SBT Vật lí 12 Bài 2: Con lắc lò xo | Giải SBT Vật Lí lớp 12

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Vật Lí lớp 12 Bài 2: Con lắc lò xo chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Vật Lí 12 Bài 2: Con lắc lò xo

Giải SBT Vật Lí 12 Bài 2: Con lắc lò xo

Bài 2.1 trang 6 SBT Vật Lí 12: Một lò xo giãn ra 2,5cm khi treo và nó một vật có khối lượng 250g. Cho biết con lắc lò xo thẳng đứng dao động theo cùng quy luật với con lắc lò xo nằm ngang (lấy g=10m/s2 ). Chu kì của con lắc được tạo thành như vậy là

A. 0,31s         B. 10s        

C. 1s               D. 126s

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính độ biến dạng lò xo ở vị trí cân bằng: Δl=mgk

Sử dụng công thức tính chu kì dao động: T=2πω

Lời giải:

Ta có độ biến dạng lò xo ở vị trí cân bằng: Δl=mgk(1)

Mà ω=km(2)

Từ (1) và (2)ω=gΔl

Chu kì: T=2πω=2πΔlg=2π0,02510=0,31(s)

Chọn A

Bài 2.2 trang 6 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo trục x nằm ngang. Lò xo có độ cứngk=100N/m. Khi vật có khối lượng m của con lắc đi qua vị trí có li độ x=4cm thì thế năng của con lắc đó

A. 8J              

B. 0,08J        

C. 0,08J          

D. Không xác định được vì chưa biết giá trị của khối lượng m

Phương pháp giải:

Vận dụng công thức tính thế năng đàn hồi: Wt=12kx2

Lời giải:

Thế năng đàn hồi của con lắc tại vị trí li độ x=4cm là: Wt=12kx2=12.100.(0,04)2=0,08J

Chú ý: Khi tính năng lượng li độ phải đổi sang đơn vị mét

Chọn B

Bài 2.3 trang 6 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo có khối lượng m=0,5kg và độ cứng k=60N/m . Con lắc dao động với biên độ bằng 5cm. Tốc độ con lắc khi qua vị trí cân bằng là

A. 0,77m/s         B. 0,17m/s        

C. 0m/s               D. 0,55m/s

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính tốc độ của vật trong dao động điều hòa

Lời giải:

Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì tốc độ đạt cực đại: vmax=Aω

Ta có{A=5cm=0,05mω=km=600,5=230rad/svmax=Aω=0,05.2300,55m/s

Chú ý: Khi tính năng lượng, li độ phải đổi sang đơn vị mét.

Chọn D

Bài 2.4 trang 6 SBT Vật Lí 12: Một con lắc là xo có cơ năng 0,9J và biên độ dao động A=15cm. Động năng của con lắc tại li độ x=5cm là

A. 0,8J      

B. 0,3J        

C. 0,6J    

D. Không xác định được vì chưa biết độ cứng của lò xo.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính động năng theo li độ: Wd=12k(A2x2)

Lời giải:

Cơ năng của con lắc:W=12kA2k=2WA2=2.0,90,152=80(N/m)

Động năng của vật tại li độ x=5cm là

Wd=12k(A2x2)=12.80.(0,152(0,05)2)=0,8J

Chú ý: Khi tính năng lượng li độ phải đổi sang đơn vị mét

Chọn A

Bài 2.5 trang 6 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo có độ cứng k=200N/m, khối lượng m=200g dao động điều hòa với biên độ A=10cm. Tốc độ của con lắc khi qua vị trí có li độ x=2,5cm là

A. 86,6m/s              B. 3,06m/s      

C. 8,67m/s              D. 0,0027m/s

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính động năng theo li độ: Wd=12k(A2x2)

Sử dụng công thức Wd=12mv2

Lời giải:

Ta có

{Wd=12k(A2x2)Wd=12mv2v=km(A2x2)=2000,2(0,120.0252)=3,06(m/s)

Chọn B

Bài 2.6 trang 6 SBT Vật Lí 12: Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ gắn với một lò xo nhẹ dao động điều hoà theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

C. hướng về vị trí cân bằng.

D. hướng về vị trí biên

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về lực kéo về

Lời giải:

Lực kéo về: F=ma, lực kéo về cùng hướng với gia tốc, luôn hướng về vị trí cân bằng

Chọn C

Bài 2.7 trang 7 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hoà theo phương ngang với phương trình x=10cos10πt(cm;s).  Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấyπ2=10. Cơ năng của con lắc bằng

A.0,50J.                    B. 1,10J.        

