Giáo án Công nghệ 10 bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh mới nhất

Giáo án Công nghệ 10 Bài 52: Thực hành: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh – Mẫu giáo án số 1

Bài 52. THỰC HÀNH: LỰA CHỌN CƠ HỘI KINH DOANH

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS Phải:

1. Kiến thức

- Biết phân tích một số hình thức khinh doanh.

- Biết lựa chọn và xác định được cơ hội kinh doanh phù hợp.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện được kĩ năng: Thảo luận nhóm, quan sát, phân tích, tổng hợp

3. Thái độ

Có ý thức phân tích thị trường, đối chiếu với điều kiện cụ thể của gia đình hay doanh nghiệp để lựa chọn được cơ hội kinh doanh.

II. Phương tiện.

1. Giáo viên: Có sử dụng công nghệ thông tin.

- Tham khảo các tài liệu có liên quan.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu bài trước và sưu tầm các hoạt động kinh doanh.

III. Phương pháp dạy học.

- Thảo luận nhóm

- Thực hành theo nhóm

IV. Tiến trình tiết dạy

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiềm tra bài cũ

* Có mấy bước để tiến hành lựa chọn lĩnh vực kinh doanh? Nêu đặc điểm của từng bước.

* Phân tích môi trường kinh doanh nhằm mục đích gì?

Đáp án:

* Có 2 bước để tiến hành lĩnh vực kinh doanh đó là phân tích và quyết định lựa chon.

1. Phân tích:

- Phân tích môi trường kinh doanh.

- Phân tích, đánh giá năng lực đội ngũ lao động.

- Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Phân tích điều kiện về kĩ thuật công nghệ.

- Phân tích tài chính.

2. Quyết định lựa chọn

Trên cơ sở phân tích đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.

* Việc phân tích môi trường kinh doanh nhằm giúp DN xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp.

3. Vào bài mới

- GV: Nếu ta là chủ doanh nghiệp, đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Qua những cách xác định cơ hội kinh doanh của 4 gia đình sau đây, ta sẽ học được những gì và vận dụng vào hoàn cảnh của mình như thế nào cho phù hợp. Đó là nội dung bài thực hành hôm nay.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: Giải quyết tình huống

GV yêu cầu phân nhóm, lớp chia thành 4 nhóm nhỏ.

GV cho HS lựa chọn gói câu hỏi là những tình huống cụ thể và kèm theo các gợi ý.

Thời gian thảo luận là 4 phút cho mỗi tình huống.

Tình huống 1: Tìm hiểu việc kinh doanh của chị H.

Gợi ý:

- Chị H kinh doanh loại hình gì?

- Loại hình kinh doanh đó có được pháp luật cho phép không?

- Trình độ chuyên môn của chị H như thế nào?

- Chị H tạo nguồn vốn ra sao?

- Tại sao chị H không bán hoa ở khu vực gần nhà chị mà chị lại tìm cách liên hệ địa điểm bán hoa ở thị xã?

- Hàng của chị có đáp ứng được nhu cầu không ? Vì sao?

- Hiệu quả kinh doanh của chị H?

- Em có nhận xét gì về việc kinh doanh của chị H?

Tình huống 2: Tìm hiểu việc kinh doanh của anh T.

Gợi ý:

-  Loại hình kinh doanh của anh T?

- Nguồn vốn mà anh T có là ở đâu ?

- Trình độ chuyên môn của anh T là gì ?

- Trong 2 năm kinh doanh, cơ sở của T có những thay đổi gì so với ban đầu?

- Tại sao anh T lại có những thay đổi đó?

-

 Sự thay đổi này mang đến cho anh T kết quả gì?

- Từ cơ sở trên, em hãy đánh giá việc kinh doanh của T :

      + Có hiệu quả không ?

      + Có phù hợp với điều kiện của T không?

      + Có thể phát triển hơn nữa được không?

Tình huống 3: Tìm hiểu việc kinh doanh của chị D.

Gợi ý:

- Chị D kinh doanh loại hình gì?

- Vì sao chị có quyết định lựa chọn như vậy?

- Sự quyết định như vậy có phù hợp không? Vì sao?

Tình huống 4: Tìm hiểu việc kinh doanh của bác A.

Gợi ý:

- Bác A kinh doanh loại hình gì?

- Tại sao bác A chọn loại hình kinh doanh này?

- Cách thức mà bác kinh doanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng? ý nghĩa của việc này?

- Bác A kinh doanh có hiệu quả không?

- Mục tiêu bác đặt ra có thực hiện được không?

GV nhận xét và kết luận.

HS lựa chọn gói câu hỏi và trả lời.

Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Sản xuất.

- Có.

- Kỹ thuật trồng hoa.

- Chỉ có vài triệu đồng.

- Khu vực gần nhà chị ít có nhu cầu còn ở thị xã nhu cầu sử dụng hoa cao hơn.

- Hàng của chị đáp ứng được nhu cầu vì hoa tươi và đẹp.

- Lãi 1,5 triệu đồng/ tháng.

- Phù hợp với điều kiện của chị.

- Dịch vụ

- Vay bạn bè và gia đình

- Học nghề sửa chữa xe máy

- Sửa chữa xe máy và mở đại lý bán xăng

- T thấy được nhu cầu của dân cư địa phương

- Thu nhập 2 – 3 triệu/tháng

- Có hiệu quả

- Phù hợp

- Phát triển sâu và rộng

- Sản xuất (làm vườn và chăn nuôi).

- Tận dụng thức ăn phân bón (chi phí thấp).

- Có vì mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Dịch vụ cho thuê truyện.

- Sống ở khu đông dân cư và có các trường học.

- Luôn đổi mới, đa dạng sách và thuận tiện đã đáp ứng được nhu cầu của khách.

- Có.

- Bác thực hiện được và có ích.

I. Một số tình huống kinh doanh:

- Tình huống 1 : Chị H kinh doanh hoa.

- Tình huống 2: Anh T mở cửa hàng kinh doanh xe máy.

- Tình huống 3: Chị D làm kinh tế vườn.

- Tình huống 4: Bác A cho thuê truyện.

II. Giải quyết tình huống:

- Câu 1: Việc khởi nghiệp phù hợp với thực tế.

- Câu 2: Phù hợp vì: phù hợp với:

+ Pháp luật.

+ Phù hợp với thị trường

+ Phù hợp với điều kiện: vốn không nhiều; chuyên môn, kĩ thuật công nghệ không đòi hỏi cao.

- Câu 3: Phát triển kinh doanh từ quy mô: nhỏ ® lớn, chuyên sâu.

- Câu 4: Vay vốn.

- Câu 5: Có hiệu quả ( có lãi )

- Câu 6: Phù hợp

- Câu 7: Có hiệu quả ( có thu nhập -  lãi )

- Câu 8: Mục tiêu đúng.

4. Củng cố và luyện tập:

- GV tóm tắt các ý chính trong bài.

- Nhận xét kết quả của tiết thực hành thứ nhất.

5. Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Về xem lại nội dung bài học.

- Trả lời các câu chưa trả lời được.

- Đọc các bài đọc thêm ở trong SGK/164, 165.

- Chuẩn bị giờ sau liên hệ thực tiễn ở địa phương để có thể dẫn chứng về các hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Bài 52. THỰC HÀNH: LỰA CHỌN CƠ HỘI KINH DOANH (tt)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS Phải:

1. Kiến thức

-Vận dụng được kiến thức về cơ sở để xác định và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh vào hoàn cảnh cụ thể, thời điểm cụ thể.

- Qua những ví dụ cụ thể, phân tích đối chiếu được nhu cầu thị trường, điều kiện của hộ gia đình để chọn được lĩnh vực vào thời điểm thích hợp(cơ hội kinh doanh).

2. Kĩ năng

- Rèn luyện được kĩ năng: Thảo luận nhóm, quan sát, phân tích, tổng hợp, phán đoán để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.

3. Thái độ

Có ý thức phân tích thị trường, đối chiếu với điều kiện cụ thể của gia đình hay doanh nghiệp để lựa chọn được cơ hội kinh doanh.

II. Phương tiện.

1. Giáo viên: Có sử dụng công nghệ thông tin.

- Tham khảo các tài liệu có liên quan.

- Phiếu học tập 1,2,3,4; tranh ảnh.

Phiếu học tập số 1

Ở địa phương em có diện tích đất nông nghiệp nhiều, đất tốt, điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi. Em sẽ hoạt động lĩnh vực kinh doanh nào ? Vì sao em chọn lĩnh vục kinh doanh đó ?

Phiếu học tập số 2

Ở địa phương em phụ phế phẩm nông nghiệp (bã sắn, rau, cỏ…) rất nhiều. Thì em sẽ xác định cho gia đình mình hoạt động lĩnh vực kinh doanh gì cho phù hợp? Vì sao em lại chọn lĩnh vực kinh doanh đó?

Phiếu học tập số 3

Nếu gia đình em ở trong thành phố, gần nhà em có khu du lịch. Nếu có vốn, diện tích nhà rộng…Thì em sẽ mở hoạt động kinh doanh gì cho phù hợp ? Vì sao em mở hoạt động kinh doanh đó ?

