Giáo án Công nghệ 10 Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – Mẫu giáo án số 1
Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Giải thích được khái niệm: Doanh nghiệp, kinh doanh,kinh doanh hộ gia đình
- Nêu được đặc điểm, tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình.
- Nêu được đặc điểm, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng phân biệt qua khái niệm kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
3. Thái độ
- Từ đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ mà tự liên hệ vận dụng vào gia đình cho phù hợp
II. CHUẨN BỊ
- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu khác có liên quan.
- Chuẩn bị một số hình ảnh liên quan tới hình thức kinh doanh hộ gia đình
- Bài tập.
2. Đối với học sinh Tham khảo Sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài:Chương trình học môn công nghệ 10 đã giúp các em làm quen với một số ứng dụng của công nghệ sinh học, hóa học, trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Và hôm nay các em sẽ được làm quen với lĩnh vực kinh doanh để các em thấy rõ mối quan hệ từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ các sản phẩm.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức kinh doanh hộ gia đình |
||
I- KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH 1. Khái niệm kinh doanh: Thực hiện một , một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 2. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình: - KN: kinh doanh hộ gia đình bao gồm: sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ - Là loại hình kinh doanh nhỏ do chủ gia đình làm chủ. - Qui mô nhỏ vốn ít. - Công nghệ kĩ thuật đơn giản. - Lao động là những người trong gia đình. *Từ các đặc điểm trên: + Ưu điểm: Linh hoạt gọn + Nhược điểm: Không có điều kiện mở rộng kinh doanh. 3. Tổ chức hoạt động kinh doanh hộ gia đình: - Vốn là nguồn tự có của gia đình hoặc vay. - Lao động:Mỗi người trong gia đình phải làm nhiều loại việc. 4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình: - Kế hoạch sản xuất dự kiến lượng hàng hóa bán: Lượng sản phẩm bán = lượng sản phẩm sản xuất - lượng sản phẩm tự tiêu dùng - Kế hoạch mua gom bán hàng: Số hàng mua 1 tháng = số hàng bán 1 ngày x số ngày của tháng => Từ những kế hoạch nêu trên mà chủ hộ dự kiến lợi nhuận và quyết định phương hướng kinh doanh |
GV: Cho HS xem 1 số tranh ảnh của các hoạt động kinh doanh GV hỏi: - Theo em hiểu thế nào là kinh doanh? GV cho ví dụ các hoạt động kinh doanh hộ gia đình ở địa phương GV hỏi: -Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì? -Những đặc điểm đó là thế nào? GV bổ sung: kinh doanh hộ gia đình bao gồm: sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ -Những đặc điểm đó dẫn đến ưu, nhược điểm gì? -HS trả lời. bạn bổ sung. - GV nhận xét bổ sung nếu thiếu và tổng kết GV hỏi: - Để kinh doanh được thì cần phải có điều kiện gì? - Từ đặc điểm kinh doanh gia đình, có thể suy ra: vốn kinh doanh có được bằng nguồn nào? - Sử dụng lao động thế nào cho hợp lý? - HS trả lời GV bổ sung sửa sai và nhận xét. - GV tổng kết. GV hỏi: - Từ định nghĩa kinh doanh, em hãy cho biết kế hoạch kinh doanh phải bao gồm những lĩnh vực nào? - GV bổ sung và tổng kết. - Mua gom sản phẩm là hoạt động dịch vụ hay thương mại? |
- HS trình bày khái niệm về kinh doanh - HS trả lời. bạn bổ sung. HS trả lời - Vốn và lao động - Vốn là nguồn tự có của gia đình hoặc vay. - Lao động: Mỗi người trong gia đình phải làm nhiều loại việc. HS trả lời - Thương mại |
4. Củng cố và luyện tập:
- Kinh doanh là gì? Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm gì?
- Kinh doanh hộ gia đình xây dựng theo kế hoạch nào?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về xem lại nội dung bài học.
- Đọc trước phần II.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
BÀI 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm và những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
- Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
- Phát triển kĩ năng phân biệt qua khái niệm kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích
3. Thái độ
Từ đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ mà tự liên hệ vận dụng vào gia đình cho phù hợp
II. CHUẨN BỊ
- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu khác có liên quan.