C. 1,00J.                   D. 0,05J.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính cơ năng của vật dao động điều hòa: W=12kA2

Lời giải:

Đổi: m=100g=0,1kg

Từ phương trình: x=10cos10πt (cm), ta có A=10cm=0,1mω=10π(rad/s)

Ta có ω=kmk=m.ω2

Suy ra, cơ năng con lắc W=12kA2=12m.ω2.A2

=12.0,1.(10π)2.0,12=0,5J

Chọn A

Bài 2.8 trang 7 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là50g . Con lắc dao động điều hoà theo một trục cố định nằm ngang với phương trìnhx=Acosωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2=10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng

A. 25N/m.                  B. 200N/m.      

C. 100N/m.                D. 50N/m.

Phương pháp giải:

Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng là T4

Lời giải:

Thế năng tại li độ xWt=12kx2

Động năng tại li độ xWd=12k(A2x2)

Ta có  Wt=Wd12kx2=12k(A2x2)x2=(A2x2)x=±A22

Từ vòng tròn lượng giác:

SBT Vật lí 12 Bài 2: Con lắc lò xo | Giải SBT Vật Lí lớp 12 (ảnh 1)

Ta tính được khoảng thời gian giữa lần động năng bằng thế năng là: ωt=π22πTt=π2t=T4(s)

Suy ra T4=0,05T=4.0,05=0,2(s)

ω=10π(rad/s)

ω=km 

k=m.ω2=0,05.(10π)2=50(rad/s)

Chọn D

Bài 2.9 trang 7 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ10cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là200mJ. Lò xo của con lắc có độ cứng là

A. 40N/m.                 B. 50N/m.      

C. 4N/m.                   D. 5N/m.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính cơ năng của con lắc: W=12kA2

Lời giải:

Đổi:

A=10cm=0,1mW=200mJ=0,2J

Ta có cơ năng của con lắc

W=12kA2

k=2WA2=2.0,20,12=40(N/m)

Chọn A

Bài 2.10 trang 7 SBT Vật Lí 12: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm: biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng nào không thay đổi theo thời gian?

A. Gia tốc.                        B. Vận tốc.           

C. Động năng.                  D. Biên độ.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về các đại lượng trong dao động điều hòa

Lời giải:

Vận tốc, gia tốc biến thiên điều hòa theo thời gian

Động năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian

Biên độ là đại lượng không thay đổi theo thời gian

Chọn D

Bài 2.11 trang 7 SBT Vật Lí 12: Con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50N/m và vật nhỏ có khối lượng 200g đang dao động điều hoà theo phương ngang. Lấy π2=10. Tần số dao động của con lắc là

A. 5,00Hz.                B. 2,50Hz.          

C. 0,32Hz.                D. 3,14Hz.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính tần số dao động của con lắc lò xo:f=12πkm

Lời giải:

Đổi: m=200g=0,2kg

Tần số dao động của con lắc lò xo:f=12πkm 

=1210500,2=2,5(Hz)(π2=10)

Chọn B

Bài 2.12 trang 7 SBT Vật Lí 12: Một vật nhỏ có khối lượng 500g dao động điều hoà dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F=0,8cos4t(N). Biên độ dao động của vật là

A. 8cm.                       B. 6cm.          

C. 12cm.                     D. 10cm

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức lực kéo về: F=kx

Sử dụng công thức tính tần số góc: ω=km

Lời giải:

Ta có tần số góc ω=kmk=mω2

=0,5.42=8(N/m)

Lực kéo về: F=kx0,8cos4t=8.x

x=0,1cos4t(m)

