Giáo án Công nghệ 10 bài 49: Bài mở đầu mới nhất

Giáo án Công nghệ 10 Bài 49: Bài mở đầu – Mẫu giáo án số 1

Bài 49. BÀI MỞ ĐẦU

I- MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1- Kiến thức:

- Định nghĩa kinh doanh.

- Định nghĩa cơ hội kinh doanh.

- Định nghĩa thị trường.

- Phân biệt các loại thị trường.

- Định nghĩa doanh nghiệp.

- Phân biệt các loại doanh nghiệp.

- Định nghĩa công ti.

- Phân biệt 2 loại công ti: công ti trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ti cổ phần.

- Trình bày được một số qui định về công ti TNHH và công ti cổ phần.

2- Kĩ năng:

- Phân loại các công ti mà học sinh biết ở địa phương và vùng lân cận.

3- Thái độ:

- Ý thức được thực trạng ở địa phương, từ đó cố gắng học tập để góp phần xây dựng quê hương.

- Rèn luyện tính hợp tác, làm việc nhóm

II- PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

1. Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

+ Hình ảnh minh họa về kinh doanh, doanh nghiệp,…

+ Sơ đồ tổng quát hoạt động kinh doanh.

+ Giấy A0, bút lông,…

III- CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị nội dung bài giảng :

Nghiên cứu SGK, sách GV, đọc các thông tin bổ sung trong SGK.

Sưu tầm và đọc thêm các tài liệu liên.

2. Chuẩn bị về thiết bị dạy học

- GV chuẩn bị một số tranh ảnh minh hoạ về kinh doanh như các cơ sở sản xuất, siêu thị, đại lí xăng dầu, nhà hàng khách sạn, … Các doanh nghiệp như công ti xi măng Tây Đô, công ti dược,… ở địa phương hoặc các vùng lân cận.

- Thiết kế nội dung giảng dạy trên giấy A0.

- Thiết kế sơ đồ trên giấy A0.

IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (3 phút)

- Kiểm tra sỉ số. Không thực hiện kiểm tra bài cũ.

2- Vào bài:

Đặt vấn đề: Ở phần 1 thì cả lớp chúng ta đã tìm hiểu về Nông- Lâm-Ngư nghiệp, ở phần này chúng ta cũng đã tìm hiểu về các quy trình Bảo quản và chế biến các sản phẩm từ Nông- Lâm- Ngư nghiệp và ở bài 48 chúng ta đã tìm hiểu về quy trình chế biến các sản phẩm từ công nghiệp và lâm sản.

- Thế thì em nào có thể nhắc lại cho Thầy về quy trình công nghệ chế biến chè xanh quy mô công nghiệp được không?

- Vậy em nào hãy cho Thầy biết mục đích của việc bảo quản các sản phẩm từ Nông- Lâm- Ngư nghiệp là gì không?

- Khi chúng ta sử dụng không hết các sản phẩm sau chế biến chúng ta sẽ phải làm gì đối với các sản phẩm đó?

- Vậy thì công việc mua- bán như vậy đó cần phải có mặt của bàn tay các nhà kinh doanh .

→ Để tìm hiểu rõ hơn về thế nào là kinh doanh, doanh nghiệp hay là việc thành lập doanh nghiệp là như thế nào thì cả lớp sẽ tìm hiểu về phần 2: Tạo lập doanh nghiệp

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm kinh doanh

I- KINH DOANH:

1. Định nghĩa:

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi.

2. Hoạt động kinh doanh:

- Kinh doanh nhằm thu lợi nhuận

- Để tiến hành hoạt động kinh doanh, người kinh doanh phải chuẩn bị vốn (bao gồm các loại hình vốn)

- Hoạt động kinh doanh gồm: sản xuất, thương mại, dịch vụ

Đặt tình huống: Ông K làm ăn nhiều năm dành được một số tiền hợp pháp. Ông muốn dùng số vốn nhàn rỗi đó để mở một showroom trang trí nội thất. Ông chuẩn bị mặt bằng, đăng kí xin giấy phép kinh doanh và liên hệ nhà sản xuất để lấy các mặt hàng về mở showroom tại nhà riêng. Sau một thời gian mua bán, ông thu hồi được vốn và thu được lợi nhuận.

- Hỏi:

+ Ông K muốn dùng số vốn hợp pháp vào việc gì?