- Chuẩn bị một số hình ảnh liên quan tới hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
- Bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài:
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ |
|||
II- DOANH NGHIỆP NHỎ 1- Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ - Doanh thu không lớn - Số lượng lao động không nhiều - Vốn kinh doanh ít |
- GV cho ví dụ một số doanh nghiệp nhỏ ở địa phương - GV yêu cầu hs dựa vào bài soạn ở nhà và trình bày về một doanh nghiệp mà hs đã tìm hiểu theo các nội dung : + Doanh thu? + Số lượng lao động? + Vốn kinh doanh? - GV ghi tóm tắt ở bảng và hướng dẫn hs rút ra đặc điểm chung của các DNN theo từng nội dung trên từ đó hs chỉ ra được đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ - GV nêu câu hỏi: So sánh đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ? - GV nhận xét ,nhấn mạnh: DNN: vốn đăng kí KD < 10 tỉ đồng,lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. - GV kết luận |
- HS: + Doanh thu không lớn + Số lượng lao động không nhiều + Vốn kinh doanh ít - HS trả lời - Doanh nghiệp nhỏ có quy mô lớn hơn, có thuê lao động |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ |
|||
2- Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ a. Thuận lợi - Tổ chức hoạt động kinhdoanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường - Dễ quản lí chặt chẽ, hiệu quả - Dễ dàng đổi mới công nghệ. b. Khó khăn: - Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ - Thiếu thông tin về thị trường - Trình độ lao động thấp, quản lí thiếu chuyên nghiệp |
- GV yêu cầu hs xem sgk và cho biết: Doanh nghiệp nhỏ trong hoạt động kinh doanh có những thuận lợi và khó khăn gì? - GV yêu cầu hs liên hệ đến: Nhà máy chế biến tinh bột sắn - Cam Chính cho biết: Trong hoạt động kinh doanh của Nhà máy chế biến tinh bột sắn có những thuận lợi và khó khăn gì? Vì sao lại có những thuận lợi và khó khăn trên? - GV lấy thêm các vídụ giảng cho hs hiểu GV kết luận |
HS trả lời |
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ |
|||
3- Các hoạt động kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ a. Hoạt động sản xuất hàng hoá: - Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc , ngô , rau, củ, quả... - Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng: bút bi, giấy..;đồ sứ gia dụng; mây tre đan... b. Các hoạt động mua bán hàng hoá: - Đại lí bán hàng:xăng dầu, vật tư phục vụ sx... - Bán lẻ hh tiêu dung: bánh kẹo,hoa quả, quần áo... c. Hoạt động dịch vụ: - Dịch vụ internet - Dịch vụ cho thuê truyện.. |
- GV yêu cầu hs liên hệ thực tế ở địa phương và cho biết: Doanh nghiệp nhỏ ở địa phương em sản xuất mặt hàng gì? - GV hỏi: + Doanh nghiệp trên có mua bán mặt hàng gì không? + Các cửa hàng, đại lí mua bán các mặt hàng của công ti có phải là doanh nghiệp nhỏ không? Vì sao? - GV hỏi: + Em hãy cho biết các hoạt động dịch vụ ở địa phương em? + Hãy quan sát ở sgk, kể thêm một số hoạt động kinh doanh thíc hợp với doanh nghiệp nhỏ? GV chốt kiến thức. |
- HS trả lời - HS phát biểu + Có + Phải - HS trả lời |
4. Củng cố và luyện tập:
- Kinh doanh là gì? Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm gì?
- Kinh doanh hộ gia đình xây dựng theo kế hoạch nào?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về xem lại nội dung bài học.
