Ôn tập chương 2

  •   

I. HÀM SỐ

1. Định nghĩa

Cho DR,D. Hàm số f  xác định trên D là một qui tắc đặt tương ứng mỗi số xD  với một và chỉ một số yR.

2. Tập xác định

Tập xác định của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các số thực x  sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.

3. Sự biến thiên

Cho hàm số f  xác định trên K.

Hàm số y=f(x) đồng biến (tăng) trên K nếu x1,x2K:x1<x2f(x1)<f(x2)

Hàm số y=f(x) nghịch biến (giảm) trên K nếu x1,x2K:x1<x2f(x1)>f(x2)

4. Tính chẵn lẻ

Cho hàm số y=f(x) có tập xác định D.

Hàm số f được gọi là hàm số chẵn nếu với xD thì xDf(x)=f(x) .

Hàm số f được gọi là hàm số lẻ nếu với xD thì xDf(x)=f(x) .

Chú ý: + Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.

            + Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng.

5. Tịnh tiến đồ thị hàm số

Định lý: Cho (G) là đồ thị của y=f(x)p>0,q>0; ta có

Tịnh tiến (G) lên trên q đơn vị thì được đồ thị y=f(x)+q

Tịnh tiến (G) xuống dưới q đơn vị thì được đồ thị y=f(x)q

Tịnh tiến (G) sang trái p đơn vị thì được đồ thị y=f(x+p)

Tịnh tiến (G) sang phải p đơn vị thì được đồ thị y=f(xp)

II. HÀM SỐ BẬC NHẤT

1. Định nghĩa

Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y=ax+b (a0).

2. Sự biến thiên

TXĐ: D=R

Hàm số đồng biến khi a>0 và nghịch biến khi a<0

Bảng biến thiên:

Ôn tập chương 2 - ảnh 1

3. Đồ thị

Đồ thị của hàm số y=ax+b (a0) là một đường thẳng d có hệ số góc bằng a, cắt trục hoành tại A(ba;0) và trục tung tại B(0;b)

Hệ số góc của đường thẳng da=tanα với α là góc tạo bởi dOx

Chú ý:

Nếu a=0y=b là hàm số hằng, đồ thị là đường thẳng song song hoặc trùng với trục hoành.

Phương trình x=a cũng là một đường thẳng(nhưng không phải là một hàm số) vuông góc với trục tọa độ và cắt tại điểm có hoành độ bằng a.

Cho đường thẳng d  có hệ số góc k, d đi qua điểm M(x0;y0), khi đó phương trình của đường thẳng d là: yy0=a(xx0).

4. Đồ thị của hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối

Vẽ đồ thị (C) của hàm số y=|ax+b| ta làm như sau

Cách 1: Vẽ (C1) là đường thẳng y=ax+b với phần đồ thị sao cho hoành độ x thỏa mãn xba , Vẽ (C2) là đường thẳng y=axb lấy phần đồ thị sao cho x<ba. Khi đó (C) là hợp của hai đồ thị (C1)(C2).

Cách 2: Vẽ đường thẳng y=ax+by=axb rồi xóa đi phần đường thẳng nằm dưới trục hoành. Phần đường thẳng nằm trên trục hoành chính là (C).

Chú ý:

  Biết trước đồ thị (C):y=f(x) khi đó đồ thị (C1):y=f(|x|) là gồm phần :

- Giữ nguyên đồ thị (C) ở bên phải trục tung;

- Lấy đối xứng đồ thị (C) ở bên phải trục tung qua trục tung.

  Biết trước đồ thị (C):y=f(x) khi đó đồ thị (C2):y=|f(x)| là gồm phần:

- Giữ nguyên đồ thị (C) ở phía trên trục hoành

- Lấy đối xứng phần đồ thị (C) phía dưới trục hoành qua trục hoành.

III. HÀM SỐ BẬC HAI

1. Định nghĩa

Hàm số bậc hai là hàm số có dạng y=ax2+bx+c(a0)

2. Sự biến thiên

TXĐ: D=R

Khi a>0 hàm số đồng biến trên (b2a;+), nghịch biến trên (;b2a) và có giá trị nhỏ nhất là Δ4a khi x=b2a. Khi a<0 hàm số đồng biến trên (;b2a), nghịch biến trên (b2a;+) và có giá trị lớn nhất là Δ4a khi  x=b2a

Bảng biến thiên:

Ôn tập chương 2 - ảnh 2

3. Đồ thị

Khi a>0 đồ thị hàm số bậc hai bề lõm hướng lên trên và có tọa độ đỉnh là I(b2a;Δ4a)

Khi a<0 đồ thị hàm số bậc hai bề lõm hướng xuống dưới và có tọa độ đỉnh là I(b2a;Δ4a)

Đồ thị nhận đường thẳng x=b2a làm trục đối xứng.

Ôn tập chương 2 - ảnh 3
Câu hỏi trong bài