Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:
Sắt cháy trong clo tạo thành muối FeCl3 có màu nâu đỏ
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (nâu đỏ)
Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là
Khi cho Fe và Cu vào dd HCl thì chỉ có Fe phản ứng với HCl do Fe đứng trước H2 do đó có phản ứng tan ra tạo khí còn Cu đứng sau H2 trong dãy điện hóa nên không có phản ứng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng:
Fe có thể đẩy Cu khỏi muối CuSO4 nhưng lại tạo thành kim loại Cu bám lên tấm kim loại vàng => loại A
CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4
Fe đứng trước H2 trong dãy điện hóa do đó sẽ tan trong H2SO4 loãng tạo thành dd và không có thêm kim loại bám vào vàng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:
Từ muối tạo thành bazo ta cần cho muối tác dụng với bazo tan để tạo thành muối mới và bazo mới (điều kiện muối mới hoặc bazơ mới không tan).
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Ở nhiệt độ cao sắt phản ứng với lưu huỳnh cho:
Khi cho sắt phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao tạo muối sắt (II) có màu đen
Fe + S \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) FeS
Kim loại Fe tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: HCl, H2SO4 đặc nguội, dd NaOH, dd Al(NO3)3; khí Cl2
Kim loại Fe tác dụng được với : HCl, khí Cl2
Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi, thu được 1 mol sắt oxit. Công thức oxit sắt này là:
1mol Fe → 1 mol oxit sắt → CT có chứa 1 nguyên tử Fe
→ CT : FeO
Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không thay đổi, chất rắn thu được sau phản ứng là:
Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không thay đổi → Fe2O3
Kim loại nào sau đây đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối FeCl2 ?
Kim loại đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối FeCl2 là Mg: Mg + FeCl 2 → Fe +MgCl2
Nhúng 1 lá Fe nhỏ vào dung dịch dư chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, NaCl, AgNO3, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là:
Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là : FeCl3
Cho 11,2 gam kim loại sắt tác dụng hết với dd H2SO4 loãng, thể tích khí H2 thu được ở đktc là
+ nFe = mFe/MFe = 11,2/56 = 0,2 mol.
+ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
+ Theo PTHH thì nH2 = nFe ⟹ VH2 = 22,4. nH2 = 22,4.0,2 = 4,48 lít
Nung hỗn hợp chứa 11,6 gam FeCO3 và 8,4 gam Fe trong không khí thu được 20 gam một oxit sắt. Công thức của oxit sắt là
nFeCO3= 0,1 mol, nFe = 0,15 mol
FeCO3 → FeO + CO2.
0,1 → 0,1
xFeO + (y-x)/2 O2 →FexOy.
0,1 → 0,1/x
xFe + y/2O2 → FexOy.
0,15 → 0,15/x
nFexOy = 0,25/x ⟹ MFexOy = 80x = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.
Đốt cháy hoàn toàn 25,2 gam sắt trong 33,6 lít không khí (%VN2 = 80%, %VO2 = 20%) thu được một oxit sắt. công thức của oxit sắt là
VO2 = (33,6.20)/100 = 6,72 lít
nO2 = 0,3 mol ⟹ nO = 0,6, nFe = 0,45 mol
⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,45}}{{0,6}} = \frac{3}{4}\)⟹ Fe3O4.
Dẫn khí hidro dư qua ống sứ đựng oxit sắt nung nóng thu được 25,2 gam sắt và hỗn hợp H2 và hơi nước. Dẫn hỗn hợp khí H2 và hơi nước qua bình CuSO4 khan thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam. Công thức của oxit sắt (biết CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O)
CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O
Nhận xét: CuSO4 khan hấp phụ nước tạo thành tinh thể CuSO4.5H2O
⟹ khối lượng bình tăng = khối lượng nước = 10,8 gam ⟹ nH2O = 0,6 mol.
yH2 + FexOy → yH2O + xFe
Nhận xét: nOoxit = nH2O = 0,6 mol
Ta có nFe = 0,45 mol, nO = 0,6 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,45}}{{0,6}} = \frac{3}{4}\)⟹ Fe3O4
Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt bằng khí CO dư thu được 16,8 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 19,8 gam. Công thức của oxit sắt là
Khối lượng bình Ba(OH)2 tăng là khối lượng CO2 ⟹ mCO2 = 19,8 ⟹ nCO2 = 0,45 mol
nCO2 = nOoxit = 0,45 mol, nFe = 0,3 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,3}}{{0,45}} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.
Dùng khí CO khử hoàn toàn 40 gam một oxit sắt dư thu được sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Cho toàn bộ hỗn hợp CO, CO2 vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 42 gam. Công thức của oxit sắt là
Gọi nCO2 là x
Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O
x → x
mgiảm = mCaCO3 – mCO2 = 100x – 44x = 42 ⟹ x = 0,75 mol
nCO2 = nOoxit = 0,75; mFe= moxit – moxi = 40 – 0,75.16 = 28 gam ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,5}}{{0,75}} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.
Cần dùng V lít khí CO để khử hoàn toàn một lượng oxit sắt thu được 13,44 gam sắt và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 13,44 gam. Công thức của oxit sắt là
Dựa vào phản ứng
Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O
Phương trình 1mol → 1mol
Nhận xét: dung dịch Ca(OH)2 hấp thụ 44 gam CO2 thì tạo ra 100 gam CaCO3 (kết tủa tách ra khỏi dung dịch)
Như vậy dung dịch Ca(OH)2 nhận vào 44 gam CO2 mất đi 100 gam CaCO3 ⟹ khối lượng dung dịch phải giảm.
Gọi nCO2 là x
Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O
x → x
mgiảm = mCaCO3 – mCO2 = 100x – 44x = 13,44 ⟹ x = 0,24 mol
nCO2 = nOoxit = 0,24; nFe = 0,24 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,24}}{{0,24}} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO.
Hòa tan 2,4 gam một oxit sắt cần dùng 21,9 gam dung dịch HCl 15% thu được dung dịch muối sắt. Công thức của oxit sắt là:
mHCl = (21,9 . 15)/100 = 3,285 gam ⟹ nHCl = 0,09 mol.
FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O.
0,09/2y ← 0,09
Moxit = 2,4 : (0,09/2y) = 160y/3 = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\) ⟹ Fe2O3.
Cho a gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc.Giá trị của a là
\({{n}_{{{H}_{2}}}}=\text{ }\frac{6,72}{22,4}=\text{ }0,3\text{ }\left( mol \right)\)
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
0,3 0,3 (mol)
=> mFe = 0,3. 56 = 16,8 (g)
Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có:
Gọi x là số mol của Fe tham gia phản ứng
PTHH: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
x 2x (mol)
ta có: m tăng = 23,2 - 20 = 3,2
=> mAg – mFe = 108. 2x – 56x = 3,2 => x = 0,02
=> m Fe còn lại = 20 - 0,02 . 56 = 18,88(g)
mAg = 0,04 . 108 = 4,32g