Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:
Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Muối rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao là CaSO4.
Nung kali nitrat (KNO3) ở nhiệt độ cao, ta thu được chất khí là:
KNO3 bị nhiệt phân: 2KNO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$2KNO2 + O2
=> chất khí thu được là O2
Muối kali nitrat (KNO3):
Muối kali nitrat (KNO3) là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.
Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:
Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng dung dịch BaCl2 vì tạo kết tủa với Na2SO4 và chỉ còn lại dung dịch NaCl
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
Trộn những cặp chất nào sau đây ta thu được NaCl ?
Thu được NaCl bằng cách trộn dung dich Na2CO3 và dung dịch BaCl2 vì xảy ra phản ứng:
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2NaCl
Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất đã dùng ban đầu là
Để thu được sản phẩm là NaCl => 2 chất ban đầu tác dụng với nhau, ngoài sản phẩm là NaCl thì chất còn lại là kết tủa hoặc chất khí hoặc H2O
=> 2 chất là MgCl2 và NaOH
PTHH: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản phẩm thu được là:
PT điện phân: 2NaCl + 2H2O $\xrightarrow[{có\,\,màng\,\,ngăn}]{{đpdd}}$ 2NaOH + H2 + Cl2
Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn hai dung dịch sau ?
Trường hợp tạo ra chất kết tủa là : NaCl phản ứng với AgNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O. X là:
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
=> khí X là CO2
Hoà tan 50 gam muối ăn vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là:
$C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% = \frac{{50}}{{50 + 200}}.100\% = 20\% $
Để có được dung dịch NaCl 32%, thì khối lượng NaCl cần lấy hoà tan vào 200 gam nước là:
Gọi khối lượng NaCl cần dùng là m (gam)
=> mdung dịch = mNaCl + mH2O = m + 200
$C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% = > \frac{m}{{m + 200}}.100\% = 32\% = > m = 94,12\,\,gam$
Hoà tan 10,95 gam KNO3 vào 150 gam nước thì được dung dịch bão hoà ở 200C, độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này là
- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
150 gam nước hòa tan được 10,95 gam KNO3
100 gam nước hòa tan được S gam KNO3
=> độ tan $S = \frac{{100.10,95}}{{150}} = 7,3\,\,gam$
Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là
${n_{NaCl}} = 0,5.2 = 1\,\,mol;\,\,{n_{AgN{O_3}}} = 0,6.2 = 1,2\,\,mol$
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaCl}}}}{1} = 1\,\, < \,\,\frac{{{n_{AgN{O_3}}}}}{1} = 1,2$ => NaCl hết, AgNO3 dư
=> phản ứng tính theo NaCl
Theo phương trình: ${n_{AgCl}} = {n_{NaCl}} = 1\,\,mol\,\, = > \,\,{m_{AgCl}} = 143,5\,\,gam$
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng muối KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy. Để điều chế 1,12 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng muối cần dùng là
${n_{{O_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,\,mol$
PTHH: 2KNO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2KNO2 + O2
Theo phương trình: ${n_{KN{O_3}}} = 2.{n_{{O_2}}} = 0,1\,\,mol\, = > {m_{KN{O_3}}} = 0,1.101 = 10,1\,\,gam$
Có thể phân biệt BaCl2 và NaCl bằng dung dịch:
Dùng H2SO4 để phân biệt BaCl2 và NaCl
+ BaCl2 tạo kết tủa trắng, còn NaCl thì không có hiện tượng gì
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ trắng + 2HCl
Có những muối sau: NaCl, Pb(NO3)2, KNO3, CaCO3. Muối nào trong các muối trên dùng làm thuốc nổ đen
KNO3 là muối dùng làm thuốc nổ đen
Dung dịch muối NaHSO4 phản ứng được với tất cả các chất nào trong dãy sau:
A. Thỏa mãn pư được với tất cả các chất.
PTHH:
Na2O + 2NaHSO4 → 2Na2SO4 + H2O
NaOH + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O
Fe + 2NaHSO4 → Na2SO4 + Fe2SO4 + H2↑
Ca(HCO3)2 + 2NaHSO4 → CaSO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O
B. Loại Cu không phản ứng vì là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa học của kim loại.
C. Loại NaCl không phản ứng do không thỏa mãn điều kiện sản phẩm sinh ra chất kết tủa hoặc bay hơi.
D. Loại NaCl và Cu không phản ứng
Có 2 dung dịch muối mất nhãn là dung dịch NaCl và KNO3. Thuốc thử để nhận biết hai dung dịch trên là
Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt 2 dd trên vì khi cho vào ta thấy:
+ Xuất hiện kết tủa trắng là dd NaCl
PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓(trắng) + NaNO3
+ Không có hiện tượng gì là KNO3
Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra khí CO2
A,C không bị phân hủy
B. PTHH: Ca(HCO3)2\(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaCO3↓ + CO2↑ + H2O ⟹ thỏa mãn thu được CO2
D. PTHH: KNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) KNO2 + 1/2O2↑ ⟹ loại vì không thu được O2
Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt cặp muối nào sau đây
A,C,D Loại vì NaOH không có phản ứng với cả 2 chất
B. Thỏa mãn vì khi cho dd NaOH vào ta có hiện tượng:
+ không có hiện tượng gì là dd NaHSO4
PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
+ xuất hiện kết tủa trắng là Ba(HCO3)2
PTHH: Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O