Thêm vài giọt kali hidroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:
2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl
CaCO3 có thể tham gia phản ứng với
CaCO3 có thể phản ứng với HCl
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
Nhỏ dd natri hidroxit vào ống nghiệm chứa dd đồng(II) clorua. Xuất hiện:
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa xanh của Cu(OH)2
PTHH: 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2↓
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
2 chất không tác dụng được với nhau sẽ cùng tồn tại được trong một dung dịch
A. thỏa mãn
B. H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
C. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ +2HCl
D. NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3
Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?
H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
=> chất khí sinh ra là SO2: lưu huỳnh đioxit
Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, xảy ra phản ứng:
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Fe(OH)3 kết tủa màu đỏ nâu
Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Loại A vì NaCl không phản ứng
Loại C vì MgCl2 không phản ứng
Loại D vì Cu(NO3)2 không phản ứng
Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:
Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:
Dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được: NaOH, Na2CO3, AgNO3. Cho dung dịch HCl vào mỗi lọ.
- dung dịch NaOH không hiện tượng
- dung dịch Na2CO3 xuất hiện bọt khí
- dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa.
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
Cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất xảy ra phản ứng với nhau
=> cặp NaOH và MgSO4 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì xảy ra phản ứng:
2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4
Các cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?
1. CuSO4và HCl 2. H2SO4 và Na2SO3
3. KOH và NaCl 4. MgSO4và BaCl2
Các cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất không phản ứng với nhau
=> cặp 1. CuSO4 và HCl và cặp 3. KOH và NaCl
Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là:
Dung dịch chất X có pH > 7 => X là dung dịch bazơ => loại A và D
Dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa => X là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KOH
Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:
Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH vì tạo kết tủa
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3 ta dùng Cu vì Cu phản ứng được với AgNO3 tạo ra Cu(NO3)2
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:
Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch KOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:
- dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓xanh + 2NaCl
- dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl
- dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓trắng + 3NaCl
Cho 50 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc ?
${n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = \frac{{50}}{{100}} = 0,5\,\,mol$
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑+ H2O
0,5 mol → 0,5 mol
$ = > {V_{C{O_2}}} = 0,5.22,4 = 11,2$ lít
Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là
${m_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{200.10,6}}{{100}} = 21,2\,\,gam\,\, = > \,\,{n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,2\,\,mol$
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
0,2 mol → 0,2 mol
$ = > {m_{C{O_2}}} = 0,2.44 = 8,8\,gam$
Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:
Dung dịch CuSO4 phản ứng được với: NaOH, BaCl2, Fe, Al
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4 ↓
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
3CuSO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3Cu
Cho a gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của a là
Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
${n_{C{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,\,mol$
Theo phương trình hóa học: ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = n{_{C{O_2}}} = 0,15\,\,mol$
$ = > a = {m_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,15\,.106 = 15,9\,gam$
Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:
Phương trình hóa học: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4
Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} = \frac{{0,1}}{1}\,\, < \,\,\frac{{{n_{NaOH}}}}{2} = \frac{{0,3}}{2} = 0,15$
=> CuSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư => phản ứng tính theo CuSO4
Ta có: ${n_{Cu{{(OH)}_2}}} = {n_{CuS{O_4}}} = 0,1\,\,mol$
Nung chất rắn đến khối lượng không đổi:
Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CuO + H2O
0,1 mol → 0,1 mol
=> mCuO = 0,1.80 = 8 gam