Cho sơ đồ phản ứng sau (với R là kim loại):
R \(\xrightarrow{{ + ZnS{O_4}}}\)X.
R \(\xrightarrow{{ + {O_2},{t^o}}}\)A \(\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}loang}}\)X.
R \(\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}loang}}\)X.
R có thể là kim loại nào trong các kim loại sau: Cu, Fe, Mg, Ag?
Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn.
2Mg + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)2MgO ; MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O.
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.
R là Mg, A là MgO, X là MgSO4.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na tác dụng với dung dịch CuCl2 dư.
(b) Cho hỗn hợp Fe và Ag tác dụng với dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho Zn tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dung dịch CuSO4 dư.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được chất rắn chứa 1 kim loại là?
(a) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ; 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2.
⟹ Chất rắn thu được là Cu(OH)2.
(b) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
⟹ Chất rắn thu được gồm Cu, Ag không phản ứng.
(c) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag.
⟹ Chất rắn thu được là Ag.
(d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ; Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
⟹ Chất rắn thu được là Cu.
Vậy có 2 thí nghiệm sau phản ứng thu được chất rắn chứa 1 kim loại (c,d).
Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau?
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu.