Giáo án Công nghệ 10 bài 9: Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá mới nhất

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – Mẫu giáo án số 1

Bài 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

- Biết được sự hình thành, tính chất chính của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướngsử dụng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp.

3. Ý thức:

- Ý thức ngăn chặn, phòng tránh để bảo vệ và cải tạo các loại đất trồng ở địa phương.

II. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, GA điện tử.

III. Phương pháp dạy học:

- Diễn giảng, vấn đáp.

- Thảo luận nhóm

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài:

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu.

1. Nguyên nhân hình thành.

- Hình thành ở vùng giáp danh giữa đồng bằng và miền núi

- Do địa hình dốc thoải => qt rửa trôi các hạt keo, sét, dinh dưỡng diễn ra mạnh.

- Tập quán canh tác lạc hậu => Đất thoái hoá mạnh

- Chặt phá rừng.

- Th­ường hay xảy ra ở vùng trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nơi giáp ranhgiữa đồng bằng và trung du miền núi.

2. Tính chất của đất xám bạc màu.

- Tầng đất mặt mỏng

- Thành phần cơ giới nhẹ do l­ượng cát lớn, sét và keo đất ít, đất rất khô.

- Đất nghèo dinh dư­ỡng, nghèo mùn

- Chua đến rất chua.VSV ít, hoạt động yếu.

3. Biện pháp cải tạo và hư­ớng sử dụng.

a. Biện pháp cải tạo.

Biện pháp

Tác dụng

1. Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh mương đảm bảo sự tưới tiêu

Khắc phục hạn hán, tạo đk cho VSV hoạt động

2. Cày sâu dần

- Tăng độ dày của tầng đất mặt

3. Bón vôi

- Giảm độ chua của đất.

4. Luân canh: Lưu ý cây họ đậu, cây phân xanh

- Tăng cường VSV cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.

5. Bón phân hợp lí, tăng phân hữu cơ

- Khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo đk cho VSV hoạt động, phát triển.

b. Sử dụng đất xám bạc màu:

- Do có địa hình dốc thoải, đất nghèo dd nên thường được trồng các loại cây như­:lúa, sắn, lạc, đậu đỗ, rừng thông, keo lá tràm, keotai tượng, bạch đàn, sim, mua, cây ăn quả…

Giới thiệu Đặc điểm của đất Việt Nam:

- Đk khí hậu nóng ẩm => Chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hoá

- Chất dinh dưỡng dễ bị hoà tan, bị rửa trôi.

- 70% phân bố ở vùng đồi núi => bị xói mòn mạnh, thoái hoá. (đất xấu nhiều hơn đất tốt).

Những đk và nguyên nhân nào làm cho đất bị bạc màu?

- GV: Đất xám bạc màu chiếm 1,8 triệu ha ở Vnam – một trong số loại đất nghèo dinh dưỡng nhất

- Đất có màu: xám, trắng xám, tầng canh tác mỏng≈10 cm

Quan sát H.9.1 nêu tính chất của đất xám bạc màu ?

Nêu các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và phân tích tác dụng của từng biện pháp?

- Nhận xét, bổ sung và ghi bảng

Đất xám bạc màu thích hợp với loại cây nào?

- Trả lời

- HS quan sát H.9.1

- Trả lời

- Ghi bài vào vở

- Trả lời

- Nghe, ghi vào vở

HS trả lời

4. Củng cố:

- Gv hệ thống hóa kiến thưc

-Dựa vào ý thức học tập học sinh mà GV nhận xét, đánh giá giờ học.

5. Dặn dò

Đọc trước phần II bài 9 SGK và tìm hiểu thực tế đất ở địa phương.

V. Rút kinh nghiệm

Bài 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức.

- Biết được sự hình thành, tính chất chính của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, biện pháp cải tạo và hướngsử dụng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp.

3. Ý thức:

- Ý thức ngăn chặn, phòng tránh để bảo vệ và cải tạo các loại đất trồng ở địa phương.

II. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, GA điện tử.

III. Phương pháp dạy học:

- Diễn giảng, vấn đáp.

- Thảo luận nhóm

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Em hãy nêu nguyên nhân hình thành và tính chất đất xám bạc màu?

CH2: Em hãy cho biết biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu?

3. Dạy bài mới:

Nội dung

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

II. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

- Xói mòn: Là quá trình phá huỷ lớp đất mặt và tầng đất dưới do tđ của nước mưa, nước tưới, tuyết tan, gió.

1. Nguyên nhân gây xói mòn mạnh:

- Lượng mưa lớn: Phá vỡ kết cấu đất, bào mòn lớp đất mặt.

- Địa hình dốc => Xói mòn, rửa trôi

- Chặt phá rừng => Giảm độ che phủ =>Tốc độ dòng chảy lớn.

