Cho 9,3 gam Na2O tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl aM sau phản ứng thu được muối m gam muối natriclorua. Giá trị của a và m là:
nNa2O = 9,3 : 6,2 = 0,15 ( mol)
→ theo PTHH thì nHCl = 0,3 mol và nNaCl= 0,3 mol
→ a = 0,3 : 0,2 = 1,5M
m = 0,3 * 58,5 = 17,55 gam
Từ 10 kg đá vôi ( không lẫn tạp chất) điều chế được bao nhiêu kg vôi sống, biết rằng hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%?
CaCO3 → CaO + CO2↑
Theo phương trình 100(g)→ 56 (g)
Hay 100 kg → 56 (kg)
Theo đề bài 10 kg → x (kg)
=> x = 10.56/100 = 5,6 (kg)
Vì H= 75% => lượng CaO thực tế thu được là: mCaO = 5,6. 75% : 100% = 4,2 (kg)
Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?
Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí dioxit các bon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3). Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
Khí X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục. Hỏi khí X là khí nào?
X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục → X là SO2 vì
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:
SO3 là oxit axit
=> tác dụng với nước cho sản phẩm là axit và tác dụng với bazo cho sản phẩm là muối
Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là :
CaCO3 (t0) → CaO + CO2
Có thể dùng CaO để làm khô khí nào trong các khí dưới đây:
CaO không tác dụng với CO nên có thể dùng để làm khô khí CO
Hòa tan 8 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 98 gam dung dịch H2SO4 20% thì vừa đủ . Oxit đó là:
Đặt công thức của oxit là RO
C% = m chất tan : m dung dịch
=> mH2SO4 = mdung dịch . C% =98.20% = 19,6g
=> nH2SO4 = 19,6 : 98 = 0,2 mol
PTHH: RO + H2SO4 → RSO4 + H2O
1 1
x ← 0,2
Theo phương trình phản ứng ta tính được
nRO = nH2SO4 = 0,2 mol
=> MRO = mRO : nRO = 8 : 0,2 = 40
=> MR = 24 (Mg)
Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được 98 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 12,5%. Khối lượng m gam SO3 là:
\(\mathop n\nolimits_{{H_2}S{O_4}} = \dfrac{{\mathop m\nolimits_{{H_2}S{O_4}} }}{{{M_{{H_2}S{O_4}}}}} = \dfrac{{\dfrac{{98.12,5}}{{100}}}}{{98}} = 0,125(mol)\)
\( \Rightarrow \mathop n\nolimits_{S{O_3}} = \mathop n\nolimits_{{H_2}S{O_4}} = 0,125(mol) \Rightarrow \mathop m\nolimits_{S{O_3}} = 0,125.80 = 10g\)
Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Khối lượng của muối thu được sau phản ứng là
\({n_{S{O_2}}} = 0,05{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{Ca{{\left( {OH} \right)}_2}}} = 0,07{\text{ }}mol\)
Xét tỉ lệ: nOH/nSO2 = (0,07 .2 ) : 0,05 > 2 ⟹ SO2 hết, Ca(OH)2 dư, phản ứng tạo muối CaSO3
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
0,05 → 0,05 → 0,05
⟹ mCaSO3 = 0,05.120 = 6 gam
Cho 5,6 gam CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
\({n_{CaO}} = 0,1{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{S{O_2}}} = 0,125\,\,mol\)
CaO + H2O → Ca(OH)2
0,1 → 0,1 mol
=> n OH có trong 0,1 mol Ca(OH)2 là: 0,1 . 2 = 0,2 mol
Xét tỉ lệ: 1 < n OH : n SO2 < 2
⟹ phản ứng sinh ra 2 muối CaSO3 (x mol) và Ca(HSO3)2 (y mol)
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
x ← x ← x
2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2
2y ← y ← y
Từ PTHH ta có: ∑nSO2 = x + 2y = 0,125 (1)
∑nCa(OH)2 = x + y = 0,1 mol (2)
Gi ải hệ (1) và (2) ta có: x = 0,075 (mol) và y = 0,025 (mol)
\( = > {m_{CaS{O_3}}} = 0,075.120 = 9\,\,gam\)
Để hòa tan hết 5,1 g M2O3 phải dùng 43,8 g dung dịch HCl 25%. Phân tử khối của M2O3 là:
\(\eqalign{
