Giáo án Công nghệ 10 bài 54: Thành lập doanh nghiệp mới nhất

Giáo án Công nghệ 10 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp – Mẫu giáo án số 1

BÀI 54. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1.Kiến thức:

- Biết được các bước triển khai và thành lập doanh nghiệp

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích

3.Thái độ

- Có ý thức yêu thích kinh doanh

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên

Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu khác có liên quan.

2. Học sinh

Tham khảo Sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài: GV cho HS đọc bài đọc thêm “ Câu chuyện kinh doanh của Lan và Mai” Trả lời câu hỏi SGK trang 164 → vào bài 53

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Xác định ý tưởng kinh doanh

I- XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

- Nhu cầu làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.

- Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh

- Mục tiêu của kinh doanh là gì?

- Lợi nhuận đó phục vụ cho lợi ích của những ai?

- Những điều kiện nào cần cho hoạt động kinh doanh?

- VD khi ta ở khu đông dân cư, ta có thể kinh doanh những gì?

- Là tìm kiếm lợi nhuận

- Cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Nhu cầu thị trường, địa điểm thuận lợi, có tiền nhàn rỗi thích thử sức. Có mặt bằng rộng ở khu đông dân cư.

- Ghi bài

- Kinh doanh hàng hóa, thực phẩm….

Hoạt động 2: Triển khai việc thành lập doanh nghiệp

II- VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1- Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp

a. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:

- Gồm: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

- Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Thu nhập của khách hàng

+ Nhu cầu tiêu dùng hành hóa

+ Giá cả hàng hóa trên thị trường

- Tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp nghĩa là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

b. Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn lực của doanh nghiệp.

- Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp.

- Khả năng tổ chức quản lídoanh nghiệp.

c. Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:

+ Nhà kinh doanh thoả mãn nhu cầu khác hang

+ Tìm cách để thoả mãn những nhu cầu đó.

- Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh: Để lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp, nhà kinh doanh cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định lĩnh vực kinh doanh.

+ Xác định loại hàng hoá, dịch vụ.

+ Xác định đối tượng khách hàng.

+ Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm vốn, công nghệ, nhân lực và thời gian.

+ Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh: Nhu cầu vốn đầu tư cho từng cơ hội kinh doanh; lợi nhuận của từng cơ hội, khi nào hoà vốn...

+ Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh theo các tiêu chí: sở thích, các chi tiêu tài chính hay mức độ rủi ro.

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp.

a. Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

Đủ hồ sơ

b. Hồ sơ đăng kí kinh doanh.

- Đơn đăng kí kinh doanh.

- Điều lệ hoạt động doanh nghiệp.

- Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c. Nội dung đơn đăng kí kinh doanh.

- Tên doanh nghiệp.

- Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.

- Vốn điều lệ.

- Vốn của chủ doanh nghiệp.

- Họ, tên, chữ kí, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp.

- Nêu các ví dụ về các hoạt động kinh doanh ở địa phương? Cho biết những thuận lợi và khó khăn của những doanh nghiệp đó?

Tại sao phải phân tích xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp?

- Để xd phương án kinh doanh người ta tiến hành nghiên cứu thị trường, vậy nghiên cứu thị trường nhằm mục đích gì?

- Để mua một sản phẩm hàng hóa khách hàng sẽ quan tâm đến những vấn đề gì? (VD Khi nào em có nhu cầu mua 1 cái áo đẹp? em quan tâm những gì khi mua nó?)

+ VD: Đối với hoạt động kinh doanh sách và đồ dùng dạy học: Ai là khách hàng chủ yếu? Họ mua khi nào?

+ Đối với kinh doanh đồ điện gia dụng: Ai là khách hàng? Khi nào họ mua hàng? Họ thường thích mua hàng ở các trung tâm hay các cửa hàng nhỏ?

-Phân tích cho hs hiểu nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào 3 yếu tố.

-Người sản xuất, để tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường cần quan tâm đến vấn đề gì?

- Thị trường của doanh nghiệp bao gồm khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Nghiên cứu SGK cho biết thế nào là khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại?

- Với mỗi đối tượng khách hàng nhất định, doanh nghiệp phải tổ chức phục vụ như thế nào cho có hiệu quả nhất, tại sao như vậy?

Xem phần c SGK trang 171 và cho biết các yếu tố xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp?

- Từ những nhu cầu thực tế về sản xuất và tiêu dùng ở địa phương em thấy có những cơ hội kinh doanh nào?

-Nội dung của lựa chọn cơ hội kinh doanh là gì?

- Biểu hiện của nhu cầu chưa được thõa mãn là gì?

-Để lựa chọn cơ hội kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải làm gì?

-Tìm hiểu thủ tục kinh doanh của doanh nghiệp

- Để chứng minh được ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.

- Nhằm xác định nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

-Khi em đi sinh nhật bạn. Cái áo đó phải đẹp, giá cả phù hợp

- Chủ yếu là hs, gv, mua nhiều vào đầu năm học…..

- Khách hàng đa dạng: nông dân, người trí thức…họ thích mua hàng ở trung tâm vì mẫu mã đa dạng

- Ghi bài

- Được người tiêu dùng lựa chọn, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Nghiên cứu SGK và trả lời.

- Vì khách hàng là người trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu SGK và trả lời

-Sản xuất và bàn rau sạch

Trồng cỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Nghiên cứu SGK và trả lời;

- Ghi bài

- Không đủ hàng hóa bán, khách hàng phàn nàn hoặc giá cả tăng...

