Giáo án Công nghệ 10 bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón mới nhất

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón – Mẫu giáo án số 1

BÀI 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT

PHÂN BÓN

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm và nguyên lý sản xuất phân VSV.

- Hiểu và trình bày được các đặc điểm, cách sử dụng của các loại phân bón vi sinh vật trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp

3. Về ý thức:

- Bồi dưỡng việc yêu khoa học, ý thức đam mê tìm hiểu những cái mới trong khoa học để áp dụng vào thực tiễn để đạt hiệu quả cao.

II. Phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa, hình vẽ SGK

- Mẫu 1 số phân VSV và bao bì phân VSV.

- PHT.

III. Phương pháp dạy học:

- Diễn giảng, hỏi đáp.

- Thảo luận nhóm

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- CH1: Nêu khái niệm và đặc điểm phân hóa học.

- CH2: Nêu khái niệm và đặc điểm phân hữu cơ.

3. Dạy bài mới:

Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác, sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho con người và 1 trong những sản phẩm quan trọng đối với sản xuất cũng như an toàn đối với môi trường chính là phân bón vi sinh.

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu một nguyên lý sản xuất phân vi sinh vật

I. Nguyên lý sản xuất phân vi sinh vật:

- Công nghệ vi sinh: nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật => sản xuất ra các sản phẩm có giá tị phục vụ chođời sống và phát triển kinh tế, xã hội

- Nguyên lý:

Nhân giống chuẩn vi sinh vật đặt hiệu sau đó trộn với chất nền.

- GV hỏi:

Thế nào là công nghệ vi sinh?

- GV hỏi:

Người ta làm thế nào để sản xuất phân vi sinh?

- HS trả lời: nghiên cứu khai thác các hoạt đọng sống của vi sinh vật => sản xuất ra các sản phẩm có giá trị

- HS trả lời:

- HS ghi bài vào vở

Hoạt đông 2: Tìm hiểu một số loại vi sinh vật thường dùng

II. Một số loại phân vi sinh vật thường dùng:

1. Phân vi sinh vật cố định đạm:

- Khái niệm: Phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ => đạm

- Một số vi sinh vật cố định đạm thường gặp: nitragin, azogin.

- Phân VSV cố định đạm cho cây họ đậu: than bùn + VSV nốt sần cây họ đậu + chất khoáng, nguyên tố vi lượng

- Cách sử dụng:

+ Tẩm vào hạt giống trước khi gieo cần tiến hành nơi râm mát

+ Bón trực tiếp vào đất

2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân

- Khái niệm:phân bón chứa chủng VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (phôtphobactêrin), lân khó tan thành lân dễ tan (lân HC vi sinh)

-Phân lân VS do Việt Nam sản xuất:

+ Chất nền: than bùn

+ Chủng VSV chuyển hóa lân

+ Bột phôtphat hoặc apatit

+ Khoáng đa lượng và vi lượng

- Cách sử dụng: tương tự phân VSV CĐĐ

3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

- KN: là phân bón chứa các loài VSV phân giải chất hữu cơ, thực chất là quá trình VSV tiết enzim phân giải xenlulô

- Các loại sản phẩm: estrsol (Nga), mana (Nhật)

- Cách sử dụng: bón trực tiếp vào đất

- GV chia lớp thành 3 nhòm và hoàn thành vào PHT. Với nội dung “ Nêu VD, thành phần, cách sử dụng 3 loại phân bón VSV” trong thời gian 8 phút.

- GV hỏi

Em hãy kể tên một số loại phân vi sinh vật thường dùng?

- GV hỏi

Em hãy kể tên những loại vi sinh vật nào có khả năng cố định đạm?

- GV hỏi

Phân nitagin và azogin khác nhau ở điểm nào?

- GV nêu chú ý mỗi một loại phân VSV CĐĐ có chứa chủng VSV CĐĐ nhất định, có phương thức sống (cộng sinh, hội sinh) với một loại cây nhất định. Không thể bón nitragin cho cây lúa

- GV hỏi:

Phân VSV chuyển hóa lân có những dạng nào?

- GV hỏi:

Thành phần phân lân VS do Việt Nam sản xuất?

- GV hỏi:

Thành phần chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong VSV phân giải chất hữu cơ là gì?

- GV hỏi

Phân VSV chuyển hóa chất hữu cơ thường gặp trên thị trường là những loại nào? Cách sử dụng của chúng ra sao?

- HS thảo luận.

