Giáo án Công nghệ 10 bài Ôn tập

Giáo án Công nghệ 10 Bài Ôn tập – Mẫu giáo án số 1

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1- Kiến thức

- Củng cố được các kiến thức đã học về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thủy sản; bảo quản và chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.

- Chuẩn bị tốt bài ôn tập để kiểm tra 1 tiết.

- Đánh giá kết quả dạy và học của thầy và trò.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án

2. Đối với học sinh Tham khảo Sách giáo khoa, chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Diễn giảng, hỏi đáp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.

3. Dạy bài mới

1. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

- GV hệ thống hóa kiến thức từ bài 15 đến bài 20, từ bài 40 đến 48.

- GV sử dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK. Nêu trọng tâm từng bài

2. Hoạt động 2: Đề cương câu hỏi

- GV cung cấp đề cương ôn tập.

- HS suy nghĩ, nghiên cứu đểtrả lời.

ĐỀ CƯƠNG

Câu 1: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Nêu nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? (3đ)

Câu 2: Nêu nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Kể tên các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? (3đ)

Câu 3: Cho biết cách làm,ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học và biện pháp kỹ thuật? (3đ)

Câu 4: Cho biết cách làm, ưu, nhược điểm của biện pháp sinh học và biện pháp hóa học? (3đ)

Câu 5: Cho biết cách làm, ưu điểm, nhược điểm của biện pháp hóa học và cơ giới vật lý?

Câu 6: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có ảnh hưởng xấu tới quần thể sinh vật như thế nào? Nêu biện pháp khắc phục? (3đ)

Câu 7: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật ảnh hưởng xấu tới môi trường như thế nào? Nêu biện pháp khắc phục? (3đ)

Câu 8: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật tới quần thể sinh vật và môi trường? (3đ)

Câu 9: Nêu những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật? Ở địa phương em đang sống đã thực hiện được những biện pháp nào?(3đ)

Câu 10: Hạt giống đạt tiêu chuẩn có những đặc điểm gì? Trình bày quy trình bảo quản hạt giống và lưu ý với từng khâu? (3đ)

Câu 11: Củ giống đạt tiêu chuẩn có những đặc điểm gì? Trình bày quy trình bảo quản củ giống và lưu ý với từng khâu? (3đ)

Câu 12: Kể tên một số biện pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi? Trình bày quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh? (3đ)

Câu 13: Kể tên một số phương pháp bảo quản thóc, ngô? Nêu quy trình bảo quản thóc, ngô và lưu ý với từng khâu? (3đ)

Câu 14: Kể tên một số phương pháp chế biến chè? Nêu quy trình công nghệ chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp? Ý nghĩa của khâu diệt men trong lá chè là gì? (3đ)

Câu 15: Kể tên một số phương pháp chế biến cà phê nhân? Nêu quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt? Ý nghĩa của khâu ngâm ủ (lên men) là gì? (3đ)

Câu 16:Nông sản và thủy sản có đặc điểm gì khác so với lâm sản? Liệt kê những sản phẩm chế biến từ lâm sản mang tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày? (3đ)

Câu 17: Từ gạo nếp có thể chế biến ra món ăn gì? Trình bày chi tiết quy trình một món ăn em hay làm tại gia đình có nguyên liệu từ gạo nếp (4đ)

Câu 18: Từ gạo tẻ có thể chế biến ra món ăn gì? Trình bày chi tiết quy trình một món ăn em hay làm tại gia đình có nguyên liệu từ gạo tẻ? (4đ)

Câu 19: Từ rau cải bắp có thể chế biến ra món ăn gì? Trình bày chi tiết quy trình một món ăn em hay làm tại gia đình có nguyên liệu từ rau cải bắp? (4đ)

Câu 20: Từ củ khoai tây có thể chế biến ra món ăn gì? Trình bày chi tiết quy trình một món ăn em hay làm tại gia đình có nguyên liệu từ củ khoai tây? (4đ)

4. Củng cố và luyện tập

- GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức.

- GV nhận xét, đánh giá giờ học.

5. Công việc về nhà

- Học bài để giờ sau kiểm tra.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo án Công nghệ 10 Bài Ôn tập – Mẫu giáo án số 2

ÔN TẬP

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Cũng cố và khắc sâu kiến thức đả học về nội dung chương 3:Bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

2. Kỹ năng

Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ

Có ý thức ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Hỏi đáp tái hiện, thảo luận

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. Giáo viên:Hệ thống hoá kiến thức chương 3.

2. Học sinh:Ôn tập theo nội dung yêu cầu

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: ( Ghép vào phần ôn tập)

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: (1’) GV nêu mục tiêu bài học

b. Triển khai bài:

Hoạt động 1: GV hệ thống hoá kiến thức chương 3:Bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.(6’)

GV tóm tắt kiến thức trọng tâm các nội dung đã học của chương 3, hs quan sát:

Ảnh đính kèm

Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận(28’)

GV chia nhóm hs (1 bàn / nhóm) cử nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm: thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy nêu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến NLT sản?

2. Trong quá trình bảo quản cần chú ý những đặc điểm nào của NLT sản?

3. Phân tích ảnh hưởng của những yếu tố môi trường đến chất lượng NLT sản trong quá trình bảo quản?

4. Nêu một số phương pháp bảo quản các loại hạt giống, củ giống?

Phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả?

5. Hãy cho biết những chỉ tiêu nào cần lưu ý trong quá trình bảo quản hạt, củ giống?

6. Trình bày quy trình bảo quản :thóc ngô, khoai lang, sắn, rau, hoa, quả tươi?

7. Trình bày một số pp chế biến sắn, rau, quả?

8. Trình bày quy trình chế biến gạo từ thóc, tinh bột sắn, rau quả?

GV phân công:

Nhóm 1→ 3:Câu 1,2

Nhóm 4→ 6:Câu 3,4

Nhóm 7→ 9:Câu 5,6

Nhóm 10 →12: Câu 7,8

HS xem lại bài cũ kết hợp với phần chuẩn bị ở nhà, thảo luận nhóm

GV quan sát và hướng dẫn các nhóm thảo luận

HS sau khi thảo luận xong, gv tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét bổ sung.

GV nhận xét, tổng kết ý kiến, chốt kiến thức từng câu.

4. Củng cố (6’)

GV tổng hợp lại kiến thức về phần bảo quản NLT sản.

5. Dặn dò(3’)

Nắm vững những nội dung trọng tâm vừa ôn tập.

Tiết sau kiểm tra một tiết.