Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – Mẫu giáo án số 1
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm và tính chất của phân bón hóa học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật
- Nêu được kỹ thuật sử dụng các loại phân bón thông thường
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp
3. Về y thức:
- Có ý thức góp phần cùng gia đình tăng nguồn phân bón và cách sử dụng hợp lý, vừa nâng cao hiệu quả trong sản xuất vừa bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện:
- Mẫu vật các loại phân bón
- GA điện tử
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp tìm tòi
- Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới
ĐVĐ: Nhân dân ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vai trò của phân bón là rất quan trọng. Bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Để sử dụng phân bón cho cây có hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng của các loại phân bón.
Nội dung |
Hoạt động của Thầy |
Hoạt động của Trò |
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp |
||
I. Một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất nộng nghiệp: 1. Phân hóa học - Là phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Trong quá trình sản sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp - Phân loại: + Phân đơn nguyên tố: chứa một nguyên tố dinh dưỡng (vd: lân, kali,...) + Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng (vd: phân hỗn hợp NPK…) 2. Phân hữu cơ - Là các loại phân bón vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt - VD: phân chuồng, phân xanh… 3. Phân vi sinh vật: - Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ - VD: phân vi sinh cố định đạm, phân hữu cơ vi sinh… |
- Em hãy kể tên một số loại phân bón mà gia đình hay ởđịa phương em thường sử dụng trong trồng trọt? - Hỏi thêm: Những loại phân vừa nêu có thể chia thành mấy nhóm chính? - Nhận xét, dựa vào nguồn gốc các loại phân mà người ta chia thành 3 nhóm phân chính: hóa học, hữu cơ, vi sinh vật. - Kali, lân, DAP, NPK,…là phân hóa học. Vậy phân hóa học là gì? - Nhận xét, ghi bảng - GV giảng - Phân hữu cơ có nguồn gốc từ đâu? Cho ví dụ? - Nhận xét, ghi bảng - Em hiểu thế nào là phân VSV? - Nhận xét, ghi bảng |
- HS kể tên một số loại phân: Kali, lân, urê, phân chuồng… - Chia thành 3 nhóm chính - Trả lời - Ghi vào vở - HS Trả lời: Phân hữu cơ có nguồn gốc từ các loại phân bón vùi vào đất - HS Trả lời: Phân có chứa các loại VSV |
Hoạt đông 2: Tìm hiểu đặc điểm tính chất của một số loại phân bón thường dung trong nông, lâm nghiệp |
||
II. Đặc điểm tính chất của một số loại phân bón thường dung trong nông, lâm nghiệp 1. Đặc điểm phân hóa học * Ưu điểm: - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao - Dễ tan, đẽ hấp thụ và hiệu quả nhanh * Nhược điểm - Bón phân hóa học nhiều năm làm cho đất bị chua 2. Đặc điểm phân hữu cơ * Ưu điểm - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng - Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất * Nhược điểm - Thành phần, tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định - Hiệu quả sử dụng chậm 3. Đặc điểm phân vi sinh vật * Ưu điểm - Bón liên tục nhiều năm không ô nhiễm môi trường, không làm hại đất * Nhược điểm - Thời hạn sử dụng ngắn - Mỗi loại phân chỉ thích hợp cho 1 hoặc nhóm cây trồng nhất định |
- GV chia lớp thành 4 nhóm: nhóm 1 và 2 tìm hiểu ưu nhược điểm của phân hóa học. Nhóm 3 tìm hiểu ưu nhược điểm của phân hữu cơ Nhóm 4 tìm hiểu đặc điểm của phân VSV Mỗi nhóm làm việc trong 3phút |
- Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm trả lời |
Hoạt động 3: Kĩ thuật sử dụng |
||
III. Kĩ thuật sử dụng 1. Phân hóa học: - Phân đạm, kali dung để bón thúc là chính, bón lót với lượng nhỏ - Nếu sử dụng đạm và kali nhiều năm phải bón vôi cải tạo đất - Phân lân dung để bón lót - Phân hỗn hợp N, P, K có thể bón lót hoặc bón thúc 2. Phân hữu cơ: - Bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng phải ủ cho phân hoai mục 3. Phân VSV - Có thể trộn lẫn hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi gieo trồng - Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng VSV cho đất |
- Từ đặc điểm của các nhóm phân chúng ta phải chú ý đến kĩ thuật sử dụng các loại phân này sao cho hiệu quả. - Địa phương chúng ta thường trồng lúa là chính vậy thì gia đình em thường sử dụng những loại phân hóa học gì? Và lúc nào của vụ? - Bổ sung, giải thích, ghi bảng - Trong sản xuất nông nghiệp phân hữu cơ được sử dụng cho mục đích gì? - Nhận xét. Tại sao phải ủ phân HC cho hoai mục mới được sử dụng? - Nên sử dung phân HC để bón lót là chính - GV nhấn mạnh sự khác nhau trong hiệu quả sử dụng phân HH và phân HC. - Địa phương em có thường sử dụng phân VSV hay không? - Phân VSV được sử dụng thế nào? Nhận xét. Ghi bảng. Hiện nay phân VSV đang được khuyến khích sử dụng nhiều vì hiệu quả và thân thiện với môi trường. |
- HS Trả lời - HS trả lời: Bón lót - HS trả lời: Quá trình ủ giúp các chất hữu cơ khó tiêu được phân giải thành các chất dễ tiêu. Cây dễ hấp thụ - HS trả lời: Có - HS trả lời: bón trực tiếp, hoặc tẩm vào hạt giống - Nghe, ghi bài |
4. Củng cố
GV nhắc lại các nội dung trọng tâm theo các câu hỏi sgk
5. Dặn dò
HS học bài, xem trước bài 13 trả lời câu hỏi sgk
V. Rút kinh nghiệm
Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – Mẫu giáo án số 2
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. Nội dung
Nội dụng: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp
- Biết được kỹ thuật sử dụng của một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, quan sát, thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ và các hình vẽ trong SGK.
III. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học: sơ đồ và các hình vẽ trong SGK.
IV. Mô tả mức độ nhận thức:
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG |
- Biết được đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường dùng trong nông lâm nghiệp. - Kể tên, trình bày được đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thông thường dùng trong nông lâm nghiệp. Mô tả được cách sử dụng các loại phân bón. |
- Phân biệt được các loại phân, tác dụng của các loại phân. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón. |
- Khả năng vận dụng các loại phân, phương pháp bón phân hợp lý cho cây trồng, cải tạo đất. |
- Khả năng vận dụng các loại phân, phương pháp bón phân hợp lý cho cây trồng, cải tạo đất. |
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá.
a. Nhóm câu hỏi nhận biết
Câu 1. Loại phân bón nào dưới đây được dùng để bón lót?
A. Sunphat amôn. B. Urê. C. Supe lân. D. Kali clorua.
Câu 2. Loại phân bón nào dưới đây khi bón liên tục nhiều năm yhường gây chua cho đất
A. Lân hữu cơ vi sinh. B. Phân đạm
C. Phân hỗn hợp NPK D. Azogin.
Câu 3. Các loại phân hoá học dễ tan gồm những loại nào? Bón cho cây như thế nào là hợp lý?
Câu 4. Sử dụng phân hỗn hợp NPK như thế nào?
Câu 5. Phân vi sinh vật được sử dụng như thế nào?
b. Nhóm câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Tại sao các loại phân đạm ,lân ,kali ...được gọi là phân hoá học?
Câu 2. Vì sao không nên sử dụng phân hoá học quá nhiều?
c. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Phân hữu cơ sử dụng như thế nào là hợp lý? Vì sao?
d. Nhóm câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Qua kiến thức đã học chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường đất?
Câu 2. Hướng sử dụng phân bón có hiệu quả?
V. Thiết kế tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Khởi động:
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung kiến thức |
||||||||||||||||
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu Một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp - GV yêu cầu HS kể tên 1 số loại phân bón trong nông nghiệp theo 3 nhóm: hoá học, hữu cơ, vi sinh - Hs thảo luận, lên bảng kể tên - GV nhận xét và ghi tóm tắt các ý cơ bản. Sau đó cho HS quan sát 1 số bao bì mà HS đã chuẩn bị 2. Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp - GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu SGK phần II và điền vào phiếu học tập. Phiếu học tập Tổ …………….Lớp……………. (thời gian hoàn thành 7 phút)
- Hs thảo luận, hoàn thành phiếu và cử đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và ghi tóm tắt các ý cơ bản 3. Hoạt động 3 Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp - GV yêu cầu HS tục nghiên cứu SGK phần III và điền vào phiếu học tập. Phiếu học tập Tổ …………….Lớp……………. (thời gian hoàn thành 7 phút)
- Hs thảo luận, hoàn thành phiếu và cử đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và ghi tóm tắt các ý cơ bản |
I/ Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp: 1- Phân hóa học: - Là loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp. - Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. - Phân hóa học có thể là phân đơn, phân đa: phân đạm, lân, kali... 2- Phân hữu cơ: - Là loại phân được chế biến từ các chất thải của động vật, người, xác các loại thực vật và vi sinh vật . - Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân bắc... 3- Phân vi sinh vật: Là loại phân có chứa các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. II /Đặc điểm ,tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp: 1- Đặc điểm của phân hóa học: - Chứa ít nguyên tố dinh duỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. - Dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. - Bón nhiều và liên tục à đất hóa chua. 2- Đặc điểm của phân hữu cơ: - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định. - Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được nên hiệu quả chậm. - Bón nhiều và liên tục không hại đất. 3- Đặc điểm của phân vi sinh vật - Chứa nhiều vi sinh vật sống. Khả năng sống và tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn. - Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định. - Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không hại đất. III/ Kỹ thuật sử dụng: 1- Sử dụng phân hóa học: - Bón thúc là chính. - Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót. Phân đạm, lân có thể bón lót nhưng với lượng nhỏ. - Bón đạm, kali nhiều năm liên tục đất sẽ bị chua nên cần bón vôi để cải tạo. - Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc. Tùy từng loại cây trồng mà bón từng loại NPK khác nhau. Ví dụ: SGK. - Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, hiện nay đang có xu hướng sản xuất phân phức hợp, phân nén, phân chậm tan... 2- Sử dụng phân hữu cơ: - Bón lót là chính. - Ủ cho hoai trước khi bón. 3- Sử dụng phân vi sinh vật : - Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. - Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất. |
4. Củng cố:
HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
Hoàn thành bài tập.
5. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.