Bài tập: Sự phát triển của lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Câu 21 Trắc nghiệm

Để chứng tỏ quyền lực và ý muốn của mình, các vị vua thuộc Vương triều Mô – gôn đã

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các vị vua thuộc vương triều Mô-gôn đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lặng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ (La Ki-la) dưới thời Sa Gia – han, trên hai bờ sông Y-a-mu-na ở Bắc Ấn Độ.

Câu 22 Trắc nghiệm

Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “Đấng chí tôn”?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Với những chính sách tiến bộ của mình, A-cơ-ba được coi như một vị anh hùng dân tộc; ngày nay tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình xứng với danh hiệu là Đấng chí tôn A-cơ-ba.

Câu 23 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chính nào khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm ở thế kỉ XI?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ấn Độ đã trải qua một thời kì phát triển, nhất là về văn hóa truyền thống nhưng do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo (gốc Thổ). Năm 1055, thủ lĩnh của người Thổ dẫn quân đánh chiếm Bát – đa, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên một vương quốc Hồi giáo ở đây – vùng Lưỡng Hà.

=> Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là do Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.

Câu 24 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây không phải chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li trong hơn 300 năm tồn tại (1206 – 1526)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Trong hơn 300 năm tồn tại (1206 - 1526), vương triều Hồi giáo Đê-li đã:

+ Truyền bá và áo đặt Hồi giáo cho những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.

+ Tự dành cho mình những ưu tiên và ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.

- Chính sách thu “thuế ngoại đạo” chỉ dành cho những người không theo Hồi giáo, không áp dụng cho toàn thể nhân dân.

Câu 25 Trắc nghiệm

Nét nổi bật của tình hình văn hóa Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê - li là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Điều quan trọng ở thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li là:

- Sự phát hiện giao nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và A – rập Hồi giáo. Sự giáo lưu văn hóa Đông – Tây được thúc đẩy hơn.

- Các thương nhân Ấn Độ mang Hồi giáo đến một số nơi, một số nước Đông Nam Á, nơi mà một vài cộng đồng nhỏ Hồi giáo A – rập mang đến từ trước đã được gia tăng sâu đậm hơn với thương nhân Ấn Độ đạo Hồi.

=> Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là: diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ, Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.

Câu 26 Trắc nghiệm

Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn được coi là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Những chính sách tích cực mà A-cơ-ba (1556 – 1605) thực hiện trên nhiều lĩnh vực: xây dựng chính quyền và tuyển chọn quan lại; xây dựng khối đoàn kết dân tộc, hạn chế sự bóc lột quá đáng; đo đạc ruộng đất, định ra mức thuế hợp lí; khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định., kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

=> Vì thế A-cơ-ba được coi là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử là do ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng.

Câu 27 Trắc nghiệm

Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Khi người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phuc các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương Quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li (do vua đóng đô ở Đê-li, thành phố Bắc Ấn).

=> Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập là do Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.

Câu 28 Trắc nghiệm

Chính sách nào sau đây không được vua A-cơ-ba (1556 – 1605) thực hiện trong quá trình trị vì của mình?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Vua A - cơ - ba (1556 - 1605) đã thi hành nhiều chính sách tích cực:

-  Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ gần như bằng nhau.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc dựa trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Trong quá trình trị vì của mình, vua A-cơ-ba không thực hiện chính sách miễn thuế cho nhân dân theo định kì 3 năm một lần. Nhà vua chỉ định ra mức thuế đúng và hợp lí cùng với thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.

Câu 29 Trắc nghiệm

Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê - li và vương triều Hồi giáo Mô - gôn là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Hồi giáo Mô-gôn là: đều là hai vương triều ngoại tộc và xây dựng nhiều công trình Hồi giáo đặc sắc.

Câu 30 Trắc nghiệm

Điểm khác của vương triều Mô - gôn so với vương triều Hồi giáo Đê - li là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điểm khác của vương triều Mô-gôn so với vương triều Hồi giáo Đê-li là được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”. Đó là chính sách của các vị vua đầu vương triều. Cho đến thời trị vì của vị vua thứ tư là A- cơ-ba, Ấn Độ đã đạt được bước phát triển mới. Chính sách này không hề có ở vương triều Đê-li.

Câu 31 Trắc nghiệm

Vương triều Mô-gôn so với Vương triều Hồi giáo Đê-li có điểm gì khác nhau về chính sách phát triển tôn giáo nói chung?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Vương triều Mô – gôn: thực hiện chính sách hòa đồng tôn giáo, chính sách này đặc biệt thể hiện thông qua những chính sách tích cực của vua A-cơ-ba:

+ Thành phần tham gia chính quyền: người gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ gần như bằng nhau.

+ Hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

- Vương triều Hồi giáo Đê-li: thực hiện chính sách kì thị tôn giáo thông qua chính sách:

+ Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.

+ Những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm “thuế ngoại đạo”.

Câu 32 Trắc nghiệm

Công trình kiến trúc nào sau đây của Ấn Độ được UNESCO miêu tả là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới (1983)”?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tai – giơ Ma - han nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mô – gôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vóm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".