+ Trước khi mở showroom thì ông K chuẩn bị những gì?

+ Mục đích của việc mở showroom là gì?

- Hỏi: Kinh doanh là gì?

-GV kết luận:

- Treo hình 49 trang 150 SGK phóng to lên, yêu cầu nhóm 2HS quan sát, thảo luận trả lời các câu hỏi sau trong 2 phút

- Hỏi:

+ Hoạt động kinh doanh nhằm mục đích gì ?

+ Để tiến hành hoạt động kinh doanh, nhà kinhdoanh phải đầu tư những gì?

+ Người ta có những loại hình kinh doanh nào? Cho VD cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh

- Lắng nghe

- HS trả lời

- HS trả lời

- Ông K muốn làm công việc kinh doanh.

- HS dựa vào sgk trả lời

- Quan sát

- Từng nhóm thảo luận, ghi ra giấy đại diện trả lời

- HS trả lời

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ hội kinh doanh

II- CƠ HỘI KINH DOANH:

Định nghĩa: Cơ hội kinh doanh là điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh

- Cho VD, treo các hình về hoạt động kinh doanh

+ Sản xuất: (người nông dân chăn nuôi (qui mô lớn), công ti, xí nghiệp,…)

+ Thương mại: thực hiện trao đổi mua bán (cửa hàng bách hóa, đại lí xăng dầu, cửa hàng vật liệu xây dựng,…)

+ Dịch vụ: các loại hình dịch vụ (như du lịch, khách sạn, bưu chính viễn thông,…)

- Đặt tình huống: Còn một tháng nữa là đến ngày khai giảng. Chị T nhận thấy nhu cầu mua sắm sách vở và dụng cụ học tập của học sinh trong vùng tăng cao, mà trong vùng lại chưa có nhà sách nào. Chị quyết định mở một cửa hàng sách thiết bị gần trường cấp 3. Sau một thời gian kinh doanh chị T đã thu hồi vốn và có thêm một khoảng lợi nhuận.

- Hỏi: Chị T mở cửa hàng sách thiết bị ở đâu? Kinh doanh có lãi không?

Như vậy, cơ hội để chị T mở cửa hàng sách thiết bị là gì?

Gọi HS trả lời

- Nhận xét, giải thích thêm

- Hỏi: Liên hệ từ tình huống trên, em hãy cho biết cơ hội kinh doanh là gì?

Gọi HS trả lời

- Kết luận

Quan sát, lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

HS trả lời

Lắng nghe

Lắng nghe

HS liên hệ trả lời

Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Tìm hiểu về thị trường

III- THỊ TRƯỜNG

1- Khái niệm:

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ giữa người bán và người mua

2- Các loại hình thị trường

+ Thị trường hàng hóa

+ Thị trường dịch vụ

+ Thị trường trong nước

+ Thị trường nước ngoài

- Hỏi: Liên hệ thực tế trên địa bàn đang cư trú, có những nơi nào diễn ra hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ?

- Hỏi: Trong hoạt động mua bán đó bao gồm thành phần nào?

- Hỏi: Người bán bán cái gì?

+ Người bán có thể là người sản xuất, người cung ứng

- Người mua mua những gì?

- Hỏi: Thị trường là gì?

- Kết luận

- Theo em có những loại hình thị trường nào?

- Cho VD như siêu thị điện máy, chợ cửa hàng văn phòng phẩm, các cửa hàng điện thoại, các nhà hàng, quán cà phê, quán cơm,…

- Người bán và người mua

- Người có nhu cầu sử dụng hàng hóa

- HS trả lời

- HS trả lời

Hoạt động 4: Tìm hiểu về doanh nghiệp

IV- DOANH NGHIỆP:

1. Định nghĩa:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh

2. Phân loại doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp nhà nước

+ Công ti

- Hỏi: Hãy nhắc lại các hoạt động kinh doanh. Ai sẽ thực hiện những hoạt động đó?

- Diễn giảng: Để thực hiện hoạt động kinh doanh cần có 1 tổ chức, và tổ chức đó được gọi là doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp là gì?

