Giáo án Công nghệ 10 bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng mới nhất

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây tròng – Mẫu giáo án số 1

CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức.

- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp.

- Hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật, tư duy công nghệ.

3. Về ý thức:

- Từ quy trình khảo nghiệm giống mới mà có lòng tin vào giống mới rõ nguồn gốc và cần kiểm tra cẩn thận với giống không rõ nguồn gốc.

- Có ý thức tuyên truyền cho gia đình biết lựa chọn giống có nguồn gốc rõ rang để áp dụng vào trồng ở gia đình và địa phương.

II. Phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa, hình vẽ SGK

III. Phương pháp dạy học:

- Diễn giảng, vấn đáp tìm tòi và thảo luận nhóm

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- CH1: Hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- CH2: Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong thời gian tới.

3. Vào bài:

Một trong những yếu tố giúp cây trồng có năng suất cao và chất lượng tốt là cần có giống nhưng 1 giống mới để đưa vào sản xuất đại trà phải qua những khảo nghiệm bằng các thí nghiệm do cơ quan chuyên môn về giống của nhà nước. vậy quá trình khảo nghiệm là gì? Khảo nghiệm giống gồm mục đích và ý nghĩa gì? Được diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

I - Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng :

1- Mục đích

Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau để xác định những đặc tính, tính trạng giống, từ đó chọn ra giống thích hợp nhất cho từng vùng.

2- Ý nghĩa:

- Khảo nghiệm giống nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật trồng của giống mới và hướng sử dụng
- Giống không qua khảo nghiệm thì không biết có phù hợp với điều kiện địa phương hay không do vậy không chắc chắn có kết quả tốt, năng suất, chất lượng nông sản kém có thể mất mùa, thất thu.

- Giống cây trồng là gì?

- Em hiểu thế nào là khảo nghiệm giống cây trồng?

- Vậy khảo nghệm giống cây trồng nhằm mục đích gì?

- Muốn khai thác tối đa hiệu quả của giống cần khảo nghiệm giống ở những đặc điểm nào?

- Một giống mới khi đưa vào sản xuất chưa qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?

- Là một nhóm cây trồng có tính di truyền biến dị, những đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người trong quá trình sản xuất

- Giống không qua khảo nghiệm thì không biết có phù hợp với điều kiện địa phương hay không do vậy không chắc chắn có kết quả tốt, năng suất, chất lượng nông sản kém

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

II - Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

1- Thí nghiệm so sánh

- Giống mới chọn tạo, giống nhập nội phải được so sánh với giống đang sản xuất đại trà

- Chỉ tiêu so sánh: ST – PT, năng suất, chất lượng , khả năng chống chịu…

2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật

- Kt những vấn đề của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng

- Tiến hành trong mạng lưới toàn quốc nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống → xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng

3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

- Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà

- Biện pháp: triển khai trên diện rộng, hội nghị đầu bờ,phương tiện thông tin đại chúng.

- Có những loại thí nghiệm khảo nghiệm giống nào?

- Chia mỗi bàn là 1 nhóm: mỗi nhóm sẽ tìm nội dung của các thí nghiệm gồm: cơ quan thực hiện, chỉ tiêu đánh giá và mục đích trong thời gian 5 phút.

- Giống mới được so sánh với giống nào? Nhằm mục đích gì?

- Nêu các chỉ tiêu để so sánh giữa giống mới và giống đang sản xuất đại trà?

=> Nếu giống mới vượt trội hơn giống đại trà thì tiếp tục được gửi đến trung tâm khảo ghiệm quốc gia để khảo nghiệm trên toàn quốc

- Cho ví dụ bố trí thí nghiệm kiểm tra mật độ giống lúa

- Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

- Thí nghiệm được tiến hành ở phạm vi nào?

=> Sau thí nghiệm so sanh và thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nếu giống đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận quốc gia, đưa vào sản xuất trên phạm vi toàn quốc

- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?

- Được tiến hành như thế nào?

- Em hiểu thế nào là hội nghị đầu bờ?

=> Gv giải thích

- Có 3 TN

- Các nhóm thảo luận

-Giống đang sản xuất đại trà

- Chỉ tiêu so sánh: ST – PT, năng suất, chất lượng , khả năng chống chịu…

- Mục đích : Kiểm tra những vấn đề của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng

- Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà

- Triển khai trên diện tích rộng lớn, Hội nghị đầu bờ, tuyên truyền trên thông tin đại chúng

4. Cũng cố:

- Yêu cầu HS hệ thống hóa lại kiến thức

- HS vận dụng trả lời câu hỏi

CH1: TN kiểm tra kỹ thuật phải đặt ở nhiều nơi? Vì sao?

CH2: Phương pháp đặt TN so sánh khác TN KTKT như thế nào?