2. Tính chất.

- Hình thành phẫu diện không hoàn chỉnh, có TH mất hẳn tầng đất mặt.

- Sét và limon bị cuốn trôi, trong đất chỉ còn cát, sỏi chiếm ­ưu thế.

- Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn, nghèo dd, ít VSV

3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Biện pháp

Tác dụng

Công trình

- Làm ruộng bậc thang

- Hạn chế dòng chảy, rửa trôi

- Thềm cây ăn quả

Nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy

Nông học

- Canh tác theo đường đồng mức

- Hạn chế dòng chảy

- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng

- Tăng độ phì nhiêu, cải tạo môi trường đất cho VSV hoạt động và phát triển.

- Bón vôi

- Giảm độ chua

- Luân canh và xen gối vụ

- Hạn chế sự bạc màu

- Trồng cây thành băng

- Hạn chế dòng chảy, sự rửa trôi

- Nông lâm kết hợp

- Tăng độ che phủ thảm TV, hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy.

- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn

- Tăng độ che phủ thảm TV, hạn chế dòng chảy, hạn chế lũ lụt.

- Xói mòn đất là gì?

- Nguyên nhân nào gây nên xói mòn đất mạnh?

Xói mòn đất thường xảy ra ở vùng nào ?Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp - đất nào chịu tđ của quá trình xói mòn mạnh hơn?

- Thường xảy ra ở vùng dồi núi – nơi có độ dốc lớn.

- Đất lâm nghiệp bị xói mòn mạnh hơn – thường ở nơi có độ dốc lớn.

- Từ nguyên nhân hình thành em hãy cho biết tính chất đất xám bạc màu?

- GV: Phát PHT –Biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá ? Phân tích td của từng biện pháp?

- Trả lời

- Trả lời

- Trả lời

- Trả lời

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện trình bày.

4. Củng cố:

- Gv hệ thống hóa kiến thức

- HS trả lời câu hỏi:

1.Ở TP. Hà Nội những vùng nào th­ường gặp đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? Những vùng đó thư­ờng trồng những loại cây gì?

2. Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có đặc điểm gì chung?

3. So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh?

-Dựa vào ý thức học tập của học sinh mà GV nhận xét, đánh giá giờ học.

5. Dặn dò

Đọc trước bài 11 SGK.

V. Rút kinh nghiệm

Giáo án Công nghệ lớp 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – Mẫu giáo án số 2

Bài 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, HS phải:

1. Kiến thức

- HS nêu được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu

- Biết và trình bày được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu

- Nêu được nguyên nhân gây xói mòn đất, tính chất của xói mòn mạnh và biện pháp cải tạo, hướng sử dụng của loại đất này

2. Kỹ năng: rèn luyện được kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh

3. Thái độ: có ý thức bảo vệ tài nguyên đất

II. Chuẩn bị

- GV:

+ SGK, SGV, tài liệu tham khảo

+ Các tranh ảnh về xói mòn đất và biện pháp khắc phục

+ Tranh ảnh liên quan đến đất xám bạc màu

- HS: vở, bút, SGK

III. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thảo luận

- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

A. Ổn định và kiểm tra sĩ số

B. Kiểm tra bài cũ: không

C. Các hoạt động dạy và học

Nội dung

Hoạt động dạy và học

I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

1. Nguyên nhân hình thành

- Nguyên nhân

- Phân bố

2. Tính chất của đất xám bạc màu

- Tầng đất mặt mỏng: 10 cm

- Thành phần cơ giới nhẹ

- Thường khô hạn

- Chua đến rất chua pH 3 - 4,5

- vi sinh vật ít, hoạt động yếu

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

a. Biện pháp cải tạo

b. Sử dụng đất xám bạc màu

II. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

1. Nguyên nhân gây xói mòn đất

- Khái niệm: Xói mòn là hiện tượng bào mòn lớp đất mặt

- Nguyên nhân: nước mưa, nước tuyết, tuyết tan, gió.

- Phụ thuộc

2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh

Hoạt động 1.

Giới thiệu bài học

H. Xói mòn đất ảnh hưởng như thế nào đến độ phì nhiêu của đất?

(Giảm độ phì nhiêu , làm cho đất bạc màu)

GV. Vậy cần phải làm gì để cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất bị xói mòn mạnh cho có hiệu quả. Đó là nội dung cần tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động 2.