- Diễn giảng:

Đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Doanh nghiệp nhà nước

+ Công ti

Lưu ý: Cần phân biệt kinh doanh của doanh nghiệp và kinh doanh hộ gia đình

- HS trả lời

- HS trả lời: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh

- Lắng nghe

Hoạt động 5: Tìm hiểu về công ti

V- CÔNG TI:

1. Định nghĩa:

- Công ti là sự liên kết của 2 hay nhiều thành viên bằng sự kiện pháp lí (hợp đồng, điều lệ,…), nhằm tiến hành để đạt mục tiêu chung nào đó. Bao gồm những đặc trưng sau:

+ Là tổ chức có tư cách pháp nhân.

+ Chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của công ti (chia lợi nhuận, chịu thua lỗ, chịu khoản nợ công ti trong phần vốn góp vào công ti)

2. Phân loại công ti:

Có 2 loại công ti:

a. Công ti TNHH:

+ Vốn góp

+ Chuyển nhượng vốn giữa các thành viên.

+ Chuyển nhượng vốn cho người khác ngoài công ti.

b. Công ti cổ phần:

+ Số thành viên tối thiểu

+ Vốn điều lệ

+ Cổ phần

+ Mệnh giá cổ phiếu

+ Quy định về cổ phiếu

- Hỏi: Em hãy kể tên một công ti mà em biết tại địa phương?

- Hỏi: Công ti là gì?

- Hỏi: Dựa vào danh sách doanh nghiệp trong phiếu học tập số 1, em hãy kể tên công ti trách nhiệm hữu hạn mà em biết.

- Nhận xét, diễn giảng

- Giới thiệu thêm: công ti TNHH có 2 dạng: công ti TNHH 1 thành viên, công ti TNHH 2 thành viên.

- Hãy kể tên một vài công ti cổ phần mà em biết.

- Nhận xét, diễn giảng:

+ Các công ti cổ phần: công ti CP xi măng Tây Đô, công ti CP dược Hậu Giang,...

+ Công ti cổ phần là loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông

+ Vốn điều lệ: vốn kinh doanh của doanh nghiệp do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp

+ Cổ phần: là những phần bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ

+ Mệnh giá cổ phiếu: Giá trị của mỗi cổ phần

- HS trả lời

- Công ti là một loại doanh nghiệp đặc biệt có ít nhất hai thành viên trở lên.

- HS trả lời

- Lắng nghe

- Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Xi măng Tây Đô , ...

4. Củng cố và luyện tập: Câu hỏi sgk

5. Hướng dẫn tự học ở nhà:

-Về xem lại nội dung bài học.

-Đọc trước bài 50.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo án Công nghệ 10 Bài 49: Bài mở đầu – Mẫu giáo án số 2

Bài 49. BÀI MỞ ĐẦU

I. Mục tiêu:

Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:

- Biết được 1 số khái niệm liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.

II. Phương tiện dạy học:

Hình 49

III. Tiến trình tổ chức bài học:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ:

- Giới thiệu sơ lược về chương 4

3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

GV: Em hiểu gì về kinh doanh? Lấy VD?

GV: Trước khi làm kinh doanh cần phải xác định những vấn đề gì?

GV: thế nào là cơ hội kinh doanh?

GV: để tiến hành kinh doanh cần phải có thị trường, vậy thị trường là gì?

Lờy VD?

GV: doanh nghiệp là gì? hãy chỉ ra 1 số doanh nghiệp ở địa phương em?

GV: Theo em công ti và doanh nghiệp có giống nhau không?

HS: Thảo luận nhóm và lấy VD.

HS: Trả lời

HS: Thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời

HS: TRả lời

HS: Cử đại diện nhóm trả lời

HS: Phân biệt công ti và doanh nghiệp.

I. Kinh doanh

Là việc thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận, bao gồm: sản xuất, dịch vụ, mua-bán hàng hoá.

Sơ đồ: SGK

II. Cơ hội kinh doanh

Là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh (doanh nghiệp) thực hiện được mục tiêu kinh doanh.(thu lợi nhuận)

III. Thị trường:

- Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ.

- 1 số loại thị trường: hàng hoá, dịch vụ, trong nước, ngoài nước.

IV. Doanh nghiệp:

Là 1 tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các đơn vị kinh doanh: tư nhân, nhà nước, công ti (gồm nhiều chủ sở hữu)

V. Công ti

Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ti trong phần vốn của mình góp vào công ti

Có 2 loại công ti: công ti trách nhiệm hữu hạn và công ti cổ phần

4. Củng cố:

Yêu cầu HS nhắc lại 1 số khái niệm

5. Dặn dò:Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Chuẩn bị bài 50

IV. Tự rút kinh nghiệm