Suy ra A=0,1m=10cm

Chọn D

Bài 2.13 trang 7 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo có khối lượng m=50g, dao động điều hòa trên trục x với chu kì T=0,2s và biên độ A=0,2m. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc con lắc qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

a) Viết phương trình dao động của con lắc.

b) Xác định độ lớn và chiều vecto vận tốc, gia tốc và lực kéo về tại thời điểm t=3T4

Phương pháp giải:

a) Vận dụng các bước viết phương trình dao động điều hòa: tìm ω, tìm A, tìm pha ban đầu φ

b) Thay thời gian t vào phương trình vận tốc, gia tốc

Sử dụng công thức tính độ lớn lực kéo về: F=m|a|

Vận dụng đặc điểm hướng các đại lượng vận tốc, gia tốc và lực kéo về

Lời giải:

a) Viết phương trình dao động của vật

+ Tần số góc: ω=2πT=2π0,2=10π(rad/s)

+ Biên độ: A=0,2m=20cm

+ Tìm φ:

t=0{x0=Acosφ=0v=Aωsinφ<0{φ=±π2sinφ>0φ=π2

Vậy phương trình dao động: x=20cos(10πt+π2)(cm)

b)

Tại thời điểm t=3T4=34.0,2=0,15s

Li độ:x=20cos(10πt+π2)=20cos(10π.0,15+π2)=20(cm)

Vật ở vị trí biên dương

|v|=0 đi theo chiều âm

|a|=Aω2=0,2.(10π)2=197(m/s2) hướng về vị trí cân bằng

Lực kéo về: F=m|a|=0,05.197=9,85N

Lực kéo về có hướng cùng với hướng gia tốc nên lực kéo về cũng hướng về vị trí cân bằng.

Bài 2.14 trang 8 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo có biên độ A=10,0cm , có tốc độ cực đại 1,2m/s và có cơ năng 1J. Hãy tính:

a) Độ cứng của lò xo.

b) Khối lượng của quả cầu con lắc.

c) Tần số dao động của con lắc.

Phương pháp giải:

Vận dụng công thức tính cơ năng W=12kA2=12mvmax2

Sử dụng công thức tính tần số dao động f=12πkm

Lời giải:

Ta có: A=10cm=0,1m

a) W=Wtmax=12kA2

k=2WA2=2.10,12=200(N/m)

b)W=Wdmax=12mvmax2

m=2Wvmax2=2.11,22=1,39(kg)

c) Tần số dao động: f=12πkm=12π2001,39=1,9(Hz)

Bài 2.15 trang 8 SBT Vật Lí 12: Một vật có khối lượng 10g dao động điều hòa với biên độ 24cm và chu kì 4,0s. Tại thời điểm t=0, vật ở vị trí biên x=A.

a) Viết phương trình dao động của vật.

b) Tính li độ, gia tốc và lực kéo về tại thời điểm t=0,5s.

c) Xác định thời điểm đầu tiên vật qua vị trí có li độ x=12cm và tốc độ của vật tại thời điểm đó.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng các bước viết phương trình dao động điều hòa: tìm ω, tìm A, tìm pha ban đầu φ

b) Thay t vào biểu thức li độ, gia tốc, lực kéo về

c) Sử dụng vòng tròn lượng giác tính thời gian

Sử dụng công thức tính tốc độ v=ωA2x2

Lời giải:

a) Viết phương trình dao động của vật

+ Tần số góc: ω=2πT=2π4=π2(rad/s)

+ Biên độ: A=24cm

+ Tìm φt=0:x0=Acosφ=Acosφ=1φ=π(rad)

Vậy phương trình dao động: x=24cos(π2t+π)(cm)

b) Phương trình gia tốc: a=Aω2cos(ωt+φ)=12.(π2)2cos(π2t+π)(cm/s2)

Tại thời điểm t=0,5s:

Li độ: x=24cos(π2t+π)=24cos(π2.0,5+π)=122(cm)

Gia tốc: a=12.(π2)2cos(π2t+π)

=12.(π2)2cos(π2.0,5+π)

=41,9(cm/s2)

