Giáo án Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng mới nhất

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng – Mẫu giáo án số 1

BÀI 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG (tiết 1)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm keo đất, cấu tạo của keo đất.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa keo (+) và keo (-).

- Hiểu được khả năng hấp phụ của keo đất

- Biết thế nào là phản ứng của dung dịch đất, phản ứng chua của đất.

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và tổng hợp kiến thức.

3. Về ý thức

- Từ tính chất keo đất, khả năng hấp phụ của đất làm cơ sở để hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng đất hợp lý.

II. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, Phiếu học tập, giáo án điện tử.

- Mẫu vật đất phơi khô giã nhỏ, đường, nước, cốc, đũa.

III. Phương pháp dạy học:

Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: giáo viên sử dụng câu hỏi TNKQ để kiểm tra

3. Vào bài:

ĐVĐ: trong sản xuất trồng trọt, đất là môi trường sống của nhiều loại cây trồng. Vì vậy SX trồng trọt có hiệu quả phải biết các tính chất của đất để từ đó có biện pháp cải tạo và sử dụng hợp lý. Ở lớp 7 môn CN cũng đã giới thiệu những tính chất đó để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của trò

I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất

1. Keo đất:

a. Khái niệm:

Là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1mm, không hòa tan trong nươc mà ở trạng thái huyền phù

b. Cấu tạo keo đất:

Gồm:

- Nhân

- Lớp ion quyết định điện

- Lớp ion bù: gồm 2 lớp bất động và 1 lớp khuyết tán

Trong đó lớp khuyết tán có khả năng trao đổi điện với dung dịch đất

2. Khả năng hấp phụ của đất:

Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét… Hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác dụng của nước mưa, nước tưới.

- Cho HS làm thí nghiệm nhỏ: Hòa 2 muỗng canh đường cát vàng vào 200ml nước sạch (cốc 1), Hòa 2 muỗng canh đất khô tán nhuyễn vào 200ml nước (cốc 2). Sau đó quan sát sự khác nhau về độ trong của hai cốc. Nhận xét và giải thíc

- Em hãy giải thích sự khác biệt trên?

- Nhận xét. Vậy keo đất là gì?

- Nhận xét, ghi bảng

- Yêu cầu HS quan sát hình 7 sgk và so sánh sự giống và khác nhau giữa keo - và keo +?

- Nhận xét ghi bảng

- Tại sao keo đất mang điện?

- Nhận xét

- Khả năng hấp phụ của keo đất là gì?

- Nhận xét, ghi bảng

- Tại sao keo đất có khả năng hấp phụ?

- Vì keo đất có các lớp ion bao quanh nhân tạo ra năng lượng cho bề mặt hạt keo

- Làm thế nào để tăng độ hấp phụ cho keo đất?

- HS làm thực hành

Cốc nước đường thì trong hơn cốc nước hòa đất.

- Suy nghĩ, trả lời

- Trả lời

- Quan sát hình và trả lời

- Nghe, ghi bài

- Trả lời

- Trả lời

- Ghi bài

- Trả lời

Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất

II. Phản ứng của dung dịch đất

1. Khái niệm:

Là chỉ tính chua, tính kiềm hay trung tính của dung dịch đất. Phản ứng này do nồng độ H+ và OH- quyết định

2. Phản ứng chua của đất:

Căn cứ vào trạng thái H+ và AL3+ trong đất

a. Độ chua hoạt tính:

- Do H+ của dung dịch đất gây nên

- Được biểu thị bằng pHH2O

b. Độ chua tiềm tàng:

- Do H+ và AL3+ trên bề mặt keo đất gây nên

- Thế nào là phẩn ứng của dung dịch đất? Do yếu tố nào quyết định?

- GV giới thiệu lại những loại phản ứng của dung dịch đất

- Phản ứng chua của đất căn cứ vào những yếu tố nào?

- Nhận xét và nhắc lại: độ chua của đất có hai loại: độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng

- Vậy độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng khác nhau ở điểm nào?

- Các loại đất lâm nghiệp, đất phèn, đất nông nghiệp không phải là đất phù sa và không phải đất kiềm mặn.

- Trả Lời

- Nghe

- Trả lời: độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng

- Trả lời

- Trả lời

- Nghe

4. Củngcố:

- GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm.

- HS vận dụng trả lời câu hỏi TNKQ.

5. Dặn dò:

- Học bài và HS tìm hiểu tiếp nội dung P.II.2, PIII trong SGK bài 7,

V. Rút kinh nghiệm

BÀI 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG (tiết 2)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm keo đất, cấu tạo của keo đất.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa keo (+) và keo (-).

- Hiểu được khả năng hấp phụ của keo đất

- Biết thế nào là phản ứng của dung dịch đất. Nêu và giải thích được các phản ứng chua và phản ứng kiềm của đất.

