Sự phát triển nghĩa của từ vựng

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “mắt” được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ

(1) Mắt lưới rất nhỏ nên cá con cũng không thể lọt được.

(2) Mắt bão ở đúng vị trí đánh dấu trên bản đồ.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Mắt (1) được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ, mắt lưới có hình dạng gần giống đôi mắt.

- Mắt (2) được chuyển nghĩa theo cách hoán dụ.

Câu 2 Trắc nghiệm

“Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…

(Nguyền Ngọc Tư)

Từ nào trong câu văn trên được dùng với nghĩa chuyển?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ khối lượng nhiều, đông đảo ví như biển. Ở đây “biển người” là chỉ khối lượng người rất lớn.

Câu 3 Trắc nghiệm

1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

(Huy Cận)

(2) Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

(Xuân Quỳnh)

(3)“Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…

(Nguyền Ngọc Tư)

Từ “biển” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Từ “biển” trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc.

- Từ biển trong câu (2), (3) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

+ Từ biển trong câu (2) là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

+ Từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ khối lượng nhiều, đông đảo ví như biển. Ở đây “biển người” là chỉ khối lượng người rất lớn.

Câu 4 Trắc nghiệm

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ hoa trong câu trên được dùng theo nghĩa chuyển - chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ người con gái đẹp.

Câu 5 Trắc nghiệm

“Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi

            Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

 Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Mặt trời (2) được dùng theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ chỉ người con là điều vô cùng có ý nghĩa với mẹ trong cuộc đời này, là mặt trời sưởi ấm lòng tin, ý chí của người mẹ trong cuộc sống.

Câu 6 Trắc nghiệm

Một tay gây dựng cơ đồ,

            Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành.”

(Hoàng Trung Thông)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trong câu trên từ được dùng với nghĩa chuyển là từ “tay” - chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ dùng bộ phận (tay) để nói toàn thể (con người)

Câu 7 Trắc nghiệm

Phát hiện từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển trong câu thơ sau?

(1) Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý chỉ tuổi trẻ, từ má hồng để chỉ người con gái đẹp. Cả hai từ này đều được dùng để chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cả hai từ đầu xanh má hồng đều được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

Câu 8 Trắc nghiệm

“Cửa sài vừa ngỏ then hoa

Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.”

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

“then hoa”, then cài bằng cành cây có hoa, ý nói cửa ngõ gài sơ sài, không thận trọng, tỏ rằng nhà Kim Trọng ở là nhà nho, phóng khoáng, không lo quân gian.

Cho nên từ “then hoa: được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ cửa nhà gài sơ sài, giản đơn, mong  manh như những bông hoa.

Câu 9 Trắc nghiệm

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ đầu được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức nào?

(1) Đầu con người, đầu con ngựa.

(2) Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Từ “đầu” trong câu a là nghĩa gốc chỉ phần trên cùng của cơ thể người hoặc động vật, nơi chứa bộ óc.

- Từ “đầu” trong câu b chỉ trí tuệ, tư tưởng của con người, đây là chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

Câu 10 Trắc nghiệm

Từ “thuyền” trong các câu thơ và cao dao sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ “thuyền” trong câu c được dùng với nghĩa gốc, chỉ phương tiện giao thông trên mặt nước, thường nhỏ và thô sơ, hoạt động bằng sức người, sức gió.

Những trường hợp còn lại từ thuyền đều được dùng với nghĩa chuyển.

- Thuyền trong câu a chỉ người con trai, được chuyển nghĩa theo phức ẩn dụ, người con trai cũng giống như chiếc thuyền theo đuổi những ước mơ nơi phương xa, khác với bến (người con gái) lúc nào cũng cố định một chỗ, chờ đợi thuyền (người con trai) trở về.

- Thuyền trong câu b chỉ việc người con gái đi lấy chồng, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, chiếc thuyền chòng chành giống như mối duyên trắc trở, không thành.

- Thuyền trong câu d chỉ người con trai, được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, bên cạnh biển (chỉ người con gái)

Câu 11 Trắc nghiệm

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ sườn được dùng với nghĩa chuyển?

(1) Bên sườn núi những khóm hoa dại thi nhau đua nở.

(2) Cú huých vào mạn sườn khiến nó đau điếng, ngã lăn xuống.

(3) Bộ tổng chỉ huy ra lệnh tấn công vào khu sườn địch.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Từ sườn nghĩa gốc được dùng để chỉ các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến ức (nói tổng quát), là phần thân ứng với xương sườn.