Phiếu học tập số 4

Nếu gia đình em gần 1 trường đại học. Nếu có vốn, lao động, cơ sở vật chất, diện tích đất rộng…Thì em sẽ mở lĩnh vực kinh doanh gì cho phù hợp ? Vì sao em xác định lĩnh vực kinh doanh đó ?

2. Học sinh:

- Nghiên cứu bài trước và sưu tầm các hoạt động kinh doanh.

III. Phương pháp dạy học.

- Thảo luận nhóm

- Thực hành theo nhóm

IV. Tiến trình tiết dạy

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiềm tra bài cũ

3. Vào bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bài

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế ở địa phương.

GV Chia lớp thành 4 nhóm sau đó phát phiếu học tập.

GV: Các lĩnh vực kinh doanh luôn xuất hiện trong môi trường kinh doanh.

- Để kinh doanh thành công cần phát hiện, xác định lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp.

- Cần nắm vững cơ sở lí luận về xác định, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và nắm bắt được cơ hội.

- GV tổng kết và bổ sung nếu thiếu: (Cần có kĩ năng phân tích thị trường, tiềm lực của gia đình và quyết định chọn cơ hội, tổ chức kinh doanh đáp ứng hiệu quả).

Thảo luận nhóm

HS thảo luận và hoàn thành PHT trong thời gian 10 phút sau đó trình bày trước lớp.

III. Liên hệ thực tế ở địa phương

4. Củng cố và luyện tập:

- GV tóm tắt các ý chính trong bài.

- Nhận xét kết quả của tiết thực hành thứ hai.

5. Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Về xem lại nội dung bài học.

- Đọc trước bài 53.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo án Công nghệ 10 Bài 52: Thực hành: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh – Mẫu giáo án số 2

Bài 52. THỰC HÀNH: LỰA CHỌN CƠ HỘI KINH DOANH

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Vận dụng được kiến thức về cơ sở để xác định và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh vào hoàn cảnh cụ thể, thời điểm cụ thể

- Qua những ví dụ cụ thể, phân tích đối chiếu được nhu cầu thị trường, điều kiện của hộ gia đình để chọn được lĩnh vực vào thời điểm thích hợp

- Phát triển kĩ năng phân tích - Lựa chọn cơ hội kinh doanh

- Có ý thức phân tích thị trường, đối chiếu với điều kiện cụ thể của gia đình hay doanh nghiệp để lựa chọn được cơ hội kinh doanh

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: Xem trước nội dung bài học trong SGK; Tham khảo các tài liệu có liên quan đến loại hình kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh cá thể (Giáo trình Kinh tế học vi mô, Internet…); Tìm hiểu và phân tích một số hoạt động, tình huống kinh doanh đang diễn ra tại địa phương

* Học sinh: Đọc trước nội dung bài học và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại địa phương

III. Phương pháp, phương tiện

* Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân và thuyết trình có minh họa

* Phương tiện: Sơ đồ các lĩnh vực kinh doanh

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức – 1’

2. Dạy học bài mới – 40’

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Mục tiêu 1: Tìm hiểu một số tình huống kinh doanh

GV: Nếu ta là chủ doanh nghiệp, đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Qua những cách xác định cơ hội kinh doanh của 4 gia đình sau đây, ta sẽ học được những gì và vận dụng vào hoàn cảnh của mình như thế nào cho phù hợp. Đó là nội dung bài thực hành hôm nay

- GV chia nhóm cho các em mỗi bàn 1 nhóm

- Tình huống 1:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống 1(Chị H kinh doanh hoa) và nêu câu hỏi

- Những nguyên nhân nào làm cho chị H chọn cơ hội kinh doanh thành công?

- GV có thể đưa ra những câu hỏi nhỏ để giúp các em trả lời dễ dàng hơn như:

+ Chị H đã phân tích nhu cầu thị trường như thế nào?

+ Chị H đã phân tích tiềm năng của nhà chị như thế nào?

+ Chị H đã tổ chức quá trình kinh doanh như thế nào?

+ Chị H đã chọn lĩnh vực kinh doanh như thế nào?

- HS thảo luận và trình bày trước lớp.

- GV tổng kết và bổ sung nếu thiếu:( Cần có kĩ năng phân tích thị trường, tiềm lực của gia đình và quyết định chọn cơ hội, tổ chức kinh doanh đáp ứng hiệu quả)

+ Chị đã tìm ra được nhu cầu về hoa của thị trường.