- Nghiên cứu SGK trả lời.

- Ghi bài

- Nghiên cứu SGK trả lời.

4. Củng cố và luyện tập:

- GV tóm tắt nội dung bài

- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK

5. Hướng dẫn tự học ở nhà:

-Về xem lại nội dung bài học.

- Đọc trước phần 2 trong bài 54.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

BÀI 54. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (TT)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1.Kiến thức:

- Nắm được trình tự viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích

3.Thái độ

- Có ý thức yêu thích kinh doanh

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên

Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu khác có liên quan.

2. Học sinh

Tham khảo Sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

Câu 2: Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

3. Bài mới

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động: Viết đơn đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp

II- VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp.

a. Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

Đủ hồ sơ

b. Hồ sơ đăng kí kinh doanh.

- Đơn đăng kí kinh doanh.

- Điều lệ hoạt động doanh nghiệp.

- Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c. Nội dung đơn đăng kí kinh doanh.

- Tên doanh nghiệp.

- Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.

- Vốn điều lệ.

- Vốn của chủ doanh nghiệp.

- Họ, tên, chữ kí, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp.

-Tìm hiểu thủ tục kinh doanh của doanh nghiệp

- Trình chiếu một số mẫu đơn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu SGK

- Nghe GV hướng dẫn sau đó thực hành viết đơn đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp cụ thể.

4. Củng cố và luyện tập:

- GV tóm tắt nội dung bài

- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK

5. Hướng dẫn tự học ở nhà:

-Về xem lại nội dung bài học.

- Đọc trước bài 55

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo án Công nghệ 10 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp – Mẫu giáo án số 2

BÀI 54. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu và giải thích được các công việc để thành lập doanh nghiệp.

- Phân tích được mối quan hệ giữa các công việc thành lập doanh nghiệp. Từ đó xác định được trình tự các công việc thành lập doanh nghiệp.

2. Kỹ năng: phát triển kĩ năng phân tích tổng hợp.

3. Thái độ: Có ý thức giải quyết công việc có khoa học.

II. Chuẩn bị:

Bản sao chụp hồ sơ đăng kí kinh doanh của một doanh nghiệp nếu có.

III. Phương pháp: Vấn đáp - tìm tòi.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số HS.

2. Kiểm tra bài cũ:

a. Nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?(10đ)

* Đáp án:

- Dựa vào nhu cầu của thị trường… (2,5đ)

- Dựa vào sự phát triển của kinh tế…(2,5đ)

- Dựa vào pháp luật hiện hành…(2,5đ)

- Dựa vào khả năng của doanh nghiệp…(2,5đ)

b. Em hãy vẽ sơ đồ nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp? (10đ)

* Đáp án:

Chú ý HS vẽ đúng đủ và chính xác như nội dung bài học, mỗi ý được 2đ

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Mục tiêu 1: Xác định ý tưởng kinh doanh

- GV: Nêu vấn đề.

Thế nào là ý tưởng kinh doanh?

- GV yêu cầu HS đọc phần I sgk và trả lời.

- Để tìm hiểu về thị trường.

Mục tiêu 2: Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh

- GV yêu cầu HS đọc mục II.1 sgk và cho biết:

- Phân tích,xây dựng phương án kinh doanh cho doanh ngiệp là gì?

- Thị trường của doanh nghiệp được hiểu là gì?

- Nghiên cứu thị trường phải thực hiện được những nội dung gì?

- HS thảo luận theo bàn và trả lời. GV tổng kết.

- Nhu cầu của khách hàng dược thể hiện qua các yếu tố nào?

- Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

- GV hỏi: Theo em, xác định khả năng của doanh nghiệp là xác định những nội dung gì?

- HS tự do thảo luận và trả lời.

- GV tổng kết

Mục tiêu 3: Tìm hiểu về cách đăng kí kinh doanh

- Tìm hiểu hồ sơ đăng kí kinh doanh.

- GV phát cho mỗi bàn một bộ hồ sơ kinh doanh và giới thiệu đây là các thủ tục làm và đăng kí kinh doanh.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi.

- Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm những gì?

- Nội dung mỗi loại hồ sơ khác nhau như thế nào?

- GV tổng kết ý chính sau khi HS thảo luận.

I. Xác định ý tưởng kinh doanh:

Có nhu cầu kinh doanh về mặt hàng nào đó phù hợp.

II.Triển khai việc thành lập doanh nghiệp:

1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

- Là chứng minh được ý tưởng kinh doanh đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết

a. Thị trường của doanh nghiệp:

Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:

- Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

- Xác định được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.

- Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua:

+ Mức thu nhập của dân cư.

+ Nhu cầu tiêu dùng.

+ Giá cả trên thị trường.

- Tìm được cơ hội kinh doanh.

c. Xác định khả năng của doanh nghiệp:

- Xác định nguồn lực của doanh nghiệp

(vốn, nhân sự, cơ sở vật chất).

- Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

- Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d. Xác định cơ hội kinh doanh. (sgk/ 172)

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:

a. Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

b. Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

- Đơn đăng kí kinh doanh.

- Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c. Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:

(sgk).

4. Củng cố:

- Xây dựng phương án kinh doanh cho 1 doanh nghiệp gồm nội dung gì?

- Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

- Trình bày nội dung và qui trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

5. Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Về xem lại nội dung bài học.

- Trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Xem trước nội dung bài “Quản lí doanh nghiệp”.