Giáo án Công nghệ 10 bài 1: Bài mở đầu mới nhất

Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức.

- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Biết được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư ngiệp ở nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức

3. Ý thức:

- Qua vai trò, phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có ý thức cùng gia đình làm tôt công việc trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình và xã hội.

II. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, hình vẽ SGK, máy chiếu

III. Phương pháp dạy học:

- Diễn giảng, vấn đáp tìm tòi

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài:

Môn công nghệ 10 sẽ hướng dẫn chúng ta nghiên cứu về nguyên lý của quá trình sản xuất nông, lâm, ngu nghiệp. Vậy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò như thế nào với đời sống vầ phát triển xã hội? thời gian đã qua làm được gì và thời gian tới sẽ phải làm gì để phát huy được vai trò của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

I - Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp đóng góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước

- Ngành nông, lâm ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

- Sản xuất nhiều hàng hóa xuất khẩu.

- Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế.

- Theo em nước ta có những thuận lợi gì để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp?

- Quan sát hình 1.1 cho biết cơ cấu tổng sản phẩm nước ta gồm có những ngành chủ yếu nào?

- Em hãy nêu 1 số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến?

- Hãy kể tên các sản phẩm nước ta thường xuất khẩu ra nước ngoài?

- Khí hậu, đất đai thuận lợi, diện tích rừng lớn, đường bờ biển dài.

- Gồm ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

- Cá tra, tôm, nhãn, lúa…

Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay

II - Tình hình sản xuất nông, lâm, ngu nghiệp của nước ta hiện nay

1. Thành tựu

- Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tang liên tục.

- Bước đầu đã hình thành 1 số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

2. Hạn chế

- Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp.

- Hệ thống cây trồng, vật nuôi, cơ sở bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu.

- Qua biểu đồ sản lượng lương thực ở nước ta em có nhận xét gì?

Tại sao khi các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chuyển từ các ngành sản xuất nhỏ, phân tán lạc hậu thành các ngành sản xuất hàng hóa được coi là thành tựu?

- Em hãy nêu 1 số sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế

- Em hãy cho biết 1 số hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta

- Sản xuất lương thực tang liên tục.

- Tập trung sẽ làm dễ hơn

Cá tra, tôm, nhãn, lúa…

Hoạt động 3: Tìm hiểu phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngu nghiệp ở nước ta.

III - Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngu nghiệp ở nước ta.

- Qua biểu đồ sản lượng lương thực ở nước ta em có nhận xét gì?

Tại sao khi các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chuyển từ các ngành sản xuất nhỏ, phân tán lạc hậu thành các ngành sản xuất hàng hóa được coi là thành tựu?

- Em hãy nêu 1 số sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế

- Em hãy cho biết 1 số hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta

- Sản xuất lương thực tang liên tục.

- Tập trung sẽ làm dễ hơn

Cá tra, tôm, nhãn, lúa…

4. Cũng cố:

- Giáo viên hệ thống hóa lại kiến thức.

- HS vận dụng trả lời các câu hỏi trong SGK

5. Dặn dò:

HS học bài và xem trước bài 2

V. Rút kinh nghiệm