Giáo án Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa – Mẫu giáo án số 1
Bài 16: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số đặc điểm, hình thái của một số loài sâu, bệnh hại lúa phổ biến.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng: Nhận xét chính xác vẽ hình đúng và đẹp.
- Tư duy: phân tích, khái quát.
3. Ý thức:
- Ý thức tổ chức kỷ luật, làm việc khoa học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV: Dụng cụ sgk
2. HS:
- Các mẫu vật về sâu, bênh hại lúa
- Tranh vẽ các loại sâu bệnh hại lúa
- Các mẫu do học sinh sưu tầm ở địa phương
- Các dung cụ
- Phiếu thực hành
Mẫu tiêu bản |
Đặc điểm hình thái sâu hại |
Đặc điểm gây hại |
Tên gọi |
|||
Trứng |
Sâu non |
Nhộng |
Bướm |
|||
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 |
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát tìm tòi
- Thực hành tìm tòi
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- CH: Điều kiện khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?
- CH: Chế độ chăm sóc ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị dụng cụ thức hành. + Giới thiệu mục tiêu bài học. + Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành. - Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành. GV yêu cầu HS nghiên cứu quy trình thực hành trong SGK GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo quy trình đã cho - Dặn dò học sinh cẩn thận với hoá chất và đồ thuỷ tinh GV kiểm tra quy trình thực hành của học sinh dăn dò học sinh phải thận trong thực hành GV nhận xét và cho điểm về buổi thực hành |
- HS: chuẩn bị - Học sinh nghiên cứu quy trình thực hành đã cho trong SGK Học sinh làm theo quy trình Hs báo cáo kết quả thực hành |
4. Củng cố:
- Biểu dương nhóm làm tốt và có ý thức tổ chức kỷ luật, phê bình nhóm làm chưa tốt.
- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh lớp học.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Dặn dò:
- Xem lại quy trình thực hành
- Chuẩn bị nội dung bài 17
V. Rút kinh nghiệm
Giáo án Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa – Mẫu giáo án số 2
Bài 16: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần phải:
- Học sinh nhận biết được một số sâu bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, đảm bảo vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Với học sinh:
Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách thu thập để có mẫu vật thật mang đến lớp thực hành. Nội dung như sau:
a. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thu thập.
- Lọ đựng mẫu sâu, lót dưới lọ một lớp bông mỏng, có tẩm thuốc diệt kiến, dán, có nắp đậy kín.
- Cặp đựng mẫu bệnh: Có thể là một quyển sổ tay nhỏ.
- Vợt côn trùng.
- Panh.
b. Cách thu mẫu:
- Trên cách đồng lúa, quan sát kĩ các khóm lúa, phát hiện những cây bị bệnh, cắt lấy phần lá bị bệnh, đặt vào giữa hai tờ giấy của sổ tay, ghi ngay vào trang giấy của sổ tay đặt mẫu bệnh một vài nhận xét về màu sắc lá lúa: xạnh nhạt hay xanh đậm, màu sắc, hình dáng của vết bệnh, sự phân bố của vết bệnh trên phiến lá, bẹ lá hay cổ bông…
- Quan sát, phát hiện tổ sâu cuốn lá, sâu non, nhộng, xác nhộng, cắt lấy tổ sâu, bắt sâu non, nhộng, nhặt xác nhộng cho vào lọ đựng mẫu sâu. Dùng vợt, vợt nhiều lần trên ruộng lúa, nhặt hết bướm, sâu trong vợt cho vào lọ đựng mẫu sâu.
2. Với giáo viên
Chuẩn bị như hướng dẫn SGK, chuẩn bị thêm cho mỗi nhóm một khay men.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Sử dụng các câu hỏi SGK trang 49 để đánh giá HS.
2. Hoạt động dạy học.
Phân công vị trí các nhóm thực hành.
Phát dụng cụ cho các nhóm.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Hướng dẫn quy trình thực hành |
|
Bước 1: Giáo viên giới thiệu lần lượt các loại sâu, bệnh hại lúa về đặc điểm gây hại như SGK đã hướng dẫn (không giới thiệu đặc điểm hình thái - Nội dung này học sinh tự đọc SGK khi thực hành với nội dung nhận biết) Bước 2: Giới thiệu cách tiến hành: - Treo tranh ảnh lên bảng. - Hướng dẫn: Các nhóm lần lượt quan sát các tiêu bản có sẵn, mô tả đặc điểm về hình thái của các giai đoạn phát triển của sâu, bệnh và xác định tên sâu bệnh dựa vào hướng dẫn trong SGK. Vì số lượng tiêu bản có hạn nên quan sát xong phải chuyển đổi cho nhóm khác. Các em chưa có tiêu bản thì quan sát tranh. Sau khi quan sát và mô tả tiêu bản và tranh, các em tiếp tục quan sát và xác định tên sâu bệnh ở các mẫu đã thu được trên đòng ruộng. Cách làm như sau: + Lần lượt quan sát các mẫu bệnh, mô tả vết bệnh, chú ý cả những điều đã ghi chép khi thu mẫu và xác định tên bệnh. + Đổ mẫu sâu ra khay, dùng panh gạt các loại trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành (bướm) thuộc cùng một loài vào một nhóm. Quan sat, mô tả đặc điểm hình thái của chúng và xác định tên sâu. |
Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu phương pháp tiến hành để vận dụng Ghi chép từng bước Cẩn thận, tỉ mỉ, tránh gây thương tích do dùng dao. |
Hoạt động 2: Học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên bao quát |
|
Trong quá trình học sinh làm việc. Giáo viên đi tới từng nhóm hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm của từng mẫu sâu bệnh, nhắc nhở về ý thức kỉ luật và vệ sinh nơi làm việc |
- Dựa vào hướng dẫn trong SGK, học sinh quan sát, mô tả đặc điểm của sâu bệnh, ghi kết quả vào bảng: “Đặc điểm hình thái, gây hại của một số loại sâu bệnh” theo mẫu trong SGK. - Lưu ý ở cột 1: Mẫu tiêu bản, ngoài những mẫu tiêu bản có tranh đã được GV phân phát tới các nhóm, có thể ghi thêm mẫu đã thu thập được. Nếu các mẫu thu được là loài sâu, bệnh trùng với mẫu tiêu bản thì ghi thêm như sau: + Mẫu 1: Mẫu thu tại đồng ruộng. + Nếu mẫu thu được không trùng với mẫu có sẵn, giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định tên sâu và đặc điểm của chúng. Học sinh ghi tiếp vào bảng ở cột 1: Mẫu thu tại đồng ruộng số 1… |
3. Tổng kết kiểm tra đánh giá kết quả thực hành.
Học sinh đánh giá chéo giữa các nhóm theo mẫu đánh giá như hướng dẫn trong SGK
Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm việc của lớp, nhận xét về ý thức tổ chức kỉ luật và vệ sinh nơi làm việc.
Thu bảng kết quả và bảng đánh giá chéo của các nhóm để đánh giá kết quả bài thực hành.
Các nhóm thu dọn dụng cụ, vệ sinh chỗ làm việc; trực nhật kiểm tra dụng củ của các nhóm và vệ sinh phòng học.
4. Dặn dò.
Sưu tầm tranh ảnh về các loài sinh vật có ích, diệt trừ sâu hại.