- HS trả lời:

Phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

- HS trả lời

Nitragin , azogin

- HS trả lời: Nitragin là phân bón CĐĐ cho cây họ đậu, azogin là phân bón CĐĐ cho cây lúa

- HS trả lời:

Phân chứa chủng chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ, lân khó tan thành lân dễ tan

- HS trả lời:

Than bùn, chủng VSV chuyển hóa lân, bột phôtphat hoặc apatit, nguyên tố khoáng

- HS trả lời: VSV phân giải chất hữu cơ

- HS trả lời:

Estrasol (Nga) và mana (Nhật) bón trực tiếp vào đất

4. Cũng cố: GV nhắc lại các nội dung trọng tâm theo các câu hỏi sgk

5. Dặn dò: HS học bài, xem trước bài 14 : đọc kỹ các bước của quy trình trồng cây trong dung dịch

V. Rút kinh nghiệm

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón – Mẫu giáo án số 2

BÀI 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT

PHÂN BÓN

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Trình bày được nguyên lý của công nghệ VSV trong sản xuất phân bón VSV

- Trình bày được đặc điểm của một số loại phân bón VSV thường dùng trong trồng trọt

- Áp dụng được kiến thức có hiệu quả vào sử dụng các loại phân bón VSV, tăng năng suất cây trồng

II. Phương pháp, phương tiện

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân

- Phương tiện: Mẫu vật một số loại phân bón VSV; Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- So sánh đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng trong sản xuất Nông, Lâm nghiệp?

3. Dạy học bài mới – 35’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên lý sản xuất phân bón VSV – 5’

- Thế nào là công nghệ vi sinh vật?

- Yêu cầu HS đọc SGK phần I

- Tóm tắt nguyên lý sản xuất phân bón VSV?

- GV củng cố và kết luận

I. Nguyên lý sản xuất phân bón VSV

- Công nghệ VSV là công nghệ nghiên cứu và khai thác các hoạt động sống của VSV nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người

- Nguyên lý sản xuất phân bón VSV: Nhân chủng VSV đặc hiệu rồi trộn với chất nền

Ảnh đính kèm

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại phân bón VSV thường dùng – 30’

- Nêu tên một số loại phân bón cố định đạm mà em biết?

- Phân bón Nitragin có những thành phần nào? Thành phần nào là quan trọng nhất?

- VSV nốt sần cây họ đậu có tác dụng gì?

- Nitragin sử dụng cho đối tượng cây trồng nào?

- Sử dụng phân bón Nitragin bón cho cây lúa được không? Tại sao?

- Em hãy nêu tên cách sử dụng chung của phân bón VSV cố định đạm?

- Phân bón VSV chuyển hóa lân gồm mấy loại? Là những loại nào?

- Tác dụng chuyển hóa lân của Phospho bacterin có gì khác phân lân hữu cơ vi sinh?

- Nêu tên một số loại phân bón VSV phân giải chất hữu cơ?

- Thành phần chủ yếu đóng vai trò quan trọng nhất trong phân bón VSV phân giải chất hữu cơ là gì?

II. Một số loại phân bón VSV

1. Phân bón VSV cố định đạm

* Phân bón Nitragin

- Thành phần bao gồm: VSV nốt sần cây họ đậu, chất nền (than bùn) và các chất khoáng vi lượng

- Sử dụng cho cây họ đậu

* Phân bón Azogin

- Thành phần gồm chất nền (than bùn), vi khuẩn cố định đạm sống hội sinh với cây lúa và các chất khoáng vi lượng

- Sử dụng cho cây lúa

* Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp xuống đất

2. Phân bón VSV chuyển hóa lân

- Gồm hai loại: Phospho bacterin và phân lân hữu cơ vi sinh

- Phospho bacterin chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ; Phân lân hữu cơ vi sinh chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan

- Bón trực tiếp xuống đất

3. Phân bón VSV phân giải chất hữu cơ

- Gồm hai loại: Mana và Estrasol

- Thành phần quan trọng là VSV phân giải chất hữu cơ thành sáp, các chất dinh dưỡng cho cây dễ hấp thụ; Chất nền và các chất khoáng vi lượng

- Bón trực tiếp xuống đất

4. Củng cố - 4’

GDMT:

- Bón phân không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gây tác hại gì?

- Bón phân tươi, chưa phân hủy cây trồng không hấp thụ được, làm ô nhiễm môi trường đất nước không khí....

- So sánh phân bón VSV cố định đạm và phân bón VSV chuyển hóa lân?

5. Hướng dẫn – 2’

- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK; Áp dụng kiến thức có hiệu quả vào sử dụng và bảo quản các loại phân bón mà gia đình sử dụng

- Đọc trước nội dung bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch.