Bài tập: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Câu 21 Trắc nghiệm

Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn, đặc biệt là từ triều vua Minh Mệnh trở đi đã

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ngay từ thế kỷ XVII, khi mới bắt đầu hướng sang phương Đông, công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris đã gắn liền với chủ nghĩa thực dân Pháp. Các giáo sĩ thông qua công cuộc truyền giáo của mình sẽ là người dẫn đường cho một cuộc xâm lược thực dân sau đó. Thấy rõ nguy cơ này, các vua triều Nguyễn đặc biệt là từ Minh Mạng đã luôn đề phòng và ngăn chặn sự mở rộng truyền bá đạo Thiên Chúa ở trong nước. Họ cho ban hành các chỉ dụ cấm đạo, truy nã ráo riết các thừa sai. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm của triều đình, các thừa sai Pháp bằng cách này hoặc cách khác vẫn lén lút hoạt động và lôi kéo được nhiều người theo đạo. Chính vì vậy, càng về sau, chính sách cấm đạo của triều Nguyễn lại càng quyết liệt, đã dẫn tới một hậu quả là máu của các thừa sai và giáo dân đã đổ.

=> Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn đã tạo ra một cái cớ để thực dân Pháp xâm lược đất nước ta.

Câu 22 Trắc nghiệm

Công trình kiến trúc nào dưới triều Nguyễn là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hoàng Thành Huế hay còn được gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Đại Nội được xây dựng vào cùng thời điểm xây dựng Kinh thành Huế, cụ thể là từ thời vua Gia Long năm 1804 và hoàn chỉnh vào thời vua Minh Mạng năm 1833.