Giáo án Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật – Mẫu giáo án số 1
BÀI 20: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật
- Trình bày được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, virut và nấm trừ sâu
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát so sánh
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng những mặt có lợi của VSV phục vụ lợi ích con người
II. Phương tiện:
- Sách giáo khoa, hình vẽ SGK
III. Phương pháp dạy học:
- Diễn giảng, hỏi đáp.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến môi trường xung quanh?
- Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá họBVTV đếnquần thể sinh vật và môi trường xung quanh?
3. Dạy bài mới:
*ĐVĐ: Ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp không chỉ là sản xuất ra phân vi sinh mà công nghệ này còn được ứng dụng rất thành công trong việc sản xuất chế phẩm sinh học các loại sâu, bệnh hại cho cây trồng. Chế phầm này này càng được ưa chuộng trên thị trường bởi nó không gây độc cho con người cũng như than thiện với môi trường
Nội dung |
Hoạt động của Thầy |
Hoạt động của Trò |
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chế phẩm vi khuẩn trừ sâu |
||
* Khái niệm: Chế phẩm sinh học BVTV là sản phẩm diệt trừ sâu hại có nguồn gốc sinh vật I. Các chế phẩm vi khuẩn trừ sâu - Baccillus thuringiensis - VK này có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử - Tên chế phẩm: thuốc trừ sâu Bt - Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt |
- GV cho VD về một số loại chế phẩm sinh học BVTV và hỏi: Em hiểu thế nào là chế phẩm sinh học BVTV? - GV hỏi: Chế phẩm này có đặc điểm gì để được ưa chuộng? - GV: chế phẩm diệt trừ sâu hại có thể là hoocmon, chất đẫn dụ hoặc thuốc trừ sâu vi sinh. Thuốc trừ sâu vi sinh có thể là chất độc được chiết ra từ vi khuẩn hoặc virut hoặc sử dụng nấm gây bệnh cho sâu hại - GV hỏi: Vi khuẩn dùng sản xuất chế phẩm trừ sâu hại là loại nào? Có đặc điểm gì? - GV hỏi: Nêu đặc điểm của tinh thể protein của vi khuẩn Baccillus - Bản chất của thuốc trừ sâu Bt? ( là chất độc tiết ra từ VK Baccillus độc hại với sâu mà không độc với con người và môi trường) |
- HS: Là sản phẩm diệt trừ sâu hại có nguồn gốc sinh vật - HS: Không gây độc cho con người và môi trường - HS: Baccillus thuringiensis Có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử - HS: Hình quả trám hoặc hình lập phương. Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể protein độc, cơ thể sâu bọ bị tê liệt và bị chết sau 2 – 4 ngày |
Hoạt động 2: Tìm hiểu chế phẩm vi rút trừ sâu |
||
II. Chế phẩm vi rút trừ sâu 1. Đặc điểm vi rút trừ sâu - Thường xâm nhập giai đoạn sâu non. Khi mắc bệnh virut cơ thể sâu mềm nhũn do các mô bị tan rã. Màu sắc và độ căng bị biến đổi. - Loài virut được quan tâm: NPV 2. Quy trình SX chế phẩm trừ sâu |
- GV cho vd về sự xâm nhập của vi rút làm sâu hại chết và hỏi: Vì sao khi nhiễm vi rút, cơ thể sâu trở nên mềm nhũn? - GV hỏi: Em hãy mô tả quá trình sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu? - GV hỏi: Nêu sự khác nhau giữa thành phần và phương thức diệt trừ sâu bệnh giữa chế phẩm Bt và NPV? |
- HS: Do vi rút làm các mô tan rã - HS: * Bt: protein độc của vk Bt NPV: vi rút * Phương thức diệt trừ + Bt làm sâu tê liệt sâu gây chết + NPV: phá huỷ tế bào sâu hại |
Hoạt động 3: Tìm hiểu chế phẩm nấm trừ sâu |
||
III. Chế phẩm nấm trừ sâu 1. Nấm trừ sâu - Nấm túi và nấm phấn trắng - Triệu trứng gây hại: + Nấm túi: TB chứa khuẩn ti của nấm căng ra làm cơ thể sâu trương lên => yếu, chết + Nấm phấn trắng: cơ thể sâu cứng lại, trắng như rắc bột |
- GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk so sánh nấm túi và nấm phấn trắng - Em hãy cho biết đặc điểm sâu nhiễm nấm? |
- Đối tượng + Nấm túi: rệp hại cây + Nấm phấn trắng: sâu non, đục thân… |
4. Củng cố:
- So sánh 3 quy trình sản xuất chế phẩm vk trừ sâu, chế phẩm vi rút trừ sâu và chế phẩm nấm trừ sâu
- Đặc điểm của sâu hại khi sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- HS học bài và xem trước bài 40
V. Rút kinh nghiệm
Giáo án Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật – Mẫu giáo án số 2
BÀI 20: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Hiểu và trình bày được khái niệm về chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật
- Phân tích và trình bày được cơ sở khoa học, quy trình sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, virus và nấm trừ sâu
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh
II. Phương pháp, phương tiện
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận
- Phương tiện: Sơ đồ đường truyền thuốc hóa học BVTV vào môi trường và con người; Phiếu học tập và một số hình ảnh liên quan
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra bài cũ – 0’
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu chế phẩm vi khuẩn trong PT sâu hại – 15’ |
|
- Theo em, sâu hại có bị bệnh tật không? Nếu có thì nn gây bệnh cho sâu hại là gì? (khí hậu và các loài vsv gây bệnh) - Vậy theo em, thế nào là chế phẩm vi sinh pt sâu hại? Nó có khác gì so với thuốc hóa học BVTV? - Nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: + Thế nào là chế phẩm vk trừ sâu? + Loài vi khuẩn nào được sử dụng để sản xuất ra chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? + Vì sao vk này tiêu diệt được sâu hại? + Triệu chứng của sâu hại khi bị bệnh do vi khuẩn gây ra? Nhấn mạnh: Vi khuẩn có rất nhiều loài khác nhau, nhưng để diệt được sâu hại, nó phải sản xuất được protein độc ở giai đoạn bào tử tìm thấy ở vi khuẩn Bt Giải thích: Bào tử – Màng tế bào lõm vào tạo 1 ngăn chứa 1 vùng DNA → xung quanh ngăn hình thành 1 màng dày gồm 1 số lớp bảo vệ. Bào tử có vận tốc chuyển hóa chậm, chịu được khô hạn, chất độc và nhiệt độ cực trị, sống không dinh dưỡng nhiều năm, đủ nhỏ để bay trong không khí → khi gặp đk thuận lợi → nẩy mầm => giải phóng tế bào vi khuẩn có khả năng phát triển và sinh sản GV giới thiệu quy trình sản xuất lên bảng, vừa giới thiệu, vừa giải thích BS: Ở VN, Bt được nghiên cứu sản xuất từ 1976 đến 1985 => cho ra thương phẩm Bacterin cung cấp cho nhiều vùng rau sạch trên cả nước |
Khái niệm chế phẩm bảo vệ thực vật Là chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là những VSV sống, có tác dụng gây bệnh cho sâu để diệt sâu => không gây ảnh hưởng cho môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái Nông nghiệp; Đảm bảo an toàn thực phẩm I. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu - VK được sử dụng để sản xuất chế phẩm trừ sâu là những vi khuẩn có tinh thể Protein độc ở giai đoạn bào tử - Loài vi khuẩn có tác nhân này là vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) - Quy trình sx:
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu chế phẩm Virus trong PT sâu hại – 15 |
|
- Nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm virus trừ sâu: + Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu + Đối tượng virus nào thường được sử dụng để tạo chế phẩm? N.P.V = Nuclear polyhedrosis virus + Triệu chứng bị bệnh của sâu hại khi bị nhiễm virus? Ở Việt Nam, virus N.P.V được sản xuất nhiều ở công ty BVTV Trung ương, Viện bảo vệ thực vật, Viện sinh học nhiệt đới GV giới thiệu quy trình lên bảng và giải thích |
II – CHẾ PHẨM VIRUS TRỪ SÂU: - Gây nhiễm virus nhân đa diện (N.P.V) lên sâu non → nghiền nát sâu non bị nhiễm virus → pha với nước theo tỷ lệ nhất định → lọc → thu nước dịch virus đậm đặc → pha chế chế phẩm - Quy trình sx:
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu chế phẩm nấm trong PT sâu hại – 5’ |
|
Nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm nấm trừ sâu: + Nhóm nấm nào được sử dụng để tạo chế phẩm nấm trừ sâu? + Khi bị nhiễm nấm (nấm túi & nấm phấn trắng) sâu hại có triệu chứng bệnh tích như thế nào? GV giới thiệu quy trình sản xuất và giải thích |
III – CHẾ PHẨM NẤM TRỪ SÂU: - 2 nhóm nấm được sử dụng: Nhóm nấm túi và nấm phấn trắng (Beauvaria bassiana) - Quy trình sx : Giống nấm thuần => mt nhân sk => Rải mỏng (B.b) (Cám, ngô, đg) để hình thành bào tử => tạo chế phẩm (…) |
4. Củng cố - 5’
- Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? Vi khuẩn dùng sản xuất? Đặc điểm?
- Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu? Virus dùng sản xuất?
- Thế nào là chế phẩm nấm trừ sâu? Nhóm nấm dùng sản xuất?
- GV cho HS xem lại 3 quy trình trên bảng, và nhấn mạnh: Ở quy trình sản xuất chế phẩm virus trừ sâu, môi trường dinh dưỡng cho virus chính là sâu non, khác với 2 quy trình kia là môi trường dinh dưỡng nhân tạo hoặc tự nhiên...
5. Hướng dẫn – 4’
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK