Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?
Tính chất vật lí của sắt khác với các kim loại khác là: tính nhiễm từ
Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
Phương trình không đúng là: 4Fe + 3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe2O3
Sắt tác dụng với oxi tạo oxit sắt từ: 3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe3O4
Sắt vừa thể hiện hóa trị II, vừa thể hiện hóa trị III khi tác dụng với
Sắt vừa thể hiện hóa trị II, vừa thể hiện hóa trị III khi tác dụng với O2
PTHH: 3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe3O4
Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch MgCl2 vì Mg mạnh hơn Fe trong dãy hoạt động hóa học
Thí nghiệm không xảy ra phản ứng là
Thí nghiệm không xảy ra phản ứng là : cho sắt vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.
Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là
Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat xảy ra phản ứng:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
=> Hiện tượng xảy ra là: sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.
Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sunfat là
A. 2Fe + 6H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
B. Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
D. Fe không phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.
Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl vừa đủ. Các chất thu được sau phản ứng là
Vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl => sau phản ứng còn Cu
Fe phản ứng với HCl: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Vậy các chất thu được là: FeCl2, Cu và H2
Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
nFe = 0,15 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,15 mol → 0,15 mol
=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít
Để khử hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng bột nhôm ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
${{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}}}=\frac{8}{160}=0,05\,mol$
PTHH: Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe
$ = > {n_{A{\text{l}}}} = 2.{n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,1\,mol\,\, = > {m_{Al}} = 2,7\,\,gam$
Hòa tan hết 2,8 gam kim loại Fe vào cốc đựng 60 gam dung dịch HCl 7,3% thu được khí H2 và dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối sắt (II) clorua trong dung dịch sau phản ứng là
nFe = 0,05 mol;
${m_{HCl}} = \frac{{60.7,3}}{{100}} = 4,38\,gam\,\, = > {n_{HCl}} = 0,12\,mol$
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} = \frac{{0,05}}{1} < \frac{{{n_{HCl}}}}{2} = \frac{{0,12}}{2} = 0,06$ => Fe phản ứng hết, HCl dư
=> phản ứng tính theo Fe
Ta có: ${n_{{H_2}}} = {n_{F{\text{e}}C{l_2}}} = {n_{F{\text{e}}}}$
Vì phản ứng tạo khí H2 => mdd sau pứ = mdd trước pứ - mH2 = 2,8 + 60 – 0,05.2 = 62,7 gam
$ = > C{\% _{F{\text{e}}C{l_2}}} = \frac{{0,05.127}}{{62,7}}.100\% = 10,13\% $
Có thể phân biệt Fe và Al bằng dung dịch:
- Al và Fe đều tác dụng với dd HCl và H2SO4 (loãng) tạo muối tan và giải phóng khí H2
\(2Al\,\, + \,\,6HCl\,\, \to \,2AlC{l_3}\,\, + \,\,3{H_2}\uparrow \)
\(Fe\,\, + \,\,HCl\,\, \to \,\,FeC{l_2}\,\, + \,\,{H_2}\uparrow \)
\(2Al\,\, + \,3\,{H_2}S{O_4}\,\, \to \,\,A{l_2}{(S{O_4})_3}\, + \,3{H_2}\uparrow \)
\(Fe\,\, + \,\,{H_2}S{O_4}\,\, \to \,\,FeS{O_4}\,\, + \,\,{H_2}\uparrow \)
=> Không dùng dd HCl và H2SO4 (loãng) để phân biệt
- Al và Fe đều tác dụng với dd CuSO4 tạo Cu (đỏ) và dd CuSO4 màu xanh nhạt dần
\(2Al\,\, + \,\,3CuS{O_4}\,\, \to \,\,A{l_2}{(S{O_4})_3}\,\, + \,\,3Cu\)
\(Fe\,\, + \,\,CuS{O_4}\,\, \to \,\,FeS{O_4}\,\, + \,\,Cu\,\)
=> Không dùng dd CuSO4 để phân biệt
- Al tác dụng được với dd NaOH, tạo muối phức và giải phóng khí H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Fe không tác dụng với dd NaOH
=> Dùng dd NaOH để phân biệt
Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
+ nFe = mFe/MFe = 5,6/56 = 0,1 mol.
+ Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
+ Chất rắn thu được là Cu: nCu = nFe = 0,1 mol. => mCu = MCu.nCu = 0,1.64 = 6,4 gam.
Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là
PTHH: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Áp dụng ĐLBT khối lượng: mFe + mCl2 = mFeCl3
=> mCl2 = mFeCl3 – mFe = 32,5 – 11,2 = 21,3 gam.
Thể tích khí Oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 8,4 gam sắt là?
+ nFe = mFe/MFe = 8,4/56 = 0,15 mol.
+ PTHH: 3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe3O4
+ Theo PTHH thì nO2 = 2/3.nFe = 2/3. 0,15 = 0,1 mol.
=> VO2 = 0,1.22,4 = 2,24 l
Nung hỗn hợp chứa FeCO3 và FexOy cần dùng 1,12 lít O2 (đktc) thu được 16 gam Fe2O3 và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 bằng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 6,6 gam. Công thức của oxit sắt là
nFe2O3 = 0,1, nO2 = 0,05 mol
Khối lượng bình tăng là khối lượng CO2 ⟹ mCO2 = 6,6 gam, nCO2 = 0,15 mol
FeCO3 → FeO + CO2.
0,15 0,15 ← 0,15
2FeO + 0,5O2 → Fe2O3. (1)
0,15 →0,0375 0,075
2FexOy + (3x – 2y)/2 O2 → xFe2O3. (2)
0,025.(3x – 2y)/2x ← 0,1 – 0,075 = 0,025
Từ (2) nO2 = 0,05 – 0,0375 = \(0,0125{\rm{ }} = \frac{{0,025.(3x - 2y)}}{{2x}}\)⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO
Nung hỗn hợp chứa 23,2 gam Fe3O4 và 5,6 gam Fe trong không khí thu được 32 gam một oxit sắt. Công thức của oxit sắt là
nFe3O4= 0,1 mol, nFe = 0,1 mol
xFe3O4 + (3y-4x)/2 O2 à3FexOy.
0,1 à 0,3/x
xFe + y/2O2 à FexOy.
0,1 à 0,1/x
nFexOy = 0,4/x ⟹ MFexOy = 80x = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.
Đốt cháy hoàn toàn lượng sắt trong khí O2 thu được một oxit sắt có tỉ lệ \(\frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{3}\). Công thức của oxit sắt là
Ta có mFe =7 gam, mO = 3 gam ⟹ nFe = 0,125 mol, nO = 0,1875 mol.
⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,125}}{{0,1875}} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.
Dẫn khí hidro dư qua ống sứ đựng 21,6 gam oxit sắt nung nóng thu được sắt và hỗn hợp H2 và hơi nước. Dẫn hỗn hợp khí H2 và hơi nước qua bình CuSO4 khan thấy khối lượng bình tăng 5,4 gam. Công thức của oxit sắt (biết CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O)
CuSO4 + 5H2O à CuSO4.5H2O
Nhận xét: CuSO4 khan hấp phụ nước tạo thành tinh thể CuSO4.5H2O ⟹ khối lượng bình tăng = khối lượng nước = 5,4 gam ⟹ nH2O = 0,3 mol.
yH2 + FexOy → yH2O + xFe
Nhận xét: nOoxit = nH2O = 0,3 mol
Ta có mFe = moxit – mO = 16,8 ⟹ nFe = 0,3 mol, nO = 0,3 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,3}}{{0,3}} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO
Dùng 3,36 lít khí H2 (đktc) để khử hoàn toàn 8 gam oxit sắt thu được sắt và hơi nước. Công thức của oxit sắt là
nH2 = 0,15 mol.
yH2 + FexOy → yH2O + xFe
0,15→ 0,15/y
MFexOy = 160y/3 = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.