Qua tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng phê phán điều gì?
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.
Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao lên án, tố cáo điều gì?
Qua truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn kết án đanh thép xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình lẫn nhân tính.
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ở tòa án huyện, khi gặp chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã van xin điều gì?
Ở tòa án, người đàn bàn hàng chài xin quý tòa không bắt mình phải bỏ chồng: “Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, khi đi chụp ảnh, phát hiện đầu tiên của nhân vật Phùng là:
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ Phùng đó là phát hiện ra vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho.
Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi ra khỏi rừng, sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh với hình ảnh nào dưới đây?
Khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
Những chi tiết sau miêu tả về nhân vật nào trong các tác phẩm đã học dưới đây:
“Trạc ngoài bốn mươi; cao lớn với những đường nét thô kệch; mặt rỗ”
Ngoại hình của người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa : “Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với đường nét thô kệch. Mụ mặt rỗ”.
Trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao, Chí Phèo vì sao phải đi tù 7, 8 năm?
Vì cơn ghen của Bá Kiến, hắn đã tống Chí vào tù. Sau 7,8 năm đi tù về, Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính.
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, vì sao Mị trở thành con dâu nhà thống lí Pá Tra?
Mị là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra bởi món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ Mị.
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?
Vì đánh con quan là A Sử, A Phủ bị phạt vạ, trở thành người ở không công cho nhà thống lí.
Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, nhân vật Tràng làm công việc gì?
Tràng làm nghề kéo xe bò thuê.
Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh nào?
Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt là hình ảnh: Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, hình ảnh xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm?
Mở đầu tác phẩm Hai đứa trẻ là hình ảnh tiếng trống thu không.
- Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, vì sao gia đình Liên chuyển từ Hà Nội về sinh sống ở phố huyện?
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, gia đình Liên chuyển từ Hà Nội về sinh sống ở phố huyện từ ngày cha Liên mất việc.
Trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, vì sao Huấn Cao bị kết án tử hình?
Trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Huấn Cao làm “giặc”, chống lại triều đình. Vì vậy, ông bị kết án tử hình.
Trong tác phẩm Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, ông lí bắt người dân đi xem môn thể thao nào?
Trong tác phẩm Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, ông lí bắt người dân đi xem đá bóng.
Trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, niềm vui chung của những người trong gia đình khi nhà có tang là:
Khi ông cụ già chết, “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”.
=> Niềm vui chung của những người trong gia đình khi cụ cố tổ chết, đám con cháu bất hiếu sẽ được chia tài sản, di chúc không còn là “lí thuyết viển vông nữa”.
Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, câu nói dưới đây là của nhân vật nào: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”
Câu nói trên là của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”