- Đọc trước bài 51.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Giáo án Công nghệ 10 Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – Mẫu giáo án số 2
Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình
- Trình bày và phân tích được kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình
- Phát triển tư duy phân tích, tổng hợp; Liên hệ, vận dụng kiến thức được học vào giải thích một số hoạt động kinh doanh ở địa phương
- Bước đầu có ý thức định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Xem trước nội dung bài học trong SGK; Tham khảo các tài liệu có liên quan đến loại hình kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh cá thể (Giáo trình Kinh tế học vi mô, Internet…); Tìm hiểu và phân tích một số hoạt động, tình huống kinh doanh đang diễn ra tại địa phương
* Học sinh: Học thuộc các khái niệm đã được đề cập trong bài 49; Đọc trước nội dung bài học và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh ở quy mô hộ gia đình tại địa phương
III. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và thuyết trình có minh họa
* Phương tiện: Phiếu học tập
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Dạy học bài mới – 40’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình – 10’ |
|
- Chia nhóm, yêu cầu học sinh đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập. Nhóm thứ nhất hoàn thiện PHT về đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình; Nhóm thứ hai hoàn thiện về cách thức tổ chức kinh doanh hộ gia đình trong thời gian 3’ - Sau khi học sinh trình bày bảng, yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết) và kết luận - Lấy ví dụ về các hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ? Lưu ý: Nhấn mạnh vai trò của chủ sở hữu: Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trước pháp luật - Thế nào là vốn? Vốn có những loại hình nào? - Những yếu tố nào đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục? - Với hoạt động thương mại thì yếu tố nào đảm bảo cho nó luôn diễn ra liên tục? - Những yếu tố nào đảm bảo cho hàng hóa lưu thông trên thị trường? - Khi tiến hành kinh doanh, các hộ gia đình huy động vốn từ nguồn nào là chủ yếu? - Trong kinh doanh hộ gia đình, lao động được sử dụng có đặc điểm gì? |
I. Kinh doanh hộ gia đình 1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình - Các lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ - Chủ sở hữu: Cá nhân là chủ gia đình - Quy mô kinh doanh: Nhỏ - Công nghệ kinh doanh: Đơn giản - Lao động: (Thường) Người thân trong gia đình 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình a. Tổ chức vốn kinh doanh - Các loại hình vốn: + Vốn cố định: Là vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu… + Vốn lưu động: Là phần vốn đảm bảo cho hàng hóa, sản phẩm được lưu thông trên thị trường Ví dụ: Tiền, vàng, sản phẩm thành phẩm… - Nguồn vốn: Chủ yếu là vốn tự có của gia đình, một phần khác là vay mượn b. Tổ chức sử dụng lao động - Lao động chủ yếu là người thân trong gia đình - Lao động được sử dụng linh hoạt, một người có thể tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau của hoạt động kinh doanh |
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch kinh doanh – 15’ |
|
- Kế hoạch bán sản phẩm ra thị trường ứng với lĩnh vực nào trong kinh doanh? (ứng với lĩnh vực sản xuất và dịch vụ) - Hãy cho biết, lượng sản phẩm được bán ra thị trường phụ thuộc vào yếu tố nào? - Nhắc lại mục đích của hoạt động kinh doanh? - Theo em, công thức trên đúng với trường hợp nào? Những trường hợp nào không đúng? Trong kinh doanh, số lượng sản phẩm gia đình tự tiêu thụ là rất nhỏ, thậm trí là không có. Vậy số lượng sản phẩm bán ra thị trường phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra - Theo em, người kinh doanh phải căn cứ vào điều gì để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất? Dựa vào nhu cầu của thị trường và điều kiện của hộ gia đình. Trong đó nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định - Theo em, thế nào là nhu cầu? Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định - Vậy nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc vào 5 yếu tố: (1) thu nhập của người tiêu dùng; (2) giá của hàng hóa có liên quan; (3) dân số; (4) sở thích của người tiêu dùng và mức độ kỳ vọng của người tiêu dùng - GV chia nhóm, cho HS thảo luận để lấy ví dụ phân tích cho các yếu tố cấu thành nhu cầu thị trường. Sau 3 – 4’ thảo luận, yêu cầu học sinh nêu và phân tích - GV nhận xét, phân tích ví dụ và kết luận: Kết luận: Mức độ bán sản phẩm ra thị trường phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu thị trường và được quyết định bởi các yếu tố: thu nhập của người tiêu dùng; giá của hàng hóa có liên quan; dân số; sở thích của người tiêu dùng và mức độ kỳ vọng của người tiêu dùng - Kế hoạch này ứng với lĩnh vực nào trong kinh doanh? (ứng với lĩnh vực thương mại) - Nhìn vào sơ đồ và cho biết, yếu tố nào quyết định lượng sản phẩm mua vào? |
