Dãy chất nào sau đây đều là oxit axit
Oxit axit là những oxit có khả năng phản ứng với bazơ tạo thành muối và nước, phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit.
Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit?
Oxit axit khi tác dụng với H2O sẽ tạo thành dung dịch có tính axit
A. CaO + H2O → Ca(OH)2 => dung dịch có tính bazơ
B. Ba + H2O → Ba(OH)2 => dung dịch có tính bazơ
C. SO3 + H2O → H2SO4 => dung dịch có tính axit
D. Na2O + H2O → 2NaOH => dung dịch bazơ
Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?
Oxit bazơ không có tính chất tác dụng được với tất cả kim loại.
Tính chất hóa học của oxit axit là
Tính chất hóa học của oxit axit là
- tác dụng với nước.
- tác dụng với dung dịch bazơ.
- tác dụng với một số oxit bazơ.
Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
Các oxit bazơ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Cho những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
Những oxit có thể tác dụng được với nước là: CaO và SO3.
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
SO3 + H2O → H2SO4
Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là
Đặt công thức hóa học của oxit là MO
PTHH: MO + H2O → M(OH)2
Ta có: $m{{M{{(OH)}_2}}} = \dfrac{{8,55.200}}{{100}} = 17,1\,\,gam$
Theo phương trình, ta có: ${n_{MO}} = {n_{M{{(OH)}_2}}} = > \dfrac{{15,3}}{{M + 16}} = \dfrac{{17,1}}{{M + 34}} = > \,\,M = 137$
=> kim loại M là Ba
=> công thức oxit là BaO
Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là
nMgO = 0,25 mol
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
0,25 → 0,5 mol
=> Nồng độ của dung dịch HCl là ${C_M} = \dfrac{n}{V} = \dfrac{{0,5}}{{0,4}} = 1,25M$
Hòa tan 4,88 gam hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,45M loãng thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch B. Phần trăm khối lượng của MgO trong A là
Gọi số mol của MgO và FeO trong hỗn hợp A là x và y mol
Vì mA = mMgO + mFeO = 40x + 72y
\( \to\) 40x + 72y = 4,88 (1)
Phương trình hóa học
MgO + H2SO4 \( \to\) MgSO4 + H2O (*)
x \( \to\) x
FeO + H2SO4 \( \to\) FeSO4 + H2O (**)
y \( \to\) y
Theo phương trình (*):
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{MgO}} = x\,\,(mol)\)
Theo phương trình (**): \({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{F{\text{e}}O}} = y\,\,(mol)\)
Mà \({n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,2.0,45 = 0,09\,\,mol\)
\( \to\) x + y = 0,09 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{gathered}40{\text{x}} + 72y = 4,88 \hfill \\x + y = 0,09 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,05 \hfill \\y = 0,04 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
=> mMgO = 40.0,05 = 2 gam => %mMgO = $\dfrac{2}{{4,88}}.100\% = 40,98\% $
Hòa tan hoàn toàn 53,6 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M (D = 1,2g/ml) thu được dung dịch X. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của muối FeSO4 trong dung dịch X là
Gọi số mol của FeO và CuO lần lượt là x và y mol
=> mhỗn hợp = mFeO + mCuO => 72x + 80y = 53,6 (1)
${n_{{H_2}S{O_4}}}$= 0,5.1,4 = 0,7 mol
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
x → x → x
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
y → y
=> ${n_{{H_2}S{O_4}}}$= x + y = 0,7 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,3 mol; y = 0,4 mol
$ = > {\text{ }}{n_{FeS{O_4}}} = x = 0,3{\text{ }}mol{\text{ }} = > {\text{ }}{m_{FeS{O_4}}} = 0,3.152 = 45,6{\text{ }}gam$
Ta có: mdung dịch H2SO4 = D.V = 1,2.500 = 600 gam
=> mdd trước phản ứng = mhỗn hợp A + mdd H2SO4 = 53,6 + 600 = 653,6 gam
Vì phản ứng không tạo chất khí hay chất kết tủa
=> mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng = 653,6 gam
$C{\% _{F{\text{e}}S{O_4}}} = \frac{{45,6}}{{653,6}}.100\% = 6,98\% $
Sục 3,36 lít khí SO3 (đktc) vào 400 ml nước thu được dung dịch A. Biết \({{D}_{{{H}_{2}}O}}=~1\,\,g/ml\). Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A là
nSO3 = 0,15 mol
SO3 + H2O → H2SO4
0,15 → 0,15 mol
${m_{{H_2}O}} = D.V = 400\,\,gam$
=> mdd sau phản ứng $ = {m_{S{O_3}}} + {m_{{H_2}O}} = 0,15.80 + 400 = 412\,\,gam$
$C{\% _{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{0,15.98}}{{412}}.100\% = 3,57\% $
Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Từ phương trình, ta có: ${n_{NaOH}} = 2.{n_{C{O_2}}} = \frac{{1,12.2}}{{22,4}} = 0,1\,\,mol$
=> nồng độ mol của dung dịch NaOH là: ${C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1M$
Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối có nồng độ 18,9%. Công thức của oxit là
Đặt công thức của oxit là XO2
mmuối = $\frac{{18,9.400}}{{100}} = 75,6\,\,gam$
XO2 + 2NaOH → Na2XO3 + H2O
Theo phương trình hóa học: ${n_{X{O_2}}} = {n_{N{a_2}X{O_3}}} = > \frac{{38,4}}{{X + 32}} = \frac{{75,6}}{{46 + X + 48}}$
=> X = 32 => công thức oxit là SO2
Trong những cặp chất sau, cặp chất nào phản ứng được với nhau?
K2O + CO2 → K2CO3
Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:
A. Chỉ có MgO là oxit
B. đúng
C. Chỉ có SO2, CO2 là oxit
D. Chỉ có CaO, BaO là oxit
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
* CO2 Loại vì tạo ra dd axit: CO2 + H2O → H2CO3 (dd axit)
* Na2O Thỏa mãn Na2O + H2O → 2NaOH (dd bazơ)
* SO2 Loại vì tạo ra dd axit: SO2 + H2O → H2SO3 (dd axit)
* CuO Loại vì không tác dụng với nước.
Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là:
SO3 + H2O → H2SO4
Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ
Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit
=> CO2; SO2 thỏa mãn
Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, MgO, CuO, ZnO thì cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch hỗn hợp X gồm các muối. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
nHCl = CM. VHCl = 0,5. 0,2 = 0,1 (mol)
Đặt công thức chung của các oxi là M2On
PTHH: M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O
0,1 → 0,05 (mol)
Theo PTHH: \({n_{{H_2}O}} = \dfrac{1}{2}{n_{HCl}} = \dfrac{{0,1}}{2} = 0,05\,\,mol\)
Bảo toàn khối lượng ta có:
\({m_{oxit}} + {m_{HCl}} = {m_{muoi}} + {m_{{H_2}O}} \)
\( \to\) 2,8 + 0,1.36,5 = mmuối + 0,05.18
\( \to\) mmuối = 5,55 (g)