Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ
Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ nhiều thần nhưng chủ yếu là 4 vị thần: Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Hủy diệt), Visnu (thần Bảo hộ) và Inđra (thần Sấm sét).
Khu vực nào chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ.
Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ việc
Vương triều Gúp – ta có vai trò to lớn trong việc thống thống nhất Ấn Độ, bằng chứng là:
- Tổ chức các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước Ấn Độ.
- Thống nhất miền Bắc Ấn Độ và gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
Vương triều Gúp – ta không thống nhất được về mặt tôn giáo giữa các vùng miền, các tôn giáo ở Ấn Độ đa dạng, định hình và phát triển dưới thời kì này.
Loại văn tự nào phát triển sớm nhất ở Ấn Độ?
Người Ấn Độ sớm đã có chữ viết, như chữ cổ vùng sông Ấn từ năm 3000 TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, rồi nâng nên sáng tạo thành chữ Phạn (Sancrit).
=> Chữ Brahmi – chữ Phạn loai văn tự phát triển sớm nhất ở Ấn Độ.
Sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự ở Ấn Độ có ý nghĩa gì quan trọng nhất?
Ngôn ngữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp – ta trong việc viết văn bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để truyền tải, truyền bá văn hóa, văn học Ấn Độ. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự ở Ấn Độ.
Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của ấn Độ?
Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển hai tôn giáo chủ đạo là: Phật giáo và Hinđu giáo (Ấn Độ giáo), không phát triển Nho giáo như ở Trung Quốc.
Hỡn nữa, Ấn Độ có một nền văn hoá lâu đời và phát triển cao, chủ yếu gồm:
- Tôn giáo (Phật giáo và Hindu giáo) cùng với những tập tục và các lễ nghi tôn giáo.
- Cùng với tôn giáo là nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ như kiểu đền tháp hình núi, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.
- Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hindu giáo qua các thời kỳ, các phong cách kiểu dáng.
- Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn, dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia và chữ Pa-li dùng để viết kinh Phật.
Từ chữ viết mà văn học Hindu và văn học truyền thống được ghi lại, được sáng tạo, như hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, các tác phẩm của Ka-li-đa-sa như Sơ-kun-tơ-la…
=> Không có các công trình kiến trúc Nho giáo trong văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ ở thời kì định hình và phát triển?
Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ chưa xuất hiện sự giao lưu văn hóa truyền thống Ấn Độ với các nền văn hóa phương Tây. Nếu có sẽ là sức ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ đến các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là
Lãnh thổ Ấn Độ có hình tam giác ngược, hai bên giáp biển, cạnh phía Bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao nhất thế giới – dãy Hi-ma-lay-a. Hai bên bờ biển lại có hay dãy núi Đông Gát và Tây Gát, ngăn cách bởi cao nguyên Đê – can. Do toàn núi cao, rừng rậm nên lãnh thổ Ấn Độ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây. Chính sự chia cắt này đã quy định đặc điểm của văn hóa truyền thống Ấn Độ, đa dạng, phong phú, thể hiện rõ nhất thông qua tín ngưỡng, tôn giáo.
Thành tựu ở lĩnh vực nào của văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất ra bên ngoài?
Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là tôn giáo và chữ viết, tiêu biểu nhất là khu vực Đông Nam Á:
- Về tôn giáo, hầu như tất cả các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Phật - tôn giáo ra đời ở Ấn Độ từ rất sớm (khoảng 560 - 480 TCN) và được truyền bá vào vùng Đông Nam Á theo dấu chân các nhà tu hành.
Giáo lý của nhà Phật từ khi ra đời đã gắn con người với cuộc sống hiện hữu, không tôn thờ một vị thần nào cũng không tự coi mình là thần, chỉ chú trọng đến "triết lý nhân sinh quan", do đó phù hợp với suy nghĩ và tín ngưỡng truyền thống của cư dân Đông Nam Á, và lâu dần, do cảm phục mà đạo Phật được người ta tôn thờ.
Sau này, Phật giáo chia làm 3 phái khác nhau: Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông. Phật giáo ở Đông Nam Á là Phật giáo Tiểu thừa, tức là phái nhìn nhận Phật như lúc đạo Phật mới sinh ra, mẫu mực, tu thành đắc đạo và gần gũi với cuộc sống nhân gian.
- Về chữ viết, từ hơn 2000 năm về trước (có những sách mình thấy họ nói là 5000 năm), văn tự cổ Ấn Độ đã ra đời, đó là văn tự Phạn ngữ (chữ Phạn). Chữ Phạn cổ được truyền bá vào Đông Nam Á cũng từ rất sớm, đầu tiên chủ yếu được dùng để viết sách, giảng giải đạo Phật. Người ta đã tìm thấy chữ Phạn cổ trên nhiều công trình kiến trúc từ xa xưa của người Đông Nam Á. Viêt Nam thời cổ có nền văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng rất mạnh của văn hóa Ấn Độ, trong đó có chữ Phạn.
Công trình kiến trúc nào ở Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống Ấn Độ?
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay). Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề.
Nhận xét nào sau đây là đúng về văn hóa truyền thống Ấn Độ?
- Đáp án A loại vì văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
- Đáp án B loại vì văn hóa truyền thống Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á mà còn ảnh hưởng đến Trung Quốc, Hi Lạp,...
- Đáp án C chọn vì văn hóa truyền thống Ấn Độ là một trong bốn trung tâm văn minh lớn nhất phương Đông.
- Đáp án D loại vì lúc này chưa có đóng góp về khoa học.
Nhận xét nào sau đây là đúng về văn hóa truyền thống Ấn Độ?
- Đáp án A loại vì văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
- Đáp án B loại vì văn hóa truyền thống Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á mà còn ảnh hưởng đến Trung Quốc, Hi Lạp,...
- Đáp án C chọn vì văn hóa truyền thống Ấn Độ là một trong bốn trung tâm văn minh lớn nhất phương Đông.
- Đáp án D loại vì lúc này chưa có đóng góp về khoa học.
Nhận xét nào sau đây là đúng về văn hóa truyền thống Ấn Độ?
- Đáp án A loại vì văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
- Đáp án B loại vì văn hóa truyền thống Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á mà còn ảnh hưởng đến Trung Quốc, Hi Lạp,...
- Đáp án C chọn vì văn hóa truyền thống Ấn Độ là một trong bốn trung tâm văn minh lớn nhất phương Đông.
- Đáp án D loại vì lúc này chưa có đóng góp về khoa học.
Yếu tố văn hóa nào của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam thời kỳ phong kiến Lý, Trần?
Yếu tố văn hóa của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam thời kỳ phong kiến Lý, Trần là Phật giáo. Thời Lí, Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, người đi tu đông đảo, chùa chiền được quan tâm xây dựng và tu sửa trên cả nước.
Yếu tố văn hóa nào của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam thời kỳ phong kiến Lý, Trần?
Yếu tố văn hóa của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam thời kỳ phong kiến Lý, Trần là Phật giáo. Thời Lí, Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, người đi tu đông đảo, chùa chiền được quan tâm xây dựng và tu sửa trên cả nước.
Công trình kiến trúc ở Việt Nam ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống Ấn Độ là
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay). Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề.