Ý nào sau đây không thuộc nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại?
Nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại bao gồm:
- Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500 mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia. Thị quốc không chấp nhận có một vị vua chuyên chế như ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
Trong quy định thì nam giới trên 30 tuổi mới được tham gia Đại hội công dân.
Đáp án B: Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều được tham gia Đại hội công dân không thuộc nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại.
Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?
Nghề nông trồng lúa nước ở Hi Lạp và Rô – ma không có điều kiện phát triển do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chủ yếu vẫn nhập từ bên ngoài là Ai Câp và Tây Á. Đây cũng là điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây đối với các quốc gia cổ đại phương Đông.
=> Nghề nông trồng lúa nước tương đối phát triển không phải là cơ sở để hình thành nên nền văn hóa Hi Lạp và Rô – ma.
Xã hội cổ đại phương Tây bao gồm những giai cấp nào?
Xã hội cổ đại phương Tây có ba giai cấp chính:
- Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
- Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
- Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào
Tạo sao nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại?
- Phương Đông: đất đai màu mở được bổi đắp bởi phù sa của các con sông lớn, hình thành các đồng bằng rộng lớn. Nguồn nước dồi dào nên kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển và trở thành kinh tế chủ chốt của phương Đông.
- Phương Tây: do lãnh thổ phần lớn là núi và cao nguyên, đất đai khô cằn, rất khó canh rác nên nông nghiệp không có điều kiện phát triển như phương Đông. Cư dân nơi đây phần lớn vẫn phải nhập lương thực từ Ai Cập và Tây Á, …
Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là gì?
Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là:
- Đô thị buôn bán: trong thị quốc người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì. Các thị quốc luôn giữ mối quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa. Nhờ đó các đô thị trở nê giàu có.
- Làm nghề thủ công: thủ công nghiệp phát triển là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp, cung cấp nguồn hàng hóa để trao đổi.
- Sinh hoạt dân chủ: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500 mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
- Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi). Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính dân chủ chủ nô.
Ý nào sau đây thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
- Nền chuyên chế cổ đại phương Đông: vua đứng dầu và nắm mọi quyền hành, lời của vua ban ra tất cả đều phái nghe theo. Vua nắm cả quân quyền và thần quyền, được coi là thiên tử (Con trời) hoặc thần thánh, …
- Nền dân chủ phương Tây: Hơn 3000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước. Đây là quá trình đấu tranh gay go quyết liệt của công dân trong thị quốc. Đây cũng là điểm tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông
Một số định lí của những toán học nào từ thời cổ đại vẫn còn rất phổ biến đến ngày nay?
Cho đến ngày nay, các định lí của nhà toàn học như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít vẫn còn được phổ biến. Ở Việt Nam, các định lí này vẫn được đưa vào chương trình THCS và THPT để cung cấp cho học sinh.
Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc
Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Roman đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hi Lạp (Hệ chữ A, B, C).
Quá trình hình thành chữ quốc ngữ kéo dài hơn ba trăm năm, tính từ ngày những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó. Theo các nhà sử học (1), đội thương thuyền đầu tiên của Bồ Đào Nha cập vịnh Đà Nẵng năm 1516, chỉ năm năm sau khi họ đổ quân lên chiếm Malacca (eo biển Mã Lai). Còn ở Đàng Ngoài thì hình như muộn hơn nhiều, và đến từ Macau (Trung Quốc) mà trước đó họ cũng đã chiếm làm thuộc địa. Dĩ nhiên, như chúng ta biết, đến năm 1651 mới có Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh xuất bản tại Roma, song để có cuốn từ điển này (ai là tác giả đích thực vẫn còn là điểm tồn nghi), hẳn phải có nhiều giáo sĩ khi đặt chân lên đất Việt từng thử dùng mẫu tự Latinh để ghi cách phát âm mà học tiếng bản địa. Tuy vậy, ngay sau khi đã được định hình một cách tương đối có hệ thống, chữ quốc ngữ vẫn chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo. Phải đợi đến ngày Gia Định báo, tờ báo đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ ra mắt bạn đọc (năm 1865) thì nó mới đi vào công chúng tương đối rộng; và thời gian sau đó, các trường dạy chữ quốc ngữ lần lượt mở cửa, chữ quốc ngữ thật sự vào cuộc sống của xã hội Việt Nam.
Nhận xét nào không đúng về giá trị các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hi Lạp, Rôma thời cổ đại?
Các công trình nghiên cứu của các nhà Khoa học Hi Lạp và Rô – ma tạo cơ sở cho sự phát triển của các công trình khoa học lơn sau này, không phải là nền tảng cho các phát minh kinh tế thời cổ đại.
Nhận xét nào không đúng về giá trị các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hi Lạp, Rôma thời cổ đại?
Các công trình nghiên cứu của các nhà Khoa học Hi Lạp và Rô – ma tạo cơ sở cho sự phát triển của các công trình khoa học lơn sau này, không phải là nền tảng cho các phát minh kinh tế thời cổ đại.
Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây có gì khác go với các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
- Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi). Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính dân chủ chủ nô.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau: “Người Hi Lạp, Rôma đem các sản phẩm như … đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là … từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, … từ các nước phương Đông.”
Người Hi Lạp, Rôma đem các sản phẩm như rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ các nước phương Đông.”