+ Chị H Đã xác định được khả năng sản xuất hoa của gia đình chị như đất đai, kỹ thuật vốn kinh doanh phù hợp với qui mô nhỏ, tổ chức kinh doanh(phối hợp với các cửa hàng bán hoa)

+ Chị H đã chọn được lĩnh vực kinh doanh ngay từ thời điểm đầu: sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phát triển dần về sau(chỉ sản xuất, với qui mô lớn hơn)

- GV rút ra kết luận:

Tình huống 2:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống 2 và nêu câu hỏi:

- Anh T đã phân tích nhu cầu của thị trường như thế nào?

- Anh T đã phân tích tiềm năng của mình như thế nào?

- Anh T đã xác định và chọn lĩnh vực kinh doanh như thế nào?

- GV bổ sung nếu thiếu và tổng kết:

Anh T đã thành công và phát triển vững chắc trong kinh doanh vì:

+ Đã xác định được nhu cầu về dịch vụ sửa chữa xe máy ở địa phương từ đó kéo theo nhu cầu về cung cấp xăng, dầu

+ Đã xác định được khả năng của mình nên đi học nghề sửa chữa xe máy, vay vốn của bạn bè và gia đình để mở cửa hàng

+ Bản thân anh làm tốt nên duy trì khách hàng và có chút vốn, lại mở thêm một loại hình nữa là đại lí bán xăng,dầu phục vụ cho địa phương

- GV rút ra kết luận:

* HS tự lực thực hành:

- Cho HS tiến hành nghiên cứu các tình huống 3, 4 và rút ra kết luận

- Cho Hs tự thảo luận đề xuất phương án của câu hỏi 9 (hãy liên hệ địa phương em có thể sản xuất hay làm dịch vụ gì để tăng thu nhập?)

- GV: Các lĩnh vực kinh doanh luôn xuất hiện trong môi trường kinh doanh

- Để kinh doanh thành công cần phát hiện, xác định lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp

- Cần nắm vững cơ sở lí luận về xác định, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và nắm bắt được cơ hội

Mục tiêu 2: Giải quyết tình huống

1. Em hãy nhận xét việc khởi nghiệp kinh doanh của chị H và anh T

2. Theo em chị H và anh T lựa chọn cơ hội kinh doanh có phù hợp với khả năng hay không?

3. Chị H và anh T đã phát triển kinh doanh như thế nào?

4. Anh T đã tạo vốn kinh doanh bằng cách nào?

5. Chị H và anh T kinh doanh có hiệu quả không?

6. Cơ hội kinh doanh mà chị D và bác A lựa chọn có phù không? Vì sao?

7. Chị D và bác A kinh doanh có hiệu quả không?

8. Em hãy nhận xét về mục tiêu của bác A khi quyết định làm dịch vụ cho thuê truyện và sách

9. Hãy liên hệ ở địa phương em có thể sản xuất hay làm dịch vụ gì để tăng thu nhập?

I. Một số tình huống kinh doanh:

1. Chị H kinh doanh hoa

* Kết luận:

- Biết phân tích nhu cầu của thị trường

- Biết phân tích tiềm năng của gia đình

- Biết chọn thời cơ kinh doanh

- Biết tổ chức kinh doanh

2. Anh T mở cửa hàng sữa chữa xe máy

* Kết luận

- Anh T đã phân tích và tìm hiểu được nhu cầu của thị trường.

- Anh T đã tạo tiềm năng đáp ứng được nhu cầu thị trường nên đã lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh đúng

3. Chị D làm kinh tế vườn

4. Bác A cho thuê truyện

II. Giải quyết tình huống:

HS trả lời

- Đất và vốn ít nhưng rất thuận lợi, may mắn

- Chị H và anh T lựa chọn cơ hội kinh doanh có phù hợp với khả năng

- Chị H và Anh T đã phát triển kinh doanh thành công và vững chắc

- Anh T thì vay của bạn bè và gia đình

- Chị H và anh T kinh doanh có hiệu quả

- Cơ hội kinh doanh của Bác A và chị D có phù hợp. Vì Bác A sống ở khu vực đông dân cư và gần trường học, còn chị D thì thực hiện được công tác vườn ao chuồng

- Chị D và Bác A kinh doanh có hiệu quả

- Bác quyết đúng đắn

4. Củng cố

- GV tóm tắt các ý chính trong bài

- Nhận xét kết quả của tiết thực hành

- Tuyên dương nhóm tích cực, động viên nhóm tiêu cực cố gắng trong những bài sau

5. Hướng dẫn tự học ở nhà

-  Về xem lại nội dung bài học

-  Trả lời các câu chưa trả lời được

- Xem trước bài “Xác định kế hoạch kinh doanh”