- GV NX, ĐG giờ học

5. Dặn dò:

- HS học bài và xem trước bài 3

- Tìm hiểu những cách sản xuất giống cây trồng ở địa phương.

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng – Mẫu giáo án số 2

CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được mục đích , ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo

2. Kỹ năng:

- Thông qua việc tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng rèn luyện cho HS kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hóa

3. Thái độ:

- Giáo dục thái độ nghiêm túc trong việc trồng các giống mới

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình 2.1-> 2.3 SGK phóng to, một số tranh ảnh, băng hình có liên quan đến nội dung bài học

- Phương pháp tổ chức lớp học: Trực quan + Đàm thoại

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Tìm hiểu công tác khảo nghiệm giống cây trồng ở địa phương

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định lớp: (1ph) Kiểm tra sĩ số, tác phong.

2. Kiểm tra bài cũ: (2 ph) Giới thiệu nội dung chương I

3. Giảng bài mới: (40 ph)

Mở bài: (2ph) Muốn sản xuất một giống mới nhập nội hoặc chuyển một giống mới từ nơi khác về địa phương để sản xuất ta phải tiến hành khảo nghiệm giống.Vậy khảo nghiệm giống là gì?

GV tự nêu khái niệm để học sinh hiểu được: Khảo nghiệm giống cây trồng là quá trình xem xét đặc điểm biểu hiện trong thực tế của một giống để xác nhận giống đó có tốt hay không từ đó làm cơ sở để quyết định có đưa vào sản xuất hay không?

Tiến trình tiết dạy (38 ph):

TL

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

13’

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Đặt vấn đề: Một số cây trồng thường thích nghi với một số vùng sinh thái nhất định, có các yêu cầu về kỹ thuật, canh tác khác nhau -> Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng?

- Mở rộng: Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm thì hậu quả sẽ như thế nào?

- Yêu cầu HS kết luận nôi dung

- Cá nhân đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời câu hỏi

- Đại diện HS trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung

- Dựa vào thông tin trong SGK nêu được:

+ Cây trồng mới không phù hợp với khí hậu địa phương hoặc tập quán luân canh

+ Không nắm được kỹ thuật sản xuất giống

IMỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG:

- Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh

- Nắm được các yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận.

20’

Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

- Yêu cầu HS trả lời cá câu hỏi sau khi nghiên cứu thông tin SGK:

(?)Thực chất của thí nghiệm so sánh giống là gì? Trong thí nghiệm so sánh người ta thường so sánh với giống nào?Về các chỉ tiêu gì?

- Nhận xét phần trả lời của HS, yêu cầu HS kết luận

- Mở rộng: Nếu giống đạt tiêu chuẩn thì được gởi đến trung tâm khảo nghiêm giống quốc gia để thử nghiệm ở các vùng khác trên toàn quốc

- GV kết luận cho HS ghi.

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:

(?) Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là gì?

- Nhận xét, kết luận

- Lưu ý HS: Đây và việc làm của cơ quan khảo nghiệm giống quốc gia và đòi hỏi các bước tiến hành phải tỉ mỉ và chính xác.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

(?)Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?

- Nhận xét kết quả trả lời của HS

- Kết luận cho HS ghi.

- Đọc thông tin SGK, thảo luận, nêu được:

+ Thực chất: So sánh với giống tốt nhất

+ Chỉ tiêu: năng xuất, chất lượng, khả năng chống chịu

- Đại diện trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung

- Kết luận

- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức

- Phân tích các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi

- Đại diện HS trả lời câu hỏi, các HS khác góp ý, bổ sung

- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức

- Đọc thông tin , thảo luận , nêu mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

IICÁC LOẠI THÍ NGHIỆM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG:

1. Thí nghiêm so sánh giống

- So sánh giống mới với giống sản xuất đại trà (đối chứng) về các chỉ tiêu: Sinh trưởng, phát triển, năng xuất, chất lương nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh

2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

- Kiểm tra quy trình kỹ thuật gieo trồng của giống.

- Tiến hành ở mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia để xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống…

- Sau khảo nghiệm, những giống đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận sản xuất đại trà.

3. Thí nghiệm sản xuất, quảng cáo

- Bố trí sản xuất trên diện tích lớn => tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả.

- Đồng thời phổ biến, quảng cáo giống mới đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng

5’

Hoạt động 3: Củng cố, đánh giá

(?) Mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì? Và có những loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng nào?

- GV nhận xét, hoàn thiện.

- Dựa vào kiến thức tiếp thu được trong bài học HS trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung, hoàn thiện kiến thức

 

4. Dặn dò (2p):

Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 11

Tìm hiểu các giống cây trồng mới đang được sản xuất ở địa phương

IV. RÚT KINH NGHIỆM