1. Kiến thức cần nhớ
a. Nhắc lại kiến thức hàm số bậc nhất
- Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bằng biểu thức có dạng y=ax+b trong đó a và b là những hằng số với a≠0.
- TXĐ: D=R.
- Tính đơn điệu:
+) Nếu a>0 thì hàm số đồng biến trên R.
+) Nếu a<0 thì hàm số nghịch biến trên R.
- Đồ thị hàm số:
+) Là đường thẳng có hệ số góc a=tanα với α là góc tạo bởi tia Ox và phần đồ thị hàm số ở phía trên trục hoành.
+) Cắt hai trục tọa độ lần lượt lại (0;b) và (−ba;0)
b. Hàm số y=|ax+b| với a≠0
- Là hợp của hai hàm số bậc nhất trên từng khoảng (−∞;−ba) và (−ba;+∞).
- Cách vẽ đồ thị hàm số y=|ax+b| với a≠0.
Vẽ hai đường thẳng y=ax+b và y=−ax−b rồi xóa đi hai phần đường thẳng ở phía dưới trục hoành.
2. Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Xét tính đơn điệu của hàm số
Phương pháp:
Sử dụng tính chất đơn điệu của hàm số bậc nhất.
Dạng 2: Tìm điều kiện tham số để đồ thị hàm số đi qua điểm cho trước.
Phương pháp:
Điểm M(x0;y0) thuộc đồ thị hàm số nếu tọa độ của nó thỏa mãn phương trình hàm số.
Dạng 3: Vẽ đồ thị hàm số y=|ax+b|
Phương pháp:
- Viết lại phương trình hàm số dưới dạng khoảng y={ax+b khi ax+b≥0−ax−b khi ax+b<0
- Vẽ đồ thị hai hàm số này trên cùng một hệ trục tọa độ rồi xóa bỏ phần đồ thị phía dưới trục hoành đi.
Đồ thị hàm số y=|ax+b| luôn nhận đường thẳng x=−ba làm trục đối xứng.