Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Vật Lí lớp 12 Bài 17-18: Máy phát điện xoay chiều. Động cơ không đồng bộ ba pha chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Vật Lí 12 Bài 17-18: Máy phát điện xoay chiều. Động cơ không đồng bộ ba pha
Bài 17-18.1 trang 46 SBT Vật Lí 12: Máy phát điện xoay chiều được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
A. hưởng ứng tĩnh điện.
B. tác dụng của từ trường lên dòng điện.
C. cảm ứng điện từ.
D. tác dụng của dòng điện lên nam châm.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết nguyên lí hoạt động của máy phát điện xoay chiều
Lời giải:
Máy phát điện xoay chiều được tạo ra trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ.
Chọn C
Bài 17-18.2 trang 47 SBT Vật Lí 12: Động cơ không đồng bộ ba pha được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
A. tác dụng của từ trường không đổi lên dòng điện.
B. cảm ứng điện từ xảy ra trong một khung dây dẫn kín quay đều trong một từ trường đều.
C. tác dụng của từ trường quay lên khung dây dẫn kín.
D. hưởng ứng tĩnh điện.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về nguyên lí hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha
Lời giải:
Động cơ không đồng bộ ba pha được tạo ra trên cơ sở hiện tượng tác dụng của từ trường quay lên khung dây dẫn kín.
Chọn C
Bài 17-18.3 trang 47 SBT Vật Lí 12: Máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động Tốc độ quay của rôto là vòng/phút. Số cặp cực của rôto là
A. B.
C. D.
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tần số máy điện xoay chiều:
Trong đó:
+ là tần số ( )
+ là số cặp cực
+ là tốc độ quay của roto (vòng/s)
Lời giải:
Ta có
Tốc độ quay của roto
Có
Chọn C
Bài 17-18.4 trang 47 SBT Vật Lí 12: Mô hình gồm nam châm chữ quay đều quanh trục và một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường của nam châm đó,
A. Không phải là mô hình của động cơ điện (vì không có dòng điện).
B. Là mô hình của động cơ điện vì sẽ cho dòng điện chạy vào khung.
C. Là mô hình của các loại động cơ không đồng bộ và không cần cho dòng điện chạy vào khung.
D. Chỉ là mô hình của động cơ không đồng bộ ba pha, vì cần phải có dòng điện ba pha để tạo ra từ trường quay.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về động cơ điện.
Lời giải:
Mô hình gồm nam châm chữ quay đều quanh trục và một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường của nam châm đó, là mô hình của các loại động cơ không đồng bộ và không cần cho dòng điện chạy vào khung.
Chọn C
Bài 17-18.5 trang 47 SBT Vật Lí 12: Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto
A. Luôn bằng tốc độ quay của từ trường.
B. Có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng.
C. Lớn hơn tốc độ quay của từ trường.
D. Nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về động cơ không đồng bộ ba pha.
Lời giải:
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
Chọn D
Bài 17-18.6 trang 47 SBT Vật Lí 12: Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng thì sinh ra công suất cơ học là Biết động cơ có hệ số công suất và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là Bỏ qua các hao phí khác, cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ là
A.
B.
C.
D.
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức ;
Lời giải:
Ta có
Chọn D
Bài 17-18.7 trang 48 SBT Vật Lí 12: Các quạt trần, quạt bàn mà ta thường dùng trong cuộc sống là
A. Động cơ điện một chiều.
B. Động cơ không đồng bộ một pha.
C. Động cơ không đồng bộ ba pha.
D. Một loại động cơ khác.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về động cơ điện
Lời giải:
Các quạt trần, quạt bàn mà ta thường dùng trong cuộc sống là động cơ không đồng bộ một pha.
Chọn B
Bài 17-18.8 trang 48 SBT Vật Lí 12: Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng , cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của động cơ là Biết rằng công suất hao phí của động cơ là Hiệu suất của động cơ là
A. B.
C. D.
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính hiệu suất: ; ;
Lời giải:
Ta có hiệu suất động cơ
Mà ;
Chọn B