& {m_{HCl}} = {{{m_{ddHCl}}} \over {100\% }}.C\% = {{43,8} \over {100\% }}.25\% = 10,95\,(g) \cr
& \Rightarrow {n_{HCl}} = {{{m_{HCl}}} \over {{M_{HCl}}}} = {{10,95} \over {36,5}} = 0,3\,(mol) \cr} \)
PTHH: M2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O
0,05 ← 0,3 (mol)
Theo PTHH: nM2O3 = 1/6. nHCl = 0,3/6 = 0,05 (mol)
\( \Rightarrow {M_{{M_2}O}}_{_3} = {{{m_{{M_2}O}}_{_3}} \over {{n_{{M_2}O}}_{_3}}} = {{5,1} \over {0,05}} = 102\,(g/mol)\)
Khối lượng ZnO phản ứng hết với 150 ml dung dịch HCl 1M là:
150 ml = 0,15 (lít)
nHCl = VHCl.CM =0,15.1 = 0,15 (mol)
PTHH: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
(mol) 0,075← 0,15
Theo PTHH ta có: nZnO = 1/2 nHCl = 1/2.0,15 = 0,075 (mol)
⟹ mZnO = nZnO. MZnO = 0,075.81 = 6,075 (g)
Sục 5,6 lít khí CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
nCO2(đktc) = VCO2(đktc)/22,4 = 5,6/22,4 = 0,25 (mol)
200 ml = 0,2 (lít) ⟹ nNaOH = V.CM = 0,2.1 = 0,2 (mol)
Ta có: \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,2}}{{0,25}} = 0,8 < 1\) ⟹ Hấp thụ CO2 vào dd NaOH chỉ tạo ra muối axit. CO2 dư, NaOH hết. Mọi tính toán theo số mol của NaOH
PTHH: CO2 + NaOH → NaHCO3
(mol) 0,2dư 0,05 ← 0,2 → 0,2
Theo PTHH ta có: nNaHCO3 = nNaOH = 0,2.84 = 16,8 (g)
Cho 4,8 gam một oxit của kim loại R (chỉ có 1 hóa trị) phản ứng vừa đủ với 120 ml dung dịch HCl 2M. Xác định công thức hóa học của oxit.
Đặt hóa trị của kim loại R là n ⟹ công thức oxit là R2On (đk: n nguyên dương)
120 ml = 0,12 (lít) ⟹ nHCl = VHCl . CM = 0,12.2 = 0,24 (mol)
PTHH: R2On + 2nHCl → 2RCln + nH2O
Theo PTHH ta có: \({n_{{R_2}{O_n}}} = \frac{1}{{2n}}{n_{HCl}} = \frac{1}{{2n}}.0,24 = \frac{{0,12}}{n}\,(mol)\)
Ta có: nR2On×MR2On = mR2On
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{0,12}}{n} \times (2R + 16n) = 4,8\\ \Rightarrow 2R + 16n = 40n\\ \Rightarrow 2R = 24n\\ \Rightarrow R = 12n\end{array}\)
Vì hóa trị của kim loại thường là 1,2,3 nên ta có:
n = 1 ⟹ R = 12 (loại)
n = 2 ⟹ R = 24 (thỏa mãn) ⟹ R là Mg
n = 3 ⟹ R = 36 (loại)
Vậy công thức oxit là MgO
Cho 2,24 lít khí CO2 đi qua 2,8 gam CaO. Tính khối lượng CaCO3 thu được sau phản ứng.
\({n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\,(mol)\)
\({n_{CaO}} = \frac{{2,8}}{{40 + 16}} = 0,05\,(mol)\)
Pthh: \(\) CO2 + CaO CaCO3
Ban đầu 0,1 0,05 (mol)
Phản ứng 0,05← 0,05 → 0,05 (mol)
Sau p.ư 0,05 0 0,05 (mol)
Theo PTHH: nCaCO3= nCaO = 0,05 (mol)
Khối lượng CaCO3 thu được là: mCaCO3 = nCaCO3 × MCaCO3 = 0,05 × 100 = 5 (g)
Cho 3,1 Na2O vào 1 lít nước thu được dung dịch NaOH a M. Tính a (coi thể tích không đổi)
\({n_{N{a_2}O}} = \frac{{3,1}}{{23 \times 2 + 16}} = 0,05\,(mol)\)(mol)
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH (1)
Theo PTHH: 1 (mol) → 2 (mol)
Theo ĐB: 0,05 (mol) → x =? (mol)
áp dụng quy tắc tam suất ta có: \(x = \frac{{0,05 \times 2}}{1} = 0,1\,(mol)\)
Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên VSau = VH2O = 1 (lít)
⟹ a = \({C_M}_{NaOH} = \frac{{{n_{NaOH}}}}{V} = \frac{{0,05}}{1} = 0,1\,(M)\)
Oxít bazơ không tan trong nước là :
CaO, Na2O, K2O là những oxit bazơ tan được trong nước
CuO là bazơ không tan được trong nước
Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:
A tác dụng với Na2O
B có CO không tác dụng
C có NO không tác dụng
D có CO không tác dụng
Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với CaO
A. Loại NO không phản ứng vì NO là oxit trung tính.
B. Thỏa mãn
C. Loại AgCl không phản ứng.
D. Loại CO là oxit trung tính không phản ứng.