Giáo án Công nghệ 10 Bài Ôn tập học kì 1 – Mẫu giáo án số 1
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải hệ thống, khái quát và nắm được nội dung kiến thức cơ bản về: Giống cây trồng; Sử dụng, bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp; Sử dụng và ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất phân bón; Bảo vệ cây trồng
II. Phương pháp, phương tiện
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Phương tiện: Giấy khổ lớn, bút dạ; Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức chương I
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu? Virus dùng sản xuất? Quy trình?
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động I: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm – 5’ - Chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, giao dụng cụ cho các nhóm - Yêu cầu: Xem lại nội dung kiến thức đã học, khái quát lại những kiến thức trọng tâm của từng phần trong chương I theo các nội dung: + Nhóm 1: Giống cây trồng trong sản xuất Nông, Lâm nghiệp + Nhóm 2: Sử dụng và bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp + Nhóm 3: Sử dụng và sản xuất phân bón + Nhóm 4: Bảo vệ cây trồng - Các nhóm có thời gian 10’ để thảo luận, sau 10’ đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp |
|
Hoạt động II: Báo cáo kết quả thảo luận – 30’ |
|
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm học sinh khác nhận xét và bổ sung - Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng? - Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn khác quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo như thế nào? - Tại sao mỗi tế bào hoặc mô tế bào lại có thể phát triển thành cơ thể thực vật hoàn chỉnh khi nuôi cấy? - Công nghệ nuôi cấy mô có ý nghĩa gì? Giải thích tại sao lại có ý nghĩa như vậy? - So sánh cấu tạo keo âm và keo dương? - Phản ứng của dung dịch đất phụ thuộc vào yếu tố nào? - Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất? - So sánh nguyên nhân hình thành, đặc điểm của đất bạc màu – xói mòn; Đất mặn – đất phèn? - Trọng tâm là bài 12 - So sánh đặc điểm, thành phần dinh dưỡng của các loại phân bón? - Kỹ thuật sử dụng và bảo quản - So sánh thành phần, tác dụng của các loại phân bón VSV thường dùng? - Trọng tâm là bài 15, 19 - Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? - Sâu, bệnh phát triển thành dịch cần phải có các yếu tố nào? - Các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Thuốc hóa học bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến quần thể sinh vật như thế nào? Nguyên nhân? - Thuốc hóa học BVTV ảnh hưởng gì tới môi trường và con người? - So sánh các loại chế phẩm vi sinh trừ sâu hại cây trồng? |
* Giống cây trồng - Khảo nghiệm giống cây trồng + Mục đích, ý nghĩa của công tác KN + Các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng - Sản xuất giống cây trồng: + Hệ thống sản xuất giống cây trồng + Các quy trình sản xuất giống cây trồng + Sự khác nhau giữa quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn với cây trồng thụ phấn chéo - Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống cây trồng Nông, Lâm nghiệp + Cơ sở khoa học + Quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô + Ý nghĩa của công nghệ Sử dụng và bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp - Một số tính chất của đất trồng + Cấu tạo keo đất + Phản ứng của dung dịch đất; Ý nghĩa phản ứng của dung dịch đất + Độ phì nhiêu của đất; Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất - Sử dụng và cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn + Nguyên nhân hình thành + Đặc điểm + Biện pháp cải tạo và sử dụng Sử dụng và sản xuất phân bón - Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường + Phân bón hóa học + Phân bón hữu cơ + Phân bón vi sinh vật - Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón + Phân bón VSV cố định đạm + Phân bón VSV chuyển hóa lân + Phân bón VSV phân giải chất hữu cơ Bảo vệ cây trồng - Điều kiện phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng + Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch - Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng + Nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại CT + Các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường + Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật + Ảnh hưởng đến môi trường và con người - Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật + Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu + Chế phẩm virus trừ sâu + Chế phẩm nấm trừ sâu |
4. Củng cố
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả, ý thức thái độ học sinh qua bài ôn tập học kỳ
5. Hướng dẫn
Ôn lại kiến thức chương I, liên hệ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
Chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra học kỳ I
Giáo án Công nghệ 10 Bài Ôn tập học kì 1 – Mẫu giáo án số 2
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS phải:
- Củng cố được các kiến thức đã học về giống cây trồng, đất, phân bón và sâu bệnh hại cây trồng.
- Chuẩn bị tốt bài ôn tập để vận dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra HKI.
- Đánh giá kết quả dạy và học của thầy và trò.
II. Phương tiện dạy học:
- Sách giáo khoa, giáo án
III. Phương pháp dạy học:
-Vấn đáp tìm tòi
- Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình tiết dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
- GV hệ thống hóa kiến thức từ bài 1 đến bài 14.
- GV sử dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK. Nêu trọng tâm từng bài
2. Hoạt động 2: Đề cương câu hỏi
- GV cung cấp đề cương ôn tập.
- HS suy nghĩ, nghiên cứu đểtrả lời.
4. Củng cố và luyện tập
- GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Công việc về nhà
- Học bài để giờ sau kiểm tra.
V. Rút kinh nghiệm