Các cặp chất sau, cặp chất nào xảy ra phản ứng:
Ag, Cu đứng sau hidro trong dãy điện hóa do đó không phản ứng với axit không có tính oxi hóa => loại B, D
Au không tan trong axit, tan trong dd nước cường toan => loại C
Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường:
Fe, Zn, Ag, Cu không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Cách sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hoá học giảm dần .
Vậy các kim loại sắp xếp theo chiều hoạt động giảm dần là: Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au
Kim loại X có đặc điểm:
- Tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2
- Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe.
Trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, chọn câu đúng về vị trí của X:
- X tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2 => X đứng trước H trong dãy điện hóa
- Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe => X đứng sau Fe trong dãy điện hóa
Cho 0,8gam CuO và Cu tác dụng với 20ml dd H2SO4 1M. Dung dịch thu được sau phản ứng
Khi cho hh CuO và Cu tác dụng với H2SO4 thì chỉ có CuO phản ứng với H2SO4
Giả sử hỗn hợp chỉ có CuO => nCuO=0,8 : 80 = 0,01moltheo đề bài ta thấy nH2SO4 = 0.02 mol=> sau phản ứng H2SO4dư=> dung dịch thu được sau phản ứng gồm: H2SO4 dư và CuSO4
Cho 8,3 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau PƯ thu được 5,6 lít khí đo ở đktc . Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Gọi a, b là số mol của Al và Fe trong 8,3 g hỗn hợp ban đầu
PTHH:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
a → 1,5a (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
b → b (mol)
Giải hệ phương trình sau:
\(\left\{ \begin{gathered}
\sum {{m_{hh}} = 27a + 56b = 8,3} \hfill \\
\sum {{n_{{H_2}}} = 1,5a + b = \frac{{5,6}}{{22,4}}} \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
a = 0,1 \hfill \\
b = 0,1 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Khối lượng của Al là: mAl = 27 ×0,1 = 2,7 (g)
Phần trăm khối lượng của Al là: \(\% Al = \dfrac{{{m_{Al}}}}{{m{\,_{hh}}}}.100\% = \dfrac{{2,7}}{{8,3}}.100\% = 32,5\% \)
Phần trăm khối lượng của Fe là: %Fe = 100% - %mAl = 100% - 32,5% = 67,5%
Hòa tan 12g hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) . Thành phần % khối lượng của Al, Ag trong hỗn hợp lần lượt là
nH2 = VH2 : 22,4 = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol
Ag đứng sau H2 trong dãy điện hóa do đó khi cho Al và Ag phản ứng với H2SO4 chỉ có Al phản ứng
PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Tỉ lệ: 2 3
Pứ: ? mol 0,6 mol
Từ pthh ta có nAl = 2/3 nH2 = 2/3 . 0,6 = 0,4 mol
=> mAl = nAl . MAl = 0,4 . 27 = 10,8g
=> % Al = (mAl : mhh ) . 100% = (10,8 : 12) . 100% = 90%
=> % Ag = 100% - 90% = 10%
Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần về hoạt động hoá học :
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :
Nhớ các kim loại tan trong nước Khi Nào Cần tức K, Na, Ca phản ứng với nước ở đk thường
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dd CuSO4:
- Na + H2O → NaOH + ½ H2
NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
- Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
- Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
- K + H2O → KOH + ½ H2
KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với axít HCl:
Cu đứng sau H2 trong dãy điện hóa => không phản ứng được với HCl => loại A, B, D
KL nào sau dây được dùng để nhận biết cả 3 dd: NaCl, CuCl2, Na2SO4
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Khi cho Ba vào các dd muối thì Ba phản ứng với nước trước tạo thành dd Ba(OH)2 sau đó dd Ba(OH)2 phản ứng với các muối
+ dd chỉ xuất hiện bọt khí là NaCl
+ dd xuất hiện bọt khí và kết tủa màu xanh lơ
CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4
+ dd xuất hiện bọt khí và kết tủa trắng là Na2SO4
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là:
Đáp án D
Kim loại Cu có thể phản ứng được với:
Kim loại Cu có thể phản ứng được với H2SO4 đặc, nóng
Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:
Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là: Ba
Có 1 mẫu dung dịch FeSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?
Có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại Fe vì
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Hiện tượng quan sát được khi ta đổ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là:
Hiện tượng quan sát được khi ta đổ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là:
Xuất hiện kết tủa keo trắng đến cực đại, sau đó kết tủa tan từ từ đến khi cho dư NaOH, dung dịch thu được trong suôt
PTHH : 3NaOH + AlCl3 →3 NaCl + Al(OH)3
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Dung dịch NaAlO2 là dung dịch trong suốt
Một người thợ đã làm lẫn Zn và Fe vào Ag. Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng dung dịch nào sau đây?
Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng dung dịch : AgNO3
Vì Zn, Fe + AgNO3 → muối Fe(NO3)2 + Zn(NO3)2 + Ag
Cho 27,6 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Ag tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thấy thoát ra 5,6 lít khí ở đktc. Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
Đặt số mol của Mg và Ag lần lượt là x và y mol → mhh = 24x +108y=27,6(g)(1)
Số mol khí H2 thoát ra là : 0,25 = x (2)
Giải (1) và (2) → x =0,25 và y =0,2 mol
Thành phần % từng kim loại trong hỗn hợp là :
%Mg = 0,25 * 24 : 27,6 * 100% = 21,74%
%Ag = 100% - 21,74% = 78,26%
Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?
A. CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu
B. 3 CuCl2+ 2Al→ 2AlCl3 +3Cu
C. NaOH + Fe không phản ứng
D. 2NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2