Tìm hiểu đặc điểm của đất Việt Nam

H. Nêu đặc điểm của đất Việt Nam?

(- Khí hậu nóng ẩm nên chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hoá

- Chất dinh dưỡng dễ hoà tan, bị rửa trôi

- 70% phân bố ở vùng đồi núi nên dễ bị xói mòn, thoái hoá mạnh

Như vậy, đất xấu nhiều hơn đất tốt nên cần phải cải tạo. Lưu ý là đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn)

Hoạt động 3

Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu

H. Mục tiêu của hoạt động cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu là gì?

(Tăng độ phì nhiêu, nâng cao năng suất cây trồng)

H. Nêu nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất xám bạc màu là gì?

(- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi

- Địa hình dốc thoải, rửa trôi mạnh

- Tập quán canh tác lạc hậu => đất thoái hoá mạnh

- Chặt phá rừng)

H. ở nước ta loại đất nay phân bố chủ yếu ở đâu?

(Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên)

H. Quan sát H 9. 1 cho biết đất xám bạc màu có những tính chất nảo cần chú ý?

(- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi

- Địa hình dốc thoải dẫn đến bị rửa trôi mạnh

- Tập quán canh tác lạc hậu làm cho đất bị thoái hoá mạnh

- Chặt phá rừng)

H. ở nước ta, loại đất này phân bố chủ yếu ở đâu?

(Bắc bộ, Đông nam bộ và Tây nguyên)

H. Quan sát H 9.1 cho biết đất xám bạc màu có những tính chất nào cần chú ý?

GV bổ sung thêm thông tin

Đất xám bạc màu ở VN chiếm S: 1 991 021 ha, nghèo dinh dưỡng có hàm lượng mùn: 0,5 => 1,5 %; N: 0,07%; P: 0,05%; K: 0,15%

GV: Từ tính chất của đất xám bạc màu hãy đề ra biện pháp khắc phục?

H. Hãy nêu các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? Sau đó cho biết tác dụng của từng biện pháp đó?

HS thảo luận => trả lời

GV nhận xét => bổ sung

(- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý để khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động

- Bón vôi: giảm chua

- Luân canh (cây họ đậu, cây phân xanh) để tăng vi sinh vật cố định đạm, tăng dinh dưỡng

- Bón phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý để tăng dinh dưỡng , tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động)

H. Em hãy kể tên một số loại cây trồng được trên đất xám bạc màu?

(lúa, ngô, sắn, keo lá chàm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè....)

GV: Đất bị xói mòn gây nên tình trạng bạc màu, nếu không cải tạo và sử dụng hợp lý đất sẽ bị xói mòn mạnh làm cho đất trơ sỏi đá. Đối với đất trơ sỏi đấ, ta phải làm gì?

Hoạt động 4.

Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

H. Xói mòn đất là gì? Nguyên nhân nào gây nên xói mòn đất?

H. Xói mòn xảy ra mạnh hay yếu phụ thuộc vào yếu tố nảo?

HS thảo luận và trả lời

GV kết luận

- Lượng nước mưa

- Độ dốc và chiều dài của dốc

- Độ che phủ mặt đất)

H. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới mưa lũ nhiều là gì?

(Do chặt phá rừng đầu nguồn làm tăng tốc độ dòng chảy làm tăng xói mòn)

H. Từ các nguyên nhân trên em hãy cho biết : xói mòn đất thường xảy ra ở đâu? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn đất mạnh hơn? Tại sao?

HS thảo luận và trả lời

GV kết luận

(Thường xảy ra ở đồi núi có độ dốc lớn. Đất lâm nghiệp tác động mạnh hơn vì đất lâm thường ở vùng đồi núi có độ dốc lớn)

H. Nêu tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

- Hình thành phẫu diện không hoàn chỉnh

- Cát sỏi chiếm ưu thế

- Chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng

- Vi sinh vật, hoạt động yếu)

GV yêu cầu HS hoàn thành bảng (PHT)

Biện pháp

Tác dụng

Biện pháp công trình

-

-

-

-

Biện pháp nông học

-

-

-

-

-

-

HS thảo luận nhóm → hoàn thành

GV tổng kết

GV thông báo: Từ năm 1993 đến nay, Nhà nước có nhiều chủ trương lớn nhằm nâng độ che phủ của rừng như chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi trọc, chương trình trồng 5 tr iệu ha rừng, quyết định về đóng cửa rừng tự nhiên

D. Củng cố

- Nguyên nhân hình thành đất xám bạc mảu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có điểm gì chung?

(Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất, địa hình dốc nên bị rửa trôi mạnh)

- So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

(Giống:

Tầng đất mặt mỏng thường khô hạn

Chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

Vi sinh vật ít, hoạt động kém

Khác:

Đất xám bạc màu: thành phần cơ giới nhẹ

Đất xói mòn mạnh, tầng đất mặt bị bào mòn mạnh trơ sỏi đá, cát sỏi đá chiếm ưu thế)

E. Hướng dẫn câu hỏi về nhà

- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK

Rút kinh nghiệm bài giảng