Giáo Công nghệ 10 Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh – Mẫu giáo án số 1
BÀI 51. LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
Biết được căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh.
Biết được các bước lựa chọn lĩnh vực kinhdoanh
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích
3. Thái độ
Có ý thức yêu thích kinh doanh
II. CHUẨN BỊ
- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu khác có liên quan.
- Chuẩn bị một số hình ảnh liên quan tới hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
- Bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài: Kinh doanh là hoạt động sống còn của doanh nghiệp. Để kinh doanh thành công thì điều quyết định là lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. Làm thế nào để lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh? Trả lời câu hỏi này chính là nội dung của bài hôm nay.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tìm hiểu căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh |
||
I- XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC KINH DOANH 1- Các lĩnh vực kinh doanh: - Sản xuất: làm ra các loại sp, hang hóa tiêu dùng - Thương mại: hoạt động trao đổi mua bán - Dịch vụ: phục vụ nhu cầu của khách hàng 2- Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh: - Thị trường - Thực hiện được mục tiêu kinh doanh - Huy động nguồn lực doanh nghiệp và xã hội - Hạn chế rũi ro |
GV nêu ví dụ : + Chị A trồng hoa và đem bán ở chợ + Chị B mở quán may áo quần + Anh C mở đại lía bán hàng - Cho biết việc làm của 3 người trên có phải là kinh doanh không? - Xác định lĩnh vực kinh doanh của họ? - Nêu các lĩnh vực kinh doanh? - GV hỏi: - Để kinh doanh có hiệu quả, các ông chủ trên cần dựa vào đâu để xác định lĩnh vực kinh doanh? - Theo em căn cứ nào là quan trọng nhất? |
- Nghe - Phải - A sản xuất nông nghiệp, B làm dịch vụ, C kinh doanh doanh nghiệp nhỏ với hoạt động mua bán hang hóa -Thị trường có nhu cầu -Thực hiện được mục tiêu kinh doanh -Huy động nguồn lực doanh nghiệp và xã hội có hiệu quả -Hạn chế rũi ro |
Hoạt động 2: Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp |
||
3- Xác định lĩnh vực kinh doanh - Thành phố, đô thị: Thương mại, dịch vụ - Nông thôn:Sản xuất, dịch vụ |
- Gv yêu cầu hs xem sgk và cho biết: - Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp? - GV yêu cầu hs liên hệ thực tế - Nêu một số lĩnh vực kinh doanh ở thành phố, đô thị? - Nêu một số lĩnh vực kinh doanh ở nông thôn? -GV hướng dẫn hs rút ra kết luận về lĩnh vực kinh doanh phù hợp với từng vùng miền |
- Là lĩnh vực cho phép DN thực hiện mục đích KD, phù hợp luật pháp và không ngừng nâng cao hiệu quả - Thành phố, đô thị: Thương mại, dịch vụ - Nông thôn:Sản xuất, dịch vụ |
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh |
||
II- LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH 1- Phân tích - Môi trường kinh doanh - Năng lực đội ngũ lao động - Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp - Điều kiện kĩ thuật công nghệ - Tài chính 2- Quyết định lựa chọn : Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhà kinh doanh đi đến lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp |
GV Nêu: việc phân tích môi trườngkinh doanh rất cần thiết đối với doanh nghiệp trước khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.GV hỏi: - Lựa chọn môi trường kinh doanh phải dựa trên cơ sở nào? - Những căn cứ nào để xác định nhu cầu thi trường? - Khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cần căn cứ vào những năng lực gì của đội ngũ lao động? - Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động có ảnh hưởng gì đến việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh? Hãy lấy 1 ví dụ từ thực tế để chứng minh điều đó? - Ngoaì ra cần phân tích những yếu tố nào? - GV yêu cầu hs lấy ví dụ về thành công hay thất bại về kinh doanh của một doanh nghiệp ở địa phương - GV phân tích thêm các nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp |
- HS phát biểu - HS phát biểu - HS phát biểu - HS phát biểu - HS xem sgk để trả lời |
4. Củng cố và luyện tập:
- Có Các lĩnh vực kinh doanh nào? Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp với Dn?
- Căn cứ vào đâu để xác định lĩnh vực kinh doanh?
-Nêu một số lĩnh vực kinh doanh ở thành phố, đô thị?
