Giáo án Công nghệ 10 bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng mới nhất

Giáo án Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng – Mẫu giáo án số 1

Bài 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được khái niệm, nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

- Trình bày được cách làm, ưu nhược điểm của từng biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp.

3. Về ý thức:

- Có thái độ không đồng tình với việc lạm dụng thuốc hóa học. Có ý thức Bv cây trồng bằng các biện pháp nhằm cân bằng sinh thái.

II. Phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa, hình vẽ SGK

- Phiếu học tập

III. Phương pháp dạy học:

- Nghiên cứu SGK

- Vấn đáp tìm tòi.

- Thảo luận nhóm

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

* ĐVĐ:Hàng năm năng suất cây trồng giảm do những loài sâu bệnh hại gây lên, có khi phát triển thành dịch. Việc phòng trừ dịch hạ cây trồng đang là vấn đề bức thiết. Vậy để PTTHDHCT có nguyên lý ntn? Biện pháp tiến hành ra sao? Đây là nội dung bài hôm nay.

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

I. Khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

Là sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí để phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp

- Gia đình, địa phương em thường làm gì để diệt trừ sâu hại?

- Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

- Vì sao phải áp dụng PTDHTH?

- HS: Trả lời

- HS: Là sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí

- HS: cây không mang mầm bệnh, có khả năng chống chịu cao

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

II. Nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

- Trồng cây khoẻ

- Bảo tồn thiên địch

- Thường xuyên thăm đồng ruộng

- Nông dân trở thành chuyên gia

- Thế nào là cây khoẻ?

- Thiên địch là gì?

Những SV có ích, tiêu diệt sâu hại như: chim sâu, ếch, bọ rùa, ong kí sinh…

- Tại sao cần bồi dưỡng để nông dân thành chuyên gia trên đồng ruộng?

- HS: Trả lời

- HS: Trả lời

- Nông dân là người trực tiếp sản xuất, nếu có hiểu biết về BVTV, họ sẽ chủ động phòng trừ dịch hại có hiệu quả cao

Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

III. Các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

1. Biện pháp kĩ thuật

- Cày bừa => vùi các tàn dư TV, diệt trừ sâu hại cây trồng tồn tại trong đất

- Vệ sinh đồng ruộng => phá huỷ nơi ẩn nấp của sâu bệnh

- Tưới tiêu, bón phân hợp lí=> giúp cây trồng ST, PT tốt, nâng cao khả năng kháng bệnh

- Luân canh => thay đổi nguồn thức ăn, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại

2. Biện pháp sinh học

- Sử dụng SV sống trực tiếp trên đất trừ sâu hại

- Sử dụng VSV để sản xuất phân vi sinh phòng trừ sâu bệnh

3. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh.

- Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế ngăn ngừa sự phát triển sâu hại

4. Biện pháp hoá học

Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ dịch hại

5. Biện pháp cơ giới vật lí

Là biện pháp quan trọng của phòng trừ dịch hại

6. Biện pháp điều hoà

Sự phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lí để giữ cho dịch hại không phát triển mạnh, không lan rộng giữ cân bằng sinh thái.

- Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm sẽ làm biện pháp kỹ thuật, biện pháp sinh học, 2 nhóm làm về biện pháp sử dụng giống cây trồng mang gien chống chịu sâu bệnh và biện pháp hóa học, 2 nhóm làm về biện pháp cơ giới vật lý và biện pháp điều hòa. Mỗi biệp pháp neu cách làm, ưu điểm, nhược điểm trong thời gian 5 phút.

- Em hãy nêu tác dụng từng cách làm trong biện pháp kỹ thuật?

- Áp dụng các biện pháp sinh học ntn? Có lợi ích gì?

- Để góp phần thực hiện tốt biện pháp sinh học chúng ta cần làm gì?

+ Bảo vệ thiên địch, nâng cao năng suất hạn chế sâu bệnh hại

- Lấy 1 số VD về giống cây trồng mang gen chống chịu sâu bệnh.

- Thế nào là biện pháp hoá học?

- Vì sao biện pháp biện pháp cơ giới vật lí là biện pháp quan trọng nhất?

- Trong các biện pháp trên, biện pháp nào nên sử dụng hạn chế? Vì sao?