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất
* Tổng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc vào: - Nhu cầu của thị trường - Điều kiện của doanh nghiệp (hộ gia đình) Trong đó nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định * Nhu cầu thị trường được tạo thành bởi 5 yếu tố: - Thu nhập của người tiêu dùng Ví dụ: Khi thu nhập của người dân thấp, nhu cầu sử dụng thực phẩm, hàng hóa có giá trị cao như thịt, cá, sữa; Điều hòa, máy giặt; Du lịch… thấp. Khi thu nhập tăng, lượng tiền kiếm được nhiều hơn, khi đó nhu cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ trên tăng lên - Giá của hàng hóa liên quan Ví dụ: Café và chè là hai loại hàng hóa có liên quan. Khi giá của café tăng lên thì người dân có nhu cầu sử dụng chè cao hơn. Do vậy nhu cầu của thị trường với chè tăng - Dân số Ví dụ: TQ đông dân hơn VN do vậy nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, dịch vụ… của TQ cao hơn của VN - Sở thích, thói quen của người tiêu dùng Ví dụ: Người dân sống ở khu vực nông thôn sử dụng quen mỡ ĐV, không quen sử dụng dầu TV do vậy tại thị trường nông thôn, nhu cầu đối với dầu TV thấp hơn mỡ ĐV - Mức độ kỳ vọng của người tiêu dùng Ví dụ: (Nhu cầu mua thẻ điện thoại) Tại thời điểm đầu tháng 12, những người sử dụng điện thoại di động có hy vọng vào dịp Noel (cuối tháng 12), các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có nhiều khuyến mại về nạp tiền. Do đó nhiều người không muốn nạp tiền vào đầu tháng 12 (nhu cầu mua thẻ điện thoại thấp) và đợi đến dịp Noel nạp tiền để hưởng khuyến mại (nhu cầu mua thẻ điện thoại cao hơn) b.Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm loại hình doanh nghiệp nhỏ – 5’ |
|
- Theo em, doanh thu là gì? (Doanh thu là khoản tiền thu được sau một thời gian nhất định tiến hành hoạt động kinh doanh) - Doanh nghiệp nhỏ có doanh thu thế nào? - Ngoài doanh thu không lớn, DN nhỏ còn có những đặc điểm gì? |
II. Doanh nghiệp nhỏ 1. Đặc điểm loại hình doanh nghiệp nhỏ - Doanh thu: Không lớn - Số lượng lao động, quy mô: Nhỏ - Vốn ít |
Hoạt động 4: Những thuận lợi và khó khăn của loại hình DN nhỏ – 10’ |
|
- Từ những đặc điểm trên của DN nhỏ, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của loại hình DN nhỏ? - Lực lượng lao động, quy mô kinh doanh nhỏ đã tạo cho DN nhỏ có thuận lợi gì? - Vốn bao gồm những loại hình nào? (Vốn bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động) - DN nhỏ có vốn ít, do vậy vốn cố định và vốn lưu động sẽ thế nào? (Vốn cố định có giá trị thấp; Vốn lưu động ít) - Vốn cố định có giá trị thấp, khi muốn chuyển đổi có khó khăn gì không? (Khi chuyển đổi hay loại bỏ thì không gây thiệt hại lớn) - Vậy yếu tố vốn cố định có giá trị thấp là điều kiện thuận lợi gì cho DN nhỏ? - Từ những phân tích trên và căn cứ vào đặc điểm của DN nhỏ, hãy chỉ ra những yếu tố không thuận lợi của DN nhỏ? - Căn cứ vào SGK, hãy cho biết những lĩnh vực KD nào phù hợp với loại hình DN nhỏ? Ví dụ? |
2. Thuận lợi và khó khăn của DN nhỏ * Thuận lợi: - Lao động có số lượng ít, quy mô kinh doanh nhỏ → quản lý dễ dàng và hiệu quả - Vốn cố định có giá trị thấp nên dễ dàng đổi mới công nghệ; Quy mô nhỏ cũng là điều kiện thuận lợi để thay đổi lĩnh vực kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường * Khó khăn - Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ - Khó nắm bắt được thông tin thị trường - Chất lượng lao động thấp 3. Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp * Họat động sản xuất hàng hóa: Nông, lâm, thủy sản, các mặt hàng công nghiệp. * Các họat động mua bán hàng hóa: Đại lý bán hàng, bán lẻ. * Các họat động dịch vụ: Nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, sửa chữa dụng cụ, đồ dùng, ăn uống… |
3. Củng cố - 3’
- Những đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình?
- Cách thức xây dựng kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình?
4. Hướng dẫn – 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK; Có ý thức định hướng lựa chọn nghề nghiệp
- Đọc trước nội dung phần II: Doanh nghiệp nhỏ