- Trong câu (1) từ sườn được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, cdùng để chỉ bề cạnh của một ngọn núi.

- Trong câu (2) từ sườn được dùng với nghĩa gốc, dùng để chỉ phần thân ứng với xương sườn.

- Trong câu (3) từ sườn được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, chỉ nơi quan trọng, nơi trọng yếu của địch.

Câu 12 Trắc nghiệm

Trong các câu sau đây, câu nào có chứa từ “đầu” được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ?

(1) Đầu máy bay, đầu tủ

(2) Dẫn đầu, lần đầu

(3) Sản lượng tính theo đầu người, mỗi lao động hai đầu lợn

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Từ “đầu” trong câu (1) chỉ bộ phận trước nhất, trên cùng của đồ vật, đây là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

- Từ “đầu” trong câu (2) chỉ vào vị trí trước nhất trong không gian hoặc thời gian, đây là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

- Từ “đầu” trong câu (3) chỉ đơn vị người, động vật, đây là chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

Câu 13 Trắc nghiệm

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ xanh được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo cách thức nào?

(1) Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Nguyễn Du)

(2) Xanh cuộc đời và xanh những ước mơ.

(Lời bài hát)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Trường hợp (1) từ xanh được dùng với nghĩa gốc, chỉ màu xanh của chân mây và mặt đất.

- Trường hợp (2) từ xanh được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa sang phương thức ẩn dụ, chỉ những điều tươi xanh, trong trẻo trong cuộc sống.

Câu 14 Trắc nghiệm

Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, có thể bạn sẽ tự hỏi về điều mà khoa học đã khám phá ra để trả lời câu hỏi tại sao chúng lại bay theo cách ấy. Khi một con ngỗng đập cánh, nó sẽ tạo ra một lực đẩy con ngỗng đằng sau nó lên. Bằng cách bay xếp hình chữ V, sức lực của đàn ngỗng tăng lên ít nhất là 71% so với từng con một bay riêng lẻ.

(Nguồn Internet)

Đặt trong ngữ cảnh của đoạn văn thì từ “ngỗng” có nghĩa là gì?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ “ngỗng” trong đoạn văn trên có nghĩa chỉ một loài chim cùng họ với vịt nhưng mình to và cổ dài hơn.

Câu 15 Trắc nghiệm
Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thông thường, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.

 Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ “cơn sốt” trong đoạn văn được dùng để chỉ quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội mà ở đây là nhu cầu về khẩu trang trong đợt bùng phát dịch Corona.

Câu 16 Trắc nghiệm

Đến thời điểm hiện tại, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal được mệnh danh là "vua sân đất nện". Trước đó, cũng có nhiều tay vợt sở trường mặt sân này là Thomas MusterGustavo Kuerten, và Juan Carlos Ferrero.

(Theo Wikipedia)

Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ “vua” trong đoạn văn được dùng để chỉ người hay nhất, giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó mà ở đây là trong một môn thể thao được thi đấu trên sân đất nện.

Câu 17 Trắc nghiệm

Chị ấy gấu lắm. Từ thời đi học đến giờ không ai dám bắt nạt chị ấy đâu.”

Trong đoạn văn trên, từ “gấu” được dùng với ý nghĩa gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ "gấu" trong câu trên dùng để chỉ những người có tích cách hùng hổ, mạnh mẽ và không sợ ai cả.

Câu 18 Trắc nghiệm

“Những lời ngọt của cô ấy chỉ khiến anh ấy càng thêm u mê không lối thoát.”

Trong câu văn trên, từ “ngọt” được dùng với ý nghĩa gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ “ngọt” trong câu chỉ những lời nói dễ nghe, êm tai khiến người ta xiêu lòng

Câu 19 Trắc nghiệm

“Tàu đang vào cảng ăn hàng”

Trong câu văn trên, từ “ăn” thứ 1 được dùng với ý nghĩa gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ “ăn” trong câu văn trên có nghĩa chỉ hoạt động phương tiện giao thông là tàu được di chuyển vào cảng để tiếp nhận hàng hóa rồi đem di chuyển tới nơi cần thiết nào đó.

Câu 20 Trắc nghiệm

“Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”

(Truyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “ xanh” được in đậm có nghĩa là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ xanh trong câu trên có ý chỉ ông trời, bầu trời thường có màu xanh, nên tác giả dùng màu xanh để chỉ ông trời trên cao.