Giáo án Ngữ văn 10 Bài Văn bản mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

TIẾT 7.VĂN BẢN

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm về văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng thực hành nhận diện, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.

3. Thái độ, phẩm chất:

- Có ý thức sử dụngvăn bản theo đúng chức năng, tạo lập văn bản hoàn chỉnh đạt được mục đích giao tiếp. Có thái độ nghiêm túc, chủ động khi tiếp nhận và sáng tạo các văn bản.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tìm hiểu ngữ liệu từ đó rút ra kết luận, thực hành.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:

Sĩ số: ……………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày những hiểu biết của em về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ? Lấy ví dụ minh họa về các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta bắt gặp nhiều loại văn bản khác nhau, nhưng để viết một văn bản đúng cách và khoa học lại là một việc không mấy dễ dàng.Vì vậy để giúp các em viết tốt văn bản , hôm nay chúng ta tìm hiểu bài văn bản.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV gọi học sinh đọc ngữ liệu.

? Mỗi văn bản trên được người nói (viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?

? Để đáp ứng nhu cầu gì?

? Nhận xét về dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản?

? Mỗi văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Nội dung đó có được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản không? Phân tích cụ thể?( → GV hướng dẫn học sinh căn cứ vào dấu hiệu ngôn từ, hình ảnh, qhệ giữa các câu, các đoạn… để phân tích).

- Văn bản 3 được tổ chức theo kết cấu như thế nào? Về hình thức có dấu hiệu mở đầu và kết thúc ra sao? (mở đầu bằng tiêu đề và kết thúc bằng dấu (!)

? Mục đích của những văn bản trên?

? Qua tìm hiểu ngữ liệu hãy rút ra khái niệm và đặc điểm của vbản?

Hs trả lờià GV gọi hsinh khác đọc phần ghi nhớ.

GV yêu cầu hsinh quan sát lại 3 văn bản trên.

? So sánh 3 văn bản trên với 1 bài học trong sgk thuộc môn Toán, Hóa…hoặc so sánh với 1 lá đơn xin nghỉ học trên các phương diện sau:

- Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong HĐGT?

- Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại vbản?

- Từ ngữ sử dụng?

- Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản?

G: Nhìn lại ngữ liệu, hãy cho biết chúng ta đã tìm hiểu được những kiểu văn bản nào?-->( Văn bản: nghệ thuật, chính luận, khoa học, hành chính)

…?Trường hợp có việc đột xuất ko kịp viết đơn xin phép mà muốn nhờ bạn, em sẽ nói ntnào?

? Lĩnh vực giao tiếp của ngôn ngữ ấy?

GV đọc cho hsinh nghe 1 bản tin ATGT và yêu cầu xác định xem văn bản đó thường gặp ở đâu, thuộc kiểu văn bản nào?

? Qua hệ thống ngữ liệu hãy cho biết theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp người ta phân loại văn bản như thế nào?

Gọi HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV cho HS làm bài tập.

Yêu cầu 1 hsinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở à gọi hs nhận xét về nội dung, hình thức à G bổ sung, cho điểm.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV cho HS làm bài tập.

Viết một lá đơn xin nghỉ học.

HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.

GV gọi HS khác nhận xét, sau đóchuẩn xác kiến thức, cho điểm.

I. Khái niệm, đặc điểm.

1. Khảo sát ngữ liệu.( Sgk – 23 )

- Văn bản: HĐGT bằng ngôn ngữ.

-Nhu cầu: trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội.

- Dung lượng: 1 câu, nhiều câu.

-Nội dung giao tiếp:

+, Văn bản 1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực , tiêu cực.

+, Vbản 2: số phận đáng thương của người phụ nữ trong XH cũ.

+, VBản 3: kêu gọi toàn dân đứng lên k/chiến chống Pháp.( Bố cục 3 phần: mở đầu- > nêu lí do…, thân bài-> nêu nhiệm vụ cụ thể, kết bài-> kđịnh quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng…).

-Mục đích giao tiếp:

+,Vbản 1: nhắc nhở 1 kinh nghiệm sống.

+, Vbản 2: nêu 1 hiện tượng trong đời sống để mọi người cùng suy ngẫm.

+, Vbản 3: kêu gọi thống nhất ý chí và hành động.

2. Nhận xét:

* Khái niệm , đặc điểm của vbản ( ghi nhớ Sgk – 24).

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,gồm một câu hay nhiều câu, nhiều đoạn.

Đặc điểm văn bản :

- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau chặt chẽ bằng các liên từ và liên kết về mặt nội dung. Đồng thời, cả văn bảncòn phải đư­ợc xây dung theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.

- Mỗi văn bản th­ường hư­ớng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thư­ờng mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

II. Các loại văn bản.

1. Khảo sát ngữ liệu.

a. Phạm vi sử dụng:

+,Vbản 1,2: lĩnh vực gtiếp có tính nghệ thuật.

+, Vbản 3: lĩnh vực gtiếp về chính trị.

+, Vbản sgk môn Toán: lĩnh vực gtiếp khoa học.

+, Đơn từ: lĩnh vực hành chính.

- Mục đích gtiếp:

+, Vbản 2: bộc lộ cảm xúc.

+, Vbản 3: kêu gọi, thuyết phục.

+,Sgk Toán: cung cấp tri thức, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho người học.

+, Đơn từ: trình bày ý kiến, nguyện vọng…

- Từ ngữ:

+, Vbản 2: từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh…à kết cấu ca dao, thể thơ lục bát.

+, Vbản 3: nhiều lớp từ chính trị, XH…àkết cấu 3 phần mạch lạc, rõ ràng.

+, Sgk Toán: từ ngữ, thuật ngữ khoa học…à kết cấu các phần mạch lạc, chặt chẽ.

+, Đơn từ: lớp từ hành chính…à mẫu in sẵn, chỉ cần điền nội dung.

b. Mục đích giao tiếp:

- Văn bản 2: Bộc lộ cảm xúc.

- Văn bản 3: kêu gọi toàn dân kháng chiến.

- Văn bản SGK: truyền thụ kiến thức khoa học.

- Đơn từ và giấy khai sinh: Trình bày ý kiến, nguyện vọng.

c. Từ ngữ:

Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè)

Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ,

Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp). Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản.

Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

d. Kết cấu:

Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sựso sánh,ví von). Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ ("thân em"). Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần : Mở bài, thân bài và kết bài.

- Mở bài : Gồm phần tiêu đềvà câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!".

- Thân bài : tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".

- Kết bài : Phần còn lại.

2. Nhận xét

* Ghi nhớ ( Sgk – 25 )

III. Luyện tập.

Bài 1. Trắc nghiệm:

Nối tên văn bản với các loại văn bản tương ứng:

Tên văn bản:Loại văn bản

a, Thư viết cho bạna, VBNThuật

b, Hóa đơn điệnb, VBKHọc

c, Tổng quan VHVN.c, VBBChí

d, Bánh trôi nước.d, VBCLuận

e, TNĐLập.e, VBSHoạt

g, Mục: Người tốt..g, VBHChính

Bài 2.

Yêu cầu : đúng hình thức của một lá đơn xin nghỉ học, nội dung hợp lí, từ ngữ sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ hành chính.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

-Khái niệm văn bản. Các loại văn bản.

5.Dặn dò

-Học bài cũ và hoàn thành bài tập.

-Soạn : Chiến thắng Mtao Mxây (Trích “Đăm Săn”).