- Nêu được khái niệm độ phì nhiêu của đất. Phân biệt được độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và tổng hợp kiến thức.

3. Về ý thức

- Từ tính chất và độ phì nhiêu của đất làm cơ sở để hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng đất hợp lý.

II. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, Phiếu học tập, giáo án điện tử.

- Mẫu vật đất phơi khô giã nhỏ, đường, nước, cốc, đũa.

III. Phương pháp dạy học:

Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: giáo viên sử dụng câu hỏi TNKQ để kiểm tra

3. Vào bài:

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của trò

I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất

   

II. Phản ứng của dung dịch đất

1. Khái niệm:

2. Phản ứng chua của đất

a. Độ chua hoạt tính:

b. Độ chua tiềm tàng:

3. Phản ứng kiềm của đất:

Đất có chứa Na2CO3, CaCO3...khi các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm.

- Dựa vào đó có thể bố trí cây trồng phù hợp và cải tạo độ phì nhiêu của đất

-Tại sao đất có chứa Na2CO3, CaCO3 thì có tính kiềm?

- Nhận xét

- Biết được các phản ứng của dd đất. Vậy nếu đất bị chua thì làm thế nào để cải tạo đất?

- Trả lời

- Trả lời

- Nghe

- Trả lời: do phản ứng thủy phân tạo ra NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất có tính kiềm.

- Bón vôi bột

Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ phì nhiêu của đất

III. Độ phì nhiêu của đất

1. Khái niệm:

Là khả năng của đất cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

2. Phân loại:

- Độ phì nhiêu TN: hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người

- Độ phì nhiêu NT: hình thành do hoạt động của con người

- ĐBSCL do phù sa bồi tụ, đất đai nơi đây rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nhờ có độ phì nhiêu cao. Vậy độ phì nhiêu của đất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu mục III.

- Đất được coi là phì nhiêu phải có những đặc điểm gì?

- Tơi xốp, giữ được phân, nước, muối khoáng, đủ oxi cho hoạt động của vi sinh vật

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh SGK/ tr.24

- Nhận xét, bổ sung: yếu tố quyết định là do đất có kết cấu viên. Để tăng độ phì nhiêu cần bón phân hưu cơ, tưới tiêu hợp lí

- Độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo khác nhau ở điểm nào?

- Nhận xét, ghi bảng

- Em hãy nêu ví dụ về hoạt động sản xuất của con người làm tăng độ phì nhiêu của đất?

- Nhận xét, bổ sung

- Chú ý: muốn hàng hóa có năng suất và chất lượng cao ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có giống tốt, thời tiết thuận lợi và chăm sóc hợp lí.

- Trả lời

- Trả lời

- Nghe

- HS suy nghĩ trả lời

- Nghe

- Trả lời

- Phơi ải, cày xới, bón phân hữu cơ,...

         

4. Củngcố:

- GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm.

- HS vận dụng trả lời câu hỏi TNKQ.

5. Dặn dò:

- HS xem trước bài 8, tìm hiểu kỹ các bước của thínghiệm.

- Chuẩn bị 2 mẫu đất phơi khô giã nhỏ.

V. Rút kinh nghiệm

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng – Mẫu giáo án số 2

BÀI 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được keo đất là gì. Thế nào là khả năng hấp phụ của đất. Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của dung dịch đất.

2. Về kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, khái quát, tổng hợp

3. Về thái độ:

Học sinh có ý thức tìm hiểu đặc điểm các loại đất trồng ở địa phương.

II. Chuẩn bị.

1. Đồ dùng:

- Tranh vẽ hình 7: sơ đồ cấu tạo của keo đất

- Tranh vẽ phương trình trao đổi ion khi bón vôi vào đất

2. Phương pháp:

- Trực quan, vấn đáp tìm tòi bộ phận....

III. Tiến Trình Tổ Chức Bài Học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

Câu 2: Trình bày qui trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào?

3. Hoạt động dạy học.

ĐVĐ: Trong sản xuất trồng trọt, đất là môi trường sống của mọi loại cây trồng. Vì vậy muốn sản xuất trồng trọt có hiệu quả phải biết các tính chất của đất để từ đó có biện pháp cải tạo và sử dụng hợp lý.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

- GV: Gọi 1 học sinh đọc khái niệm về keo đất

- GV giải thích rõ khái niệm:

+ Về kích thước: Trong đất có rất nhiều hạt có kích thước khác nhau, hạt keo có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn 1àm(1àm = 10-3mm)

+ Trạng thái huyền phù: Trạng thái lơ lửng trong nước.

- GV treo tranh H 7 Tr22:

? Hãy quan sát hình 7 và chỉ ra những điểm giống nhau giữa hai loại keo đất?

+ Vậy keo đất được cấu tạo bởi mấy phần?