+ Vì có hại cho cây trồng, SV có ích, con người, phá vỡ cân bằng sinh thái => chỉ sử dụng khi dịch hại tới ngững gây hại

HS: Thảo luận

- Từng nhóm báo cáo

- HS: trả lời

- HS: Sử dụng VSV sống trực tiếp trên đất trừ sâu hại. Sử dụng VSV để sản xuất phân vi sinh phòng trừ sâu bệnh

-HS: trả lời

HS: Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ dịch hại

- HS: đơn giản, dễ làm ít tốn kém, không gây ô nhiếm môi trường

-Biện pháp hoá học

4. Củng cố:

- GV hệ thống hóa kiến thức.

- HS vận dụng trả lời câu hỏi: Trong các biện pháp trên thì biện pháp nào PTDHCT hiệu quả nhất, biện pháp nào PTDHCT trừ được sâu hại hiệu quả nhất, biện pháp nào PTDHCT tiên tiến nhất nhất? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá giờ học.

5. Dặn dò:

- Học bài và trả lời CH cuối bài.

- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thiên địch, sâu hại

- Chuẩn bị nội dung bài 18

V. Rút kinh nghiệm

Giáo án Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng – Mẫu giáo án số 2

Bài 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải:

- Nêu được nội dung, ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh

- Vận dụng vào thực tế đề ra các giải pháp hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng

II. Chuẩn bị

1/ Chuẩn bị của thầy:

Nghiên cứu SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. Sưu tầm tranh ảnh về sâu, bệnh hại cây trồng

2/ Chuẩn bị của trò:

Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu khái niện và nguyên lý của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

- Nêu nội dung, ưu điểm, nhược điểm của bp kỹ thuật và bp sinh học.

3. Dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt đông1: Biện pháp sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh

Gv nêu vd: giống lúa BT-E1 kháng rầy nâu và đạo ôn

Từ vd em hãy nêu ưu, nhược điểm của pp?

Hoạt đông2: Biện pháp hoá học

(?) Phân tích ưu - nhược của BP hoá học?

Làm thế nào để hạn chế nhược điểm của BP này?

Hoạt đông3: Biện pháp cơ giới vật lý

Bp này có ưu, nhược điểm gì?

(?) Cho ví dụ về BP cơ giới vật lí? Giải thích cơ sở khoa học của việc làm bả độc, bẫy đèn?

HS: Cơ sở tập tính của sâu trưởng thành

Hoạt đông4: biện pháp điều hoà

(?) Tại sao phải áp dụng BP điều hoà?

Bp này có ưu, nhược điểm gì?

I/ Khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

II/ Nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

III/ Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

1/ Biện pháp kĩ thuật:

2/ Biện pháp sinh học:

3/ Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh:

ND: sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế ngăn ngừa sự PT của dịch hại

- Ưu điểm:hạn chế được một số dịch hại quan trọng

- Nđiểm:một giống ko chống chịu được tất cả các loại sâu, bênh.

4/ Biện pháp hoá học:

- Nội dung: sử dụng thuốc hoá học để trừ dịch hại cây trồng

- Ưu điểm: Tiêu diệt được sâu bệnh 1 cách nhanh chóng, chặn đứng sự lan tràn của dịch hại

- Nhược điểm: ô nhiễm MT, dễ gây ngộ độc cho người, gia súc, dễ phát sinh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc

5/ Biện pháp cơ giới vật lí:

Nội dung: dùng các yếu tố vật lí, nhiệt học cơ học để trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt sâu bệnh

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện

- Nđiểm: tốn thời gian, công sức

VD: bẫy đèn, bả độc, bắt bằng vợt, ngắt bỏ trứng sâu, dùng tia phóng xạ, ....

6/ Biện pháp điều hoà:

- Nội dung: sử dụng phối hợp các BP trên đẻ giữ cho dịch hại cây trồng chỉ PT ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái- là phối hợp hợp lý các bp trên

- Ưu điểm: hạn chế được các nhựoc điểm của các bp trên.

- Nhược điểm: hiện nay đang khó phối hợp hiệu quả.

4. Củng cố:

- Trong các biện pháp trên, nên phát huy biện pháp nào và hạn chế bp nào? Vì sao?

- Em sẽ làm gì để phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ở địa phương em cho có hiệu quả? Kể tên 1 vài dịch bệnh hiên nay đang được dư luận quan tâm. Theo em nguyên nhân gây nên dịch bệnh đó là gì?

IV: Dặn dò

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

- Học bài cũ

- Đọc trước bài mới.