-Nêu một số lĩnh vực kinh doanh ở nông thôn?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về xem lại nội dung bài học.
- Đọc trước phần II.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Giáo án Công nghệ 10 Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh – Mẫu giáo án số 2
BÀI 51. LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày và phân tích được các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DN hay HGĐ
- Trình bày được các bước phân tích để đi đến lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp
- Rèn luyện khả năng phân tích; Có ý thức định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Xem trước nội dung bài học trong SGK; Tham khảo các tài liệu có liên quan đến loại hình kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh cá thể (Giáo trình Kinh tế học vi mô, Internet…); Tìm hiểu và phân tích một số hoạt động, tình huống kinh doanh đang diễn ra tại địa phương
* Học sinh: Đọc trước nội dung bài học và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại địa phương
III. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân và thuyết trình có minh họa
* Phương tiện: Sơ đồ các lĩnh vực kinh doanh
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra 15 phút
Phân tích nhu cầu thị trường của DN nhỏ?
3. Dạy học bài mới – 25’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
Hoạt động 1: Tìm hiểu các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh – 20’ |
|
- Nhắc lại các lĩnh vực kinh doanh? - Khi xác định lĩnh vực kinh doanh cho DN hay HGĐ, phải căn cứ vào những chỉ tiêu gì? - Tại sao phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường? Nếu thị trường không có nhu cầu thì hoạt động kinh doanh sẽ thế nào? - Tình huống: “Thị trường nông thôn đang có nhu cầu lớn về gạch xây dựng. Xí nghiệp A quyết định sản xuất gạch để bán. Gạch của xí nghiệp A có chất lượng cao nhưng không bán được vì giá cao hơn giá thị trường”. Qua tình huống trên, em hãy cho biết hoạt động kinh doanh của xí nghiệp A có tuân theo nhu cầu thị trường không? Có đạt được mục tiêu kinh doanh không? Tại sao? - Ngoài đảm bảo thị trường có nhu cầu thì lĩnh vực được lựa chọn phải đảm bảo yếu tố nào? - Theo em, thế nào là nguồn lực? Nguồn lực của DN có thể là những yếu tố nào? Nguồn lực của xã hội có thể là những yếu tố nào? (Nguồn lực là những yếu tố mang tính tích cực, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển) Nguồn lực của DN có thể là: nhân lực có trình độ cao; nguồn vốn dồi dào; máy móc, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại… Nguồn lực của XH có thể là: chính sách, pháp luật tạo điều kiện thuận lợi; nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ; nguồn nguyên liệu phong phú… - Rủi ro trong kinh doanh là gì? |
I. Xác định lĩnh vực kinh doanh 1. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh - Thị trường có nhu cầu - Đảm bảo thực hiện mục tiêu của DN - Huy động hiệu quả mọi nguồn lực của DN và xã hội - Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với DN |
Hoạt động 2: Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp – 5’ |
|
- Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp? |
2. Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp Lĩnh vực đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh doanh, phù hợp với CS, PL và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh |
Hoạt động 2: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh – 25’ |
|
- Môi trường kinh doanh bao gồm những yếu tố nào? - Mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường có liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? - Chính sách pháp luật đóng vai trò gì trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của DN? - Những yếu tố nào thuộc về điều kiện của doanh nghiệp? Những yếu tố này đóng vai trò như thế nào trong kinh doanh? - Khi nào thì đưa ra quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp? |
II. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh 1. Phân tích * Phân tích môi trường kinh doanh - Nhu cầu của thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường - Chính sách, pháp luật có liên quan * Phân tích điều kiện của doanh nghiệp - Phân tích nhân lực: + Trình độ chuyên môn của người lao động + Năng lực quản lý của chủ sở hữu - Phân tích tài chính + Vốn đầu tư trong kinh doanh + Nguồn huy động vốn và khả năng huy động vốn + Thời gian hoàn vốn đầu tư + Lợi nhuận + Rủi ro - Phân tích điều kiện kỹ thuật công nghệ - Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp 2. Quyết định lựa chọn |
4. Củng cố - 3’
Trình bày các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh?
Các bước phân tích để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp?
5. Hướng dẫn – 1’
Học bài, trả lời câu hỏi SGK; Đọc và giải quyết các tình huống kinh doanh ở bài 52