+ Quan sát hình 7 và nghiên cứu SGK hãy chỉ ra vị trí và vai trò các lớp ion ?

(GV giải thích thêm về sự bù điện tích giữa hai lớp ion ngoài cùng)

GV nhấn mạnh thêm về vai trò của lớp ion khuyếch tán.

+ quan sát hình 7 và chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại keo?

? Thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Do đâu đất có khả năng hấp phụ?

? Mối quan hệ giữa tính hấp phụ với số lượng hạt keo?

? Biện pháp để làm tăng khả năng hấp phụ cho đất?

(GV gợi ý: đất có nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ thì nhiều hạt keo)

- GV yêu cầu HS nhắc lại:

? Khái niệm dung dịch đất đã học ở lớp 7?

? Phản ứng của dung dịch đất?

? Vai trò của nồng độ Hvà OH-trong việc quyết định phản ứng của dung dịch đất?

? Yếu tố nào quyết định độ chua hoạt tính?

? Yếu tố nào quyết định độ chua tiềm tàng?

? Tại sao gọi là độ chua hoạt tính? độ chua tiềm tàng?

? Tại sao đất chứa nhiều muối Na2CO3, CaCO3 thì có tính kiềm?

(GV gợi ý để HS viết phương trình)

? Nghiên cứu tính chua, tính kiềm của dung dịch đất nhằm mục đích gì?

? Em cho biết đặc điểm của 1 số loại đất trồng ở Việt Nam?

? Em cho biết biện pháp sử dụng hiệu quả những loại đất này?

(GV gợi ý: Cây trồng phù hợp? biện pháp cải tạo?)

- GV: HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi sau:

+ Cho biết yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất?

+ Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất?

- GV: Sự khác nhau giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo?

- GV: Vai trò của con người trọng việc hình thành và phát triển độ phì nhiêu của đất?

- HS lắng nghe

- HS quan sát, thảo luận, trả lời

- HS nghiên cứu, trả lời

- HS quan sát, nghiên cứu SGK, trả lời

- HS quan sát, thảo luận, trả lời.

- HS trả lời

- HS thảo luận, trả lời

- HS liên hệ thực tế thảo luận, trả lời

- HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận, trả lời

- HS nghiên cứu SGK, trả lời

- HS nghiên cứu SGK, trả lời

- HS nghiên cứu, thảo luận, trả lời

- HS nghiên cứu SGK, trả lời

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời

- HS thảo luận, trả lời.

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời.

- HS thảo luận, trả lời

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời

- HS thảo luận, trả lời.

I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.

1. Keo đất:

a. Khái niệm:

Keo đất là những phần tử nhỏ có kích thước dưới 1àm khụng hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

b. Cấu tạo keo đất:

 

Chỉ tiêu so sánh

Keo âm

Keo dương

Nhân

(Có hay không)

Lớp iôn

Lớp iôn quyết định

-

+

Lớp iôn bù

Iôn bất động

+

-

Iôn khuyếch tán

+

-

2. Khả năng hấp phụ của đất

- Là sự hút bám các iôn, các phân tử nhỏ như limôn, hạt sột vào bề mặt ngoài của keo đất nhưng không thay đổi bản chất.

- Vì keo đất có các lớp ion bao quanh nhân và tạo ra năng lượng bề mặt hạt keo.

[KĐ] H+H+ + (NH4)2 =>

[KĐ] NH4+NH4+ + H2SO4

II. Phản ứng của dung dịch đất:

- Dung dịch đất:

- Phản ứng của dung dịch đất:

+ [H+] > [OH-]: tính axít

+ [OH-] = [H+]: trung tính

+ [OH-] >[H+]: tính kiềm

1. Phản ứng chua của đất:

a. Độ chua hoạt tính

Độ chua hoạt tính do Hhoà tan trong dung dịch đất gây nên

b. Độ chua tiềm tàng

Độ chua tiềm tàng do Hvà AL3+ hấp phụ trên bề mặt keo đất gây nên

2. Phản ứng kiềm của đất.

Đất chứa nhiều muối Na2CO3, CaCO3 các muối này thuỷ phân tạo thành các hydroxit NaOH và Ca(OH)2

III. Độ phì nhiêu của đất:

1. Khái niệm

Đất tơi xốp, giữ được nước, phèn là chất không cần thiết cho cây, đủ O2 cho hoạt động của VSV và rễ cây.

2. Phân loại

- Độ phì nhiêu tự nhiên.

- Độ phì nhiêu nhân tạo.

4. Tổng kết đánh giá

- Cấu tạo, vai trò của keo đất?

- Đất có mấy loại phản ứng? ý nghĩa của việc nghiên cứu phản ứng dung dịch đất

- Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất?

- Trả lời câu hỏi cuối bài.

- Đọc trước bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất.