong kiễn lối thời vẫn được duy trì ở Trung Quốc đó là quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân. Trải qua các triều đại phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, quan hệ sản xuất này vẫn tiếp tục được duy trì bền vừng và chưa có biểu hiện bị phá vỡ.
- Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền chuyên chế, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện các biện pháp có thể để củng cố quyền lực của nhà vua và dòng họ. Đặc biệt là dưới thời Đường dù kinh tế công thương nghiệp phát triển nhưng không đủ điều kiện để hình thành kinh tế tư bản chủ nghĩa khi quyền lợi có quý tộc và dòng họ vẫn được đặt lên trên hết, quý tộc và địa chủ được tạo điều kiện tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.
- Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt, nhà nước vẫn củng cố chế độ ruộng đất quân điền, buộc nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung điệu.
Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản không phi là nguyên nhân giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này.
Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi
Chế độ phong kiến được xác lập khi hình thành được quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi triều Tần được thành lập, các giai cấp mới đã hình thành.
- Quan lại có nhiểu ruộng đất tư trở thành địa chủ.
- Nông dân phân hóa thành:
+ Nông dân tự canh: vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy.
+ Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ đề cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.
=> Quan hệ bóc lột địa tô của đại chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?
- Các triều đại trước, hệ thống quan lại triều đình đều thuộc giới quý tộc, nếu có địa chủ thì sẽ thông qua hình thức tiến cử chứ chưa có khoa cử.
- Triều Đường có tuyển chọn thêm con em của địa chủ thông qua khoa cử, những người đỗ đạt có thể làm quan => không chỉ quý tộc mà địa chủ cũng có thể tham gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến Địa phương.
Nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc thời Minh là kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Một số nghề đã có những xưởng thủ công lớn.
- Các nhà buôn xuất hiện và hoạt động tích cực.
- Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế lớn.
Chính sách của các triều đại phong kiến Tần, Hán, Đường có điểm gì chung?
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại quan trọng là xâm lược mở rộng lãnh thổ - chính sách “Đại hán”.
- Nhà Tần, Hán: từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng (Cam Túc), thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.
- Nhà Đường: đem quân lấn chiến vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. => đế quốc phong kiến phát triển nhất.
Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa là
Trung Quốc là quê hương của tơ lụa. Từ rất sớm, tơ tằm cùng các sản phẩm dệt nổi tiếng của Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài. Sự ưa chuộng ngày càng phổ biến cùng những chuyến hàng mang sản phẩm tơ lụa sang phương Tây đã dần hình thành nên tuyết đường giao thương quốc tế mà về sau nó được mang tên là con đường tơ lụa. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển và trên bộ của Trung Quốc dưới thời Đường có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới.
- Văn hóa: việc khai thông con đường tơ lụa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong vấn đề giao thông, trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây. Trung Quốc là nước nuôi tằm ươm tơ sớm nhất thế giới và hàng dệt ra tơ lụa ra đời rất được sự ưa chuộng của người dân, nên ngay từ đầu thời Tây Hán trong xã hội Trung Hoa đã xuất hiện những thương nhân dũng cảm muốn mang tơ lụa đến bán cho các quốc gia láng giềng gần biên giới nhà Hán để kiếm lời. Có quá trình giao thương đi liên với đó sẽ có sự giao lưu về văn hóa.
- Giao lưu hàng hóa: tuy không đặt mục đích thương mại lên đầu, nhưng trên thực tế, sau khi hình thành tuyến đường biển phía Nam, hoạt động thương mại cũng ngày một phát triển, tuyến đường này vươn tới đâu là ở đó diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa và hàng tơ lụa Trung Quốc được chuyển tới đó. Đây là mặt hàng hấp dẫn nên trong hoạt động buôn bán giữa các nước cũng xảy ra một số tranh chấp.
Lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc?
Lịch sử Việt Nam suốt thời gian tồn tại đều chịu ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đó là chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
Về đối ngoại, chính sách nhất quán của các triều đại phong kiến phương Bắc là gì?
- Từ đất gốc của Trung Hoa, nhà Tần và nhà Hán lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Goàng, thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), éo Tây Tạng phải thần phục.
=> Về đối ngoại, chính sách nhất quán của các triều đại phong kiến phương Bắc là tư tưởng “đại Hán”, xâm lược và bành trướng lãnh thổ.
Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?
Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc ở nước ta.