Lực kéo về: F=m|a|=0,01.0,419

=4,19.103(N)

c) Thời điểm đầu tiên vật đi qua li độ x=12cm là

Vị trí xuất phát: x=A

Vị trí đích: x=12cm=A2cm

Vẽ vòng tròn lượng giác:

SBT Vật lí 12 Bài 2: Con lắc lò xo | Giải SBT Vật Lí lớp 12 (ảnh 2)

Từ hình vẽ: cos(ωt)=12

ωt=π3π2t=π3t=23s

Tốc độ tại thời điểm đó: v=ωA2x2

=π2242(12)2=32,6(cm/s)

Bài 2.16 trang 8 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 200g gắn với một lò xo nhẹ, dao động điều hòa theo trục Ox nằm ngang với tần số 2,5Hz. Trong khi dao động, chiều dài lò xo biến thiên từ l1=20cm đến l2=24cm.

a) Tính biên độ dao động của vật và chiều dài của lò xo khi chưa biến dạng.

b) Viết phương trình dao động của vật, biết khi t=0 vật ở vị trí biên x=+A.

c) Tính vận tốc và gia tốc của vật khi vật đi qua vị trí cân bằng.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng biểu thức độ dài quỹ đạo chuyển động của vật bằng khoảng biến thiên chiều dài của lò xo: L=2A=l2l1

b) Vận dụng các bước viết phương trình dao động điều hòa: tìm ω, tìm A, tìm pha ban đầu φ

c) Sử dụng công thức tính vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa

Lời giải:

a) Độ dài quỹ đạo chuyển động của vật bằng khoảng biến thiên chiều dài của lò xo:

L=2A=l2l1=2420=4cmA=2cm

Chiều dài tự nhiên l0=l1+A=20+2=22cm

b) Viết phương trình dao động của vật

+ Tần số góc: ω=2πf=2π.2,5=5π(rad/s)

+ Biên độ: A=2cm

+ Tìm φt=0:x0=Acosφ=A

cosφ=1φ=0(rad)

Vậy phương trình dao động: x=2cos(5πt)(cm)

c) Khi vật đi qua vị trí cân bằng:

Vật tốc: v=±Aω=±2.5π=±10π(cm/s)

Gia tốc: a=0

Chú ý:

Vận tốc có thể âm có thể dương, khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương v=Aω còn khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm v=Aω

Bài 2.17 trang 8 SBT Vật Lí 12: Một con lắc dao động điều hòa.

a) Tại li độ x bằng một nửa biên độ thì bao nhiêu phần của cơ năng là thế năng? Bao nhiêu phần là động năng?

b) Tại li độ nào (tính theo biên độ) thì động năng bằng thế năng?

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính động năngWd=12k(A2x2), thế năng Wt=12kx2, cơ năngW=12kA2

Lời giải:

a) Tại x=A2:

WtW=12kx212kA2=(xA)2

=(12)2=0,25=25%

Vậy li độ x bằng một nửa biên độ thì 25% của cơ năng là thế năng, 75% là động năng

b) Wd=Wt12k(A2x2)=12kx2

x=±A22

Bài 2.18 trang 8 SBT Vật Lí 12: Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng 0,5kg gắn vào đầu tự do của một lò xo nhẹ có độ cứng 20N/m. Con lắc dao động theo trục Ox nằm ngang với biên độ dao động là 3cm. Tính:

a) Cơ năng của con lắc và tốc độ cực đại của vật.

b) Động năng và tốc độ cực đại của vật tại vị trí có li độ 2,0cm 

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính động năngWd=12k(A2x2)=12mv2, thế năng Wt=12kx2, cơ năng W=12kA2

Lời giải:

Cơ năng của con lắc: W=12kA2=12.20.0,032=9.103J=9mJ

Ta có: W=12mvmax2vmax=2Wm=2.9.1030,5=0.19m/s

b) Tại li độ x=2cm

Wd=12k(A2x2)

=12.20.(0,0320,022)

=5.103J=5mJ

Ta có Wd=12mv2

v=2Wdm

 

=2.5.1030,5=0,14(m/s)