Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dd HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:
Đặt công thức của oxit KL là RO
RO + 2HCl → RCl2 + H2O
Ta có m HCl = (30 .7,3) : 100 = 2,19 g
=> n HCl = 2,19 : 36,5 = 0,06 mol
Từ pt\(=>\text{ }{{n}_{RO}}=\text{ }\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,06}{2}=0,03(mol)\)
=> 2,4 : (R+16) = 0,03
=> 64 = R
=> R là Cu
=> CT oxit là CuO
Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là :
nNa2O = 12,4 : 62 = 0,2 mol
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
1 2
0,2 → 0,4
CM NaOH = nNaOH : V = 0,4 : 0,5 = 0,8M
Các oxit nào sau đây phản ứng với nhau từng đôi một: CaO(1);K2O(2); CuO(3); FeO(4); CO2(5); SO2(6)
CaO; K2O là những oxit bazo tan nên pư được với oxit axit CO2; SO2
Cho 20 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 3,36 lít SO2(đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là:
PTPƯ: Na2O + SO2 → Na2SO3
nNa2O = nSO2=3,36:22,4=0,15(mol)
=>% mNa2O=\(\dfrac{{0,15.62}}{{20}}.100\% = 46,5\% \Rightarrow \% {m_{CuO}} = 53,5\% \)
Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là :
Gọi a là số mol của CuO và b là số mol của Fe2O3 có trong 20 gam
hh 200 ml dd HCl 3,5 M => nHCl = 0,2 . 3,5 = 0,7 mol
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
a mol → 2a mol
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
b mol → 6b mol
Ta có hệ PT:
mhh = mCuO + mFe2O3 = 80a + 160b = 20
nHCl = 2a + 6b = 0,7
Giải hệ trên ta được
a = 0,05 mol b = 0,1 mol => mCuO = 0,05 . 80 = 4g
=> %CuO = 20% => %Fe2O3 = 80%
Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Thành phần phần trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là:
gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và ZnO
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
x → 2x
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2)
y → 6y
ta có mhh = mCuO + mFeO = 80x + 81y = 12,1 (I)
nHCl = VHCl . CM HCl = 0,1 . 3 = 0,3 mol
nHCl = nHCl (1) + nHCl(2) = 2x + 2y = 0,3 (II)
Giải hệ (I) và (II) ta có x = 0,05 và y = 0,1
=> mCuO = 0,05 . 80 = 4g
=> %CuO = 33,06%
=> %ZnO = 66,94%
Oxit axit có thể tác dụng được với
Tính chất hóa học của oxit axit là
+ tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit
+ tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
+ tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối
Cho các oxit: SO2, Na2O, CaO, CuO. Oxit không tác dụng được với nước là
CuO không tác dụng được với nước
\(S{O_2} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_2}S{O_3}\)
\(N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\)
\(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)
Hòa tan 6,2 g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
nNa2O = mNa2O : MNa2O = 6,2 : (23 . 2 + 16) = 0,1 mol
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
Tỉ lệ 1 2
Phản ứng 0,1 ? mol
Từ PTHH => nNaOH = 2 nNa2O = 0,2 mol
CM(NaOH) = n/V = 0,2 : 2 = 0,1 M
Khử hoàn toàn 4,72 gam hỗn hợp Fe3O4; Fe2O3 và CuO cần dùng 1,792 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là:
Khử hoàn hoàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO bằng khí H2, sau phản ứng thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Tổng thể tích khí H2 đã dùng là:
Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam FeO cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:
\({n_{F{\text{eO}}}} = \dfrac{{14,4}}{{72}} = 0,2\left( {mol} \right)\)
PTPƯ: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
0,2 → 0,4 (mol)
VHCl = nHCl : CM = 0,4 : 2 = 0,2 (lít) = 200 (ml)
Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:
Ghi nhớ: các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo
A. loại CuO
B. thỏa mãn
C. loại CuO ; Fe2O3.
D. loại tất cả
Dãy gồm các oxit tác dụng với nước là:
A. Loại SiO2
B. Loại MgO
C. Thỏa mãn, tất cả các oxit đều có tác dụng với nước
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Na2O + H2O → 2NaOH
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
D. Loại SiO2 và MgO
Dãy gồm các oxit tác dụng với dung dịch bazơ là:
A. Loại K2O và CuO là oxit bazơ.
B. Loại Fe2O3 là oxit bazơ
C. Loại CuO và CaO là oxit bazơ.
D. Thỏa mãn, tất cả các oxit axit đều có tính chất tác dụng với dd bazơ.
Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?
Các oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
Na2O + H2O → 2NaOH
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit P2O5
PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Cho các oxit axit, oxit bazo, oxit lưỡng tính: a) CuO; b) NO2; c) SiO2 ; d) CrO3; e) Na2O; g) Cr2O3; h) MgO; k) CrO. Chất nào trong số trên là oxit bazo
Chất nào trong số trên là oxit bazo là a) CuO; e) Na2O; h) MgO; k) CrO.
Oxit nào sau đây là oxit bazơ ?
CrO3 là oxit axit; Al2O3 và Cr2O3 là oxit lưỡng tính; MgO là oxit bazo
Oxít bazơ không tan trong nước là :
A đúng ZnO không tan trong nước
B sai CaO tan trong nước tạo ca(OH)2
C sai vì Na2O tan trong nước tạo NaOH
D sai vì K2